【kết quả c3 châu âu】Xúc tiến đầu tư vào Gia Lai phải thực chất, hiệu quả và bằng cả trái tim
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính. Ảnh: Gia Cư |
Mở ra nhiều cơ hội lớn
Báo cáo tại hội nghị, Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Võ Ngọc Thành cho biết, tổng sản phẩm trong tỉnh năm 2021 (GRDP) tăng 9,03% so với năm 2020. Trong thu hút đầu tư, có 60 dự án được UBND tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư, vốn đăng ký 29.227 tỷ đồng.
Ngoài ra, tỉnh có 172 dự án đang được các nhà đầu tư quan tâm nghiên cứu, đề xuất dự án với tổng vốn đăng ký khoảng 13.987 tỷ đồng. Thu ngân sách tăng cao, đạt gần 8.000 tỷ đồng. Gia Lai chính thức gia nhập nhóm các tỉnh, thành có mức thu ngân sách trên 5.000 tỷ đồng.
Gia Lai là địa phương có nhiều tiềm năng thuận lợi cho phát triển công nghiệp - thương mại, nhất là công nghiệp chế biến, năng lượng tái tạo. Hiện nay, tỉnh Gia Lai quy hoạch 21 cụm công nghiệp, trong đó có 12 cụm công nghiệp đã được Ủy ban nhân dân tỉnh thành lập, nguồn nguyên liệu nông sản trên địa bàn phong phú, ổn định như: cà phê, cao su, mía, sắn, chè,... tạo tiền đề cho các nhà đầu tư quan tâm phát triển công nghiệp chế biến và gắn kết lâu dài với tỉnh Gia Lai.
Những điều kiện thuận lợi này đang từng bước được tỉnh Gia Lai phát huy hiệu quả, mở ra “cánh cửa” mới để tỉnh chào đón các nhà đầu tư tiềm năng vào 3 lĩnh vực thế mạnh bao gồm: Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, công nghiệp chế biến, năng lượng tái tạo và du lịch.
Đây cũng chính là 3 lĩnh vực trụ cột được tỉnh đề ra trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 hướng tới “Xây dựng và phát triển tỉnh Gia Lai trở thành trung tâm khu vực tiểu vùng Bắc Tây Nguyên và vùng động lực trong tam giác phát triển ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia, có hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại” theo đúng mục tiêu được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 127/QĐ-TTg ngày 25/01/2018.
“Gia Lai bước vào năm 2022 với nỗ lực quyết tâm cao; tiếp tục đổi mới tư duy, chủ động, sáng tạo trong cách nghĩ, cách làm, tạo dựng niềm tin, động lực và khí thế mới để hành động. Hội nghị xúc tiến đầu tư năm 2022 tại tỉnh Gia Lai chính là hoạt động xúc tiến, thu hút đầu tư khởi đầu của năm nhằm tạo ra cơ hội giao lưu, gặp gỡ và lan tỏa thông tin về tiềm năng, thế mạnh, cơ hội đầu tư vào tỉnh Gia Lai đến với cộng đồng các tổ chức, hiệp hội, doanh nghiệp, các nhà đầu tư”- ông Võ Ngọc Thành chia sẻ.
Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai mong muốn hội nghị là cơ hội để các nhà quản lý, các chuyên gia, các nhà đầu tư, các doanh nghiệp trao đổi, nhận diện rõ hơn những tiềm năng, lợi thế, cơ hội, môi trường và sự khác biệt khi đầu tư vào Gia Lai. Tỉnh Gia Lai sẽ tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, nhà đầu tư; xây dựng một môi trường đầu tư kinh doanh doanh bình đẳng, thông thoáng, minh bạch với các chính sách ưu đãi, giải pháp hỗ trợ... để mời gọi, thu hút các nhà đầu tư có năng lực đến đầu tư tại Gia Lai.
Hàng loạt tập đoàn lớn đã và đang đầu tư vào tỉnh Gia Lai
Cũng theo báo cáo tại Hội nghị Xúc tiến đầu tư tỉnh Gia Lai cho thấy, hàng loạt tập đoàn trong nước như Golf Long Thành, Thành Thành Công, Trung Nam, FLC và các tập đoàn nước ngoài như Meiwa Nhật Bản, Koveca Hàn Quốc đã có mặt với các dự án đầu tư quy mô lớn
Có 3 dự án điện mặt trời vốn đầu tư 3.500 tỷ đồng, hiện nay đã có 2 dự án hoàn thành đưa vào hoạt động, công suất 64 MW.
Chỉ tính riêng trong năm 2021 Gia Lai có 60 dự án được phê duyệt quyết định chủ trương đầu tư, với tổng vốn đăng ký hơn 29.000 tỷ đồng, 172 dự án đang được các nhà đầu tư quan tâm, đề xuất với tổng vốn đăng ký khoảng 67.000 tỷ đồng. Ngoài ra còn có hơn 100 dự án năng lượng tái tạo (điện gió, điện mặt trời) với công suốt hơn 15.000 MW- vốn đầu tư ước hơn 500.000 tỷ đồng, đang chờ Thủ tướng Chính phủ xem xét bổ sung vào quy hoạch điện để có cơ sở triển khai thực hiện.
Đến nay, nhiều tập đoàn kinh tế trong và ngoài nước đã có mặt tại tỉnh Gia Lai với các dự án đầu tư quy mô lớn như: Tập đoàn Golf Long Thành; Tập đoàn Thành Thành Công Tập đoàn Trung Nam; Công ty TNHH Meiwa Việt Nam thuộc Tập đoàn Meiwa Nhật Bản; Công ty KEPCO KDN thuộc Tập đoàn Điện lực Hàn Quốc, KOVECA (Hàn Quốc)...
Tại hội nghị xúc tiến đầu tư năm 2022, tỉnh Gia Lai tiếp tục ra soát và ban hành danh mục các dự án kêu gọi đầu tư giai đoạn 2022-2025, với 112 dự án. Trong đó xây dựng cơ sở hạ tầng 50 dự án, công nghiệp 18 dự án, nông nghiệp 22 dự án, thương mại, dịch vụ du lịch 22 dự án. Kết quả ghi nhận tại Hội nghị xúc tiến đầu tư ngày 21/5, các dự án dự kiến trao Quyết định chủ trương đầu tư là 17 dự án, tổng vốn đầu tư 15.000 tỷ đồng, 29 dự án ký kết ghi nhớ đầu tư với tổng vốn đăng ký 115.356 tỷ đồng.
Có những dự án lớn hoàn thành, đưa vào trong năm 2021 đã tạo sức bật cho nền kinh tế tỉnh nhà như: 11 dự án điện gió với tổng công suất 563 MW, tổng vốn đầu tư trên 20.000 tỷ đồng; dự án trang trai chăn nuôi bò thịt của Công ty TNHH MTV Chăn nuôi bò Trung Nguyên (Thaco) với tổng mức đầu tư 1.162 tỷ đồng, công suất nuôi 100.000 con/năm; trồng cây dược liệu kết hợp trồng cây ăn quả ứng dụng CNC, Công ty cổ phần nông nghiệp CNC Hưng Sơn quy mô 217 ha, vốn đầu tư 149 tỷ đồng; dự án dây chuyền sản xuất đường tinh luyện RE, vốn đầu tư 1.100 tỷ, công suất 1.000 tấn sp/ngày;...
Xúc tiến đầu tư phải thực chất, hiệu quả
Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, Gia Lai là tỉnh có rất nhiều tiềm năng, lợi thế so với nhiều địa phương khác. Những tiềm năng, lợi thế, điều kiện phát triển của tỉnh như đất đai phù hợp phát triển cây công nghiệp, hệ thống hạ tầng giao thông từng bước hoàn thiện, vị trí địa lý rất quan trọng… truyền thống văn hóa, lịch sử, cách mạng, con người hiền hòa, chịu khó, một lòng đi theo Đảng.
Nhiệm quan trọng là phải đẩy nhanh tiến độ quy hoạch, chỉ ra và phát huy được tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh, đồng thời tạo ra đột phá mới, động lực mới cho phát triển, sự hấp dẫn mới với các nhà đầu tư.
Thủ tướng yêu cầu, việc đầu tư phải có trọng tâm, trọng điểm, làm tới đâu dứt điểm tới đó, không dàn trải, manh mún, kéo dài; đồng thời đẩy mạnh hợp tác công-tư, huy động mọi nguồn lực cho phát triển. Nhiệm vụ đầu tư, xây dựng, hoàn thiện hệ thống hạ tầng đồng bộ, gồm hạ tầng giao thông, hạ tầng xã hội, văn hóa, giáo dục, y tế…
Bên cạnh phát huy lợi thế, tiềm năng cùng những kết quả đạt được trong thời gian qua, Thủ tướng yêu cầu tỉnh tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh…
Tỉnh cần tiếp tục chú trọng công tác đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đẩy mạnh chuyển đổi số, ứng dụng khoa học công nghệ, tăng năng suất lao động, đa dạng hóa chuỗi cung ứng…
Thủ tướng lưu ý tỉnh cần quan tâm việc chuyển đổi năng lượng, phát triển năng lượng tái tạo, thích ứng biến đổi khí hậu; chú trọng, tập trung giữ gìn, phát triển và khai thác bản sắc, giá trị văn hóa truyền thống của vùng Tây Nguyên và địa phương.
Đối với các nhà đầu tư Thủ tướng đề nghị khai thác các tiềm năng, thế mạnh của Gia Lai với cách làm mới, công nghệ mới, đa dạng hóa chuỗi cung ứng, bảo đảm phát triển xanh, bền vững, trên tinh thần lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ giữa doanh nghiệp, người dân và nhà nước.
Thủ tướng cho rằng, các nhà đầu tư thì phải có lợi nhuận và có thể đầu tư ở những nơi thuận lợi như TP. Hồ Chí Minh hay Bình Dương thì sẽ có lợi nhuận nhiều hơn. Nhưng đầu tư vào Gia Lai cũng có những thuận lợi riêng và chúng ta còn có thể sẻ chia với đồng bào, với mảnh đất còn nhiều khó khăn này. Thủ tướng mong muốn, các nhà đầu tư đến với Gia Lai một cách nghiêm túc, bằng cả trái tim mình. Phải yêu quý mảnh đất, con người, cảm nhận được những gì tốt đẹp nơi đây, phải có lòng tin, chân thành, trách nhiệm với nhau, thì mới đầu tư lâu dài được, thì mới biến không thành có, biến khó thành dễ, biến không thể thành có thể.
Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành quan tâm giúp đỡ Gia Lai về mọi mặt với trách nhiệm cao nhất, đồng thời tỉnh Gia Lai phát huy tinh thần tự lực, tự cường, đi lên từ bàn tay, khối óc, khung trời, cửa khẩu của mình.
Thủ tướng nhấn mạnh, việc xúc tiến đầu tư phải thực chất, tránh hình thức, tránh tổ chức, ký kết rầm rộ nhưng đạt hiệu quả thực tế không cao. Quan trọng nhất là sau hội nghị này, ai cam kết đã làm gì phải nghiêm túc làm, không để địa phương và người dân "hy vọng rồi thất vọng", góp phần phát triển vùng đất còn khó khăn này.
Tại hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính và các đại biểu đã chứng kiến lễ ký kết, trao quyết định và các văn bản thỏa thuận, hợp tác đầu tư các dự án trên địa bàn tỉnh Gia Lai./.
(责任编辑:Thể thao)
- ·Bonsai nhất chi mai giá tiền triệu 'đổ bộ' thị trường Tết Mậu Tuất 2018
- ·Quyết liệt thực thi nhiều chương trình tiết kiệm điện
- ·Tin chứng khoán ngày 10/2: Chuỗi cà phê thuần Việt 350 triệu USD về 'nhà' tỷ phú Nguyễn Đăng Quang
- ·Nghệ nhân trẻ: “Hạt giống đỏ” của làng nghề
- ·Ông Trần Hùng: Vấn nạn hàng giả đang âm thầm phá hoại niềm tin của nhân dân
- ·Một số địa phương thu ngân sách giảm do ảnh hưởng dịch Covid
- ·Tăng cường chống buôn lậu, gian lận thương mại dịp Tết Nguyên đán
- ·Mức thưởng Tết 'khủng' 6 năm qua
- ·Chung cư Golden Field: Nếu xảy ra hỏa hoạn, tính mạng các hộ dân liệu có an toàn?
- ·Giá rẻ, thương lái chặt nát quất đào vứt bỏ ngày cận Tết Nhâm Dần
- ·Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nêu 4 nhóm nhiệm vụ lớn cần tập trung ưu tiên thực hiện
- ·Hải quan Quảng Nam trước thách thức giảm thu do ảnh hưởng của dịch Covid
- ·Cục Hải Quan Quảng Ninh 3 năm liên tiếp dẫn đầu bảng xếp hạng DDCI
- ·Bánh lựu cầu duyên ở Việt Nam mỗi năm chỉ bán 1 lần
- ·Điểm danh những ngành thường lấy điểm chuẩn khối C cao ‘ngất ngưởng’
- ·Hình ảnh kỳ thi chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan khu vực phía Bắc
- ·Tiến tới cắt giảm 30% lượng mẫu phải lấy để phân tích, phân loại, giám định
- ·Đầu tư vào đâu để tiền sinh lời?
- ·Danh tính 10 công ty ở Hà Nội bị đề nghị xử lý hình sự do nợ hơn 20 tỷ tiền bảo hiểm
- ·Ghép lan hồ điệp vào khúc gỗ khô, dân buôn đem ra chợ Tết bán giá siêu đắt