【sin88.ú】Bỏ quy định đặt trạm thu giá cách nhau tối thiểu 70km?
Bỏ quy định về khoảng cách trạm
Cụ thể, tại dự thảo lần này, Bộ Giao thông vận tải đã quy định, trạm thu giá phải đảm bảo các tiêu chí, điều kiện sau: Vị trí trạm thu giá phải được xác định trong thời gian lập dự án BOT; phải đảm bảo hài hòa lợi ích của các bên liên quan (nhà nước, nhà đầu tư, người dân địa phương); phải thuận lợi cho việc thu giá, đảm bảo khả năng hoàn vốn của dự án BOT.
Đối với quốc lộ, trạm thu giá phải nằm trong phạm vi dự án và có ý kiến thống nhất của các cơ quan địa phương (Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân). Đối với đường địa phương, trạm thu giá phải nằm trong phạm vi dự án do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của địa phương quyết định sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ Giao thông vận tải.
Như vậy, so với dự thảo lần trước thì lần này dự thảo đã bỏ quy định về khoảng cách giữa các trạm và bỏ lấy ý kiến của Hiệp hội Vận tải ô tô và ý kiến của nhân dân địa phương.
Giải thích về việc bỏ quy định khoảng cách tối thiểu giữa các trạm thu giá là 70km, Bộ Giao thông vận tải cho biết, sau khi dự thảo lần 1 có quy định về khoảng cách giữa các trạm thu giá, Sở Giao thông vận tải Khánh Hòa đã có ý kiến góp ý đề nghị xem xét, nghiên cứu bổ sung thêm quy định về khoảng cách giữa 2 trạm thu giá trên 2 tuyến đường gần kề nhau thuộc 2 dự án được đầu tư bằng hình thức BOT để tránh trường hợp khoảng cách giữa 2 trạm này đặt quá gần nhau nhằm đảm bảo quyền lợi cho người dân lân cận trạm khi lưu thông qua trạm, tránh gây bức xúc cho người dân.
Cho ý kiến về quy định này, Hiệp hội vận tải ô tô Việt Nam cũng đề nghị nghiên cứu lại trong trường hợp trong phạm vi 70km nếu có đầu tư thêm cầu đường bộ, hầm đường bộ cần tổ chức thu 1 lần với mức giá phù hợp với việc đầu tư đường bộ, cầu đường bộ, hầm đường bộ. Như vậy sẽ đảm bảo được tốc độ lưu thông, nếu tách riêng từng dự án qua nhiều lần thu sẽ tạo nên ùn tắc giao thông không cần thiết.
Cần có sự nghiên cứu rõ ràng
Theo thông tin từ Vụ Đối tác công - tư (PPP), hiện cả nước có 88 trạm thu giá trên các tuyến quốc lộ, trong đó, Bộ Giao thông Vận tải quản lý 73 trạm, gồm 56 trạm đang thu, 17 trạm chưa thu thuộc các dự án đang đầu tư. UBND các tỉnh quản lý 15 trạm gồm 11 trạm đang thu, 4 trạm chưa thu thuộc các dự án đang đầu tư. Như vậy, hiện cả nước đang có 67 trạm thu phí BOT đang hoạt động và 21 trạm chưa thu phí. |
Trao đổi với phóng viên Báo Hải quan cụ thể hơn về việc bỏ quy định khoảng cách tối thiểu giữa các trạm thu giá, ông Nguyễn Văn Thanh, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam cho rằng, quy định 2 trạm thu giá đường bộ cách nhau tối thiểu 70km đã không còn ý nghĩa. Bởi trước đó, Quốc hội đã có Nghị quyết (Nghị quyết 437/NQ-UBTVQH14 – PV), quy định đối với các dự án đường bộ đầu tư theo hình thức hợp đồng BOT chỉ áp dụng đối với các tuyến đường mới để bảo đảm quyền lựa chọn cho người dân, không đầu tư các dự án cải tạo, nâng cấp các tuyến đường độc đạo hiện nay.
Người dân đã có 2 lựa chọn đường để đi, nếu anh muốn đi nhanh, đường đẹp thì đi đường mới, phải trả tiền, còn nếu không thì anh vẫn có thể đi đường cũ. Vì vậy, quy định về khoảng cách trạm thu giá, hỏi ý kiến người dân, doanh nghiệp cũng không còn cần thiết nữa. Điều này cũng sẽ giúp tạo cơ chế mở cho thực hiện dự án cao tốc Bắc – Nam trong thời gian tới.
Tuy nhiên, trái ngược với ý kiến đồng tình của ông Thanh, chuyên gia về giao thông- TS Nguyễn Xuân Thủy lại cho rằng, mọi bức xúc về BOT trong thời gian gần đây đều liên quan đến khoảng cách trạm và mức phí. Nhiều dự án BOT được lập trên các tuyến đường huyết mạch, độc đạo khiến người dân không có sự lựa chọn nào khác ngoài sử dụng dự án BOT. Cụ thể, nhiều trạm thu giá không đảm bảo khoảng cách trên cùng tuyến đường hoặc vị trí đặt trạm chưa hợp lí.
“Đáng chú ý, theo quy định, hình thức đầu tư BOT trong lĩnh vực giao thông phải áp dụng cho các dự án xây dựng những con đường hoàn toàn mới. Nhưng hầu hết các dự án BOT hiện nay không phải là xây dựng tuyến mới, chỉ là nâng cấp, cải tạo trên các tuyến đường hiện hữu. Thứ hai, khoảng cách giữa các trạm BOT là 60km hay 70km phải dựa trên những tính toán chi phí tổng thể toàn dự án. Cụ thể là tổng mức chi phí đầu tư cho dự án chính xác là bao nhiêu, khả năng thu hồi vốn, thời gian thu hồi vốn như thế nào? Lợi nhuận của chủ đầu tư cũng như sự thuận lợi của người dân được tính toán ra sao...? Vị trí đặt trạm thu giá rất quan trọng, quyết định lượng thu được bao nhiêu, hiệu quả đầu tư cũng như ý kiến của người dân được tiếp thu như thế nào. Việc đặt trạm thu giá sai vị trí sẽ khiến người dân phẫn nộ nhiều hơn so với mức phí. Do đó, việc bỏ quy định về khoảng cách giữa các trạm thu giá sẽ gây nhiều ý kiến trong người dân do lo sợ sẽ bị tận thu do khoảng cách các trạm thu giá quá gần nhau”, ông Thủy phân tích thêm.
(责任编辑:La liga)
- ·Giấy phép lái xe bị thu giữ có được cấp mới?
- ·Đưa gần 340 công dân Việt Nam từ Anh về nước an toàn
- ·Đề xuất lùi thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản
- ·Ðề nghị đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án khu công nghiệp
- ·Hồi âm đơn thư Bạn đọc cuối tháng 10/2018
- ·Dự báo thời tiết hôm nay 13/10: Miền Bắc đón không khí lạnh đầu mùa
- ·New Zealand hoãn tổng tuyển cử sau khi dịch COVID
- ·Các trưởng đoàn đều mắc COVID
- ·Sai lầm dễ mắc khi chọn hồng ngâm
- ·Bão Nakri giật cấp 14 đang hướng vào đất liền Việt Nam
- ·Nơi ấy anh về
- ·Liên Hợp Quốc cảnh báo nguy cơ thiếu lương thực toàn cầu vì đại dịch
- ·Bảo hộ công dân Việt Nam tại Liban sau hai vụ nổ lớn ở Beirut
- ·UBND tỉnh Lạng Sơn muốn sớm đưa vào khai thác cao tốc Bắc Giang – Lạng Sơn
- ·Kẻ thủ ác có phải chịu trách nhiệm hình sự?
- ·Đề nghị hỗ trợ giảm hoặc miễn chi phí xét nghiệm COVID
- ·Bitcoin có thể giảm 40%, thủng đáy 10.000 USD trong năm sau
- ·Xây dựng tổ chức Hội vững mạnh
- ·Thiếu nữ nghèo ở Nghệ An 4 lần mổ tim lại mắc bệnh ung thư tủy
- ·Agribank có tân Tổng giám đốc