【sem bóng đá trực tuyến】Nhọc nhằn đời lao công
Mùa xuân đến gần cũng là lúc những người lao công càng tất bật với công việc. Một công việc rất đỗi bình dị giữa cuộc sống bộn bề,ọcnhằnđờsem bóng đá trực tuyến còn lắm những nhọc nhằn, gian khó.
Nghề lao công lắm nỗi vất vả, khó khăn mà không phải ai cũng hiểu.
Chẳng biết giao thừa
Trong khi mọi người ung dung du xuân thì những người lao công vẫn đang tất bật dọn dẹp để đường phố đẹp hơn. Cô Lê Thị Tuyết Minh, công nhân Công ty Cổ phần Cấp thoát nước - Công trình đô thị Hậu Giang, chia sẻ: “Tôi gắn bó với nghề gần 15 năm, cũng ngần ấy thời gian chưa biết đến giao thừa là gì. Mấy năm trước sau giao thừa, chúng tôi ở dọn dẹp đến tận gần 5 giờ sáng mới về, bây giờ đỡ hơn nhưng cũng trên 2 giờ sáng. Hàng năm, nhận được những phần quà động viên, lời khích lệ từ các cấp lãnh đạo, chúng tôi thấy ấm lòng lắm”.
Có lẽ, cái cảm giác được tươm tất, thơm tho đi chúc tết đối với những người lao công như cô Minh lại càng ít hơn, bởi khi xong công việc về đến nhà thì cơ thể đã rã rời. Ở cái tuổi 52, cô Minh vẫn từng ngày cần mẫn làm đẹp cho phố phường bằng việc làm ý nghĩa của mình. Cô bảo rằng, nhờ nghề mà cô có thể nuôi các con ăn học, nên dẫu có cực nhọc vẫn xứng đáng. Đôi khi cũng nhức mỏi tay, chân nhưng phải làm, vì đó là công việc mà cô yêu thích.
Đời người lao công lắm nỗi nhọc nhằn khi việc dọn dẹp những đống rác ngổn ngang, mùi hôi thối, uế tạp,… luôn diễn ra thường nhật. Để gắn bó được với nghề, họ bắt buộc phải thích nghi và chấp nhận. Những ngày nắng, giọt mồ hôi chảy dài, khi trời mưa ẩm ướt, lá cây dính chặt dưới đường khiến công việc lại trở lên khó khăn hơn, nhưng họ vẫn ngày ngày bám trụ, quét dọn từng hẻm nhỏ, đường lớn sao cho sạch, đẹp.
Người dân đứng gần thùng rác sẽ thấy mùi hôi thối khó chịu, còn đối với những người trong nghề như cô Minh thì rất bình thường, bởi nhiều lúc họ phải thu gom cả xác động vật và nhiều thứ rác khó nói khác. Dù cực khổ, thức khuya dậy sớm, nhưng những người lao công vẫn chung thủy với nghề. Chính tình yêu nghề khiến họ có thêm nghị lực, niềm tin để vượt qua mọi khó khăn. Không ai sinh ra trong cuộc đời lại chọn cho mình công việc làm lao công, nhưng đời có câu “Nghề chọn người chứ không phải người chọn nghề”.
Không ăn nổi cơm
Còn đối với những người lao công trong bệnh viện, việc ngửi và tiếp xúc với mùi thuốc, cồn, mủ, máu như chuyện quá đỗi quen thuộc. Bà Lê Thị Kim Oanh, 41 tuổi, ở khu vực 4, phường III, thành phố Vị Thanh, đang làm lao công tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh, cho biết: “Nhiều khi bệnh nhân nôn ói, làm đổ thức ăn,… mình đều phải xử lý. Chúng tôi làm vệ sinh toilet đến hành lang, phòng bệnh đảm bảo sao cho người bệnh hài lòng. Tôi xem bệnh viện như gia đình mình nên luôn tận tụy bằng cả cái tâm”.
Bước vào nghề lao công chuyện khóc thầm rất thường xảy ra khi phải thức khuya, dậy sớm, nguy hiểm nhiễm bệnh rình rập, lương tạm đủ nhưng lại bị ánh mắt xem thường của mọi người. Ngay từ tờ mờ sáng, các chị ở nhà xa phải đổ đường hàng chục cây số để đến bệnh viện, dù ngoài trời đang lạnh cắt da. Đối với các chị, gắn bó với nghề thì việc có một giấc ngủ ngon chẳng dễ, nhưng tất cả đều gói gọn trong hai chữ “mưu sinh”. Chị Trần Thị Út, ở ấp 6, xã Vị Tân, thành phố Vị Thanh, gắn bó với công việc lao công tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh hơn 3 năm qua, chia sẻ: “Vất vả nhiều lắm, nhưng đành chịu bởi tôi mới học hết lớp 9 nên đâu tìm được việc ổn định. Tôi chỉ mong được như bây giờ, có sức khỏe, cố làm để lo cho con ăn học là mừng rồi”.
Dưới ánh đèn bệnh viện, ai nấy đều hối hả, nhanh tay quét dọn, lau chùi từng phòng bệnh, góc sân, khu vệ sinh, để kịp kết thúc trước giờ bác sĩ đi khám cho bệnh nhân nằm điều trị. Các chị bảo có nhiều lần bị bệnh nhân la mắng nhưng vẫn chấp nhận, đành nín nhịn, tủi thân quá chỉ biết khóc hoặc tâm sự với đồng nghiệp. Thế là, mọi người động viên nhau, chẳng có nghề gì xấu hoặc mặc cảm, quan trọng bản thân đã làm tốt công việc hay chưa. Bây giờ, mọi người dần quen công việc, còn thuở mới vào làm không thể nuốt nổi cơm vì ám ảnh mùi hóa chất, mùi thuốc. Đôi khi lúng túng trong việc xử lý rác thải nào là bông băng dính đầy máu, kim tiêm sắc nhọn, túi dịch bốc mùi,…
Nghề lao công mang vẻ đẹp thầm lặng mà không cần trang sức, hoa gấm nào tô điểm vì họ xứng đáng được trân trọng. Những người lao công là người thầm lặng, chịu đựng nhiều thiệt thòi để cuộc sống văn minh, tinh tươm, trong lành, sạch đẹp hơn. Nghề nào cũng là nghề miễn lao động chân chính, làm ra đồng tiền lương thiện. Người lao công rất cần mọi người nhìn họ bằng ánh mắt tôn trọng, thấu hiểu và sẻ chia để cuộc sống này thêm đẹp.
Bài, ảnh: GIA KHÁNH
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Tổng biên tập Nhà xuất bản Trẻ Nguyễn Thành Nam qua đời
- ·Cảnh báo tai nạn nghiêm trọng do nướng đồ khô bằng cồn 90 độ
- ·Nâng cao ý thức người dân trong việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt
- ·BHXH Việt Nam tiếp tục mang Tết ấm đến với người nghèo Xuân Giáp Thìn 2024
- ·Giá vàng hôm nay (3/1): Vàng thế giới, vàng miếng và vàng nhẫn đồng loạt tăng mạnh
- ·Lào Cai: Điều động, bổ nhiệm Chánh văn phòng tỉnh uỷ giữ chức Bí thư huyện Bảo Yên
- ·NIC: Hành trình 5 năm tiên phong, dẫn dắt hệ sinh thái đổi mới sáng tạo Việt Nam
- ·Bộ Tài chính: Kiểm soát chặt giá trông giữ xe dịp cao điểm du xuân
- ·Ngày 4/1: Giá cà phê, giá tiêu trong nước bất ngờ tăng vọt
- ·Nhiều tỉnh triển khai kế hoạch ứng phó với kháng thuốc
- ·TP.HCM công bố lộ trình ít nguy cơ kẹt xe dịp lễ 2/9
- ·Lưu ý một số thông tin về phòng vệ thương mại từ thị trường Việt Nam
- ·Thu ngân sách nhà nước tháng 1/2023 vượt hơn 12% dự toán
- ·Sửa quy định danh mục chủng loại, tiêu chuẩn chất lượng khoáng sản xuất khẩu
- ·Xe tải mất lái tông xe khách trên quốc lộ, nhiều người bị thương ở Bình Phước
- ·Quy chế tổ chức và hoạt động Ban Chỉ đạo rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến dự án
- ·Tăng cường công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đối với hoạt động kinh doanh vận tải
- ·ĐBQH Lâm Văn Đoan: Cần có giải pháp để nhóm xã hội yếu thế tiếp cận với BHYT
- ·Nhà bác học Isaac Newton chơi thua cổ phiếu thế nào?
- ·Ngành Nông nghiệp tỉnh triển khai chỉ tiêu, nhiệm vụ trọng tâm năm 2023