【keo ngon dem nay】Vì đất mất… tình thân
Chỉ vì tranh chấp đất đai mà anh em,đấtmấkeo ngon dem nay họ hàng, người thân trong gia đình lao vào vòng kiện tụng. Để rồi hao tiền, tốn của, tình cảm gia đình theo đó cũng ra đi...
Phần đất tranh chấp trong vụ kiện đòi lại đất giữa hai mẹ con bà T. và N.
Trong thời buổi tấc đất tấc vàng, khi mà đất đai ngày càng có giá trị thì những mâu thuẫn nảy sinh về đất cũng ngày càng nhiều, nhất là mâu thuẫn, tranh chấp giữa các thành viên trong gia đình, trong dòng tộc; và rồi không ai nhường ai, không ai nhìn ai nữa dù đã được pháp luật phân xử đúng, sai.
Bà Phan Ngô Huỳnh, Thẩm phán Tòa án nhân dân (TAND) huyện Châu Thành, cho biết: “Đa số những vụ tranh chấp đất đai hoặc di sản thừa kế giữa những người trong dòng tộc thường gay gắt hơn so với các tranh chấp giữa các bên không có quan hệ thân thuộc, tỷ lệ hòa giải thành những vụ tranh chấp như thế này cũng không cao, do mâu thuẫn lợi ích giữa các bên đã trầm trọng, khó có thể dung hòa”.
Như trường hợp tranh chấp đất giữa ông Đ. và ông K. Họ là cha con ruột với nhau, nhưng vì cho rằng trước đây cha chia cho mình phần đất là 300m2, khi đo đạc lại không đủ, K. nghĩ ông Đ. lấy bớt đất để chia cho anh em khác nên khởi kiện ông Đ. ra tòa.
Khi tòa tiến hành thẩm định phần đất tranh chấp, hai bên tiếp tục có lời qua tiếng lại; còn tại tòa, K. nhất quyết không nhìn mặt cha. Khi ông Đ. được tuyên thắng kiện, K. khẳng định kháng cáo, quyết kiện cáo cha mình đến cùng chỉ vì vài tấc đất. Với K., tấc đất giờ nặng hơn cả công cha…
Vụ tranh chấp đất giữa bà T. và bà N. lại là trường hợp mẹ kiện con. Sinh được 3 người con nhưng bà T. lại tặng cho con mình (N.) hơn 3.000m2 đất. Tuy nhiên, sau một thời gian, cho rằng N. không chăm sóc mình chu đáo nên bà T. khởi kiện N. ra tòa đòi lại đất mình đã cho để chia cho 2 người con còn lại.
Tại tòa, ai cũng có lý lẽ riêng của mình và không ai nhường ai. Khi phiên tòa kết thúc, 2 mẹ con lặng lẽ ra về như những người xa lạ.
Một trường hợp khác tranh chấp di sản thừa kế là đất đai giữa bà D. và ông H. (chị em ruột). Bà D. cho rằng, sau khi cha mẹ mất có để lại phần đất nhưng ông H. chiếm sử dụng và sang bán trái phép không có sự đồng ý của bà. Khi Nhà nước quy hoạch, giải tỏa phần đất đó thì ông H. nhận tiền bồi thường. Bà D. kiện ông H. để đòi lại phần đất mà theo bà là di sản thừa kế bà phải cùng được hưởng.
Cuối cùng, ông H. được tuyên thắng kiện. Vậy là coi như bà D. mất trắng. Đất không về với mình, còn tình thân giờ sao lấy lại được (?).
Sau những tranh chấp đất đai trong gia đình, dòng họ, hậu quả để lại chính là những mất mát về tình cảm không thể bù đắp được. Bà Trịnh Thị Bích Hạnh, Thẩm phán TAND thành phố Vị Thanh, chia sẻ: “Tham gia xét xử nhiều vụ án tranh chấp đất đai hay thừa kế có yếu tố gia đình, tôi thấy rằng sau mỗi bản án của tòa đều có người thắng, người thua; người được, người mất. Nhưng nhìn chung, tình thân ruột thịt đều mất đi sau bản án, nhiều người chỉ vì mấy mét vuông đất mà sẵn sàng vứt bỏ tình thân, máu mủ của mình, đó là mất mát đáng tiếc nhất từ những tranh chấp đất đai như thế”.
Thời buổi kinh tế thị trường, mặt nào đó, tình cảm con người được đo bằng… tiền. Điều này không ngoại lệ với những người có cùng dòng máu. Họ sẵn sàng đối mặt, đối đầu và có thể là đối thủ với nhau khi đất đai, tiền bạc chưa rõ ràng. “Để có thể hạn chế được tình trạng tranh chấp đất đai xảy ra như hiện nay, nhất là đối với tranh chấp trong dòng họ, gia đình, đòi hỏi phải có sự vào cuộc của các cơ quan, chính quyền địa phương trong công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức pháp luật cho người dân”, một vị thẩm phán nói.
Ngoài ra, cũng cần chú trọng công tác vận động và hòa giải ở cơ sở để những mâu thuẫn về đất đai có thể được hóa giải. Cơ quan xét xử phải đảm bảo thực thi pháp luật một cách nghiêm minh, công bằng, tránh để người dân khiếu kiện kéo dài, nhất là khi tranh chấp về đất đai thường rất phức tạp.
Suy cho cùng, đất đai là tài sản có giá trị nhưng theo thời gian sẽ vơi đi, còn tình cảm ruột thịt, tình cảm gia đình mới là thứ vô hình nhưng vô giá. Đừng vì một vài tấc đất mà làm rạn nứt tình thân, để rồi đánh mất đi và không bao giờ có lại được.
Bài, ảnh: ĐÌNH BẢO
(责任编辑:La liga)
- ·Lãnh đạo các doanh nghiệp châu Âu kêu gọi đẩy nhanh chiến dịch tiêm phòng khẩn cấp
- ·Ngày thường, đoàn xe hộ tống Tổng thống Mỹ Donald Trump di chuyển như thế nào?
- ·Ô tô tầm giá 300 triệu ở Việt Nam: Mẫu xe này bán cả chục nghìn chiếc năm qua
- ·Lỗi ngớ ngẩn của tài xế trước khi tắt máy đỗ xe khiến xe ô tô nhanh 'tã'
- ·Nhiều tỉnh hỗ trợ kinh phí đóng BHYT cho nhiều nhóm đối tượng
- ·Thi tốt nghiệp THPT 2024: Đề thi tổ hợp Khoa học tự nhiên 'dễ thở' nhưng có sự phân hoá tốt
- ·Loạt xe Honda SH đời cũ nguyên bản biển “khủng” giá hàng trăm triệu, ngang ô tô
- ·Peugeot 308 GT Line
- ·Cần tuân thủ lịch thời vụ để có vụ Đông Xuân 2022
- ·Khẩn trương xử lý vụ học sinh bị bạn đánh, quay video
- ·Khẩn trương xuất cấp gạo kịp thời hỗ trợ người dân trong dịp Tết Tân Sửu năm 2021
- ·Áp dụng một số kỹ thuật điều khiển xe máy để lái xe ô tô
- ·Renault giành được 3 giải thưởng lớn tại Festival ô tô quốc tế
- ·Bảo đảm tuyệt đối an ninh, an toàn cho Kỳ thi tốt nghiệp THPT
- ·Tạp chí Kinh tế Môi trường bổ nhiệm lãnh đạo chủ chốt
- ·Dàn mẫu lạ tại Triển lãm ô tô Việt Nam 2015
- ·Hơn 3 năm giã từ xe máy, tôi thấy mình đẹp hơn nhân chuyện cấm xe máy
- ·Không đổi chính sách, ô tô sản xuất trong nước sẽ “teo dần”
- ·Hà Nội đã triển khai 1.427 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4
- ·Việt Nam đã NK hơn 94.000 xe ô tô