会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【kết quả santos】Nếu VND tiếp tục giảm giá không có lợi cho xuất khẩu!

【kết quả santos】Nếu VND tiếp tục giảm giá không có lợi cho xuất khẩu

时间:2025-01-09 09:40:16 来源:Nhà cái uy tín 作者:Cúp C1 阅读:818次
Mức mất giá của VND vẫn trong vùng chấp nhận được
Tỷ giá VND/USD theo xu hướng giảm
Gia tăng xuất khẩu nông sản có lợi thế trong năm 2022
Nếu VND tiếp tục giảm giá không có lợi cho xuất khẩu
TS. Lê Xuân Nghĩa, nguyên Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia.

Ông đánh giá như thế nào về những tác động dẫn đến việc tỷ giá USD và VND liên tục tăng thời gian qua?

Lần tăng lãi suất mạnh nhất trong vòng 28 năm mới đây của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã gây ảnh hưởng mạnh mẽ đến nền tài chính toàn cầu, cũng như làm tăng giá USD. Theo đó, chỉ số USD (DXY) đã liên tục “xô đổ” các mức cao kỷ lục cũ, đã tăng từ 98 lên 108 điểm. Nhưng có một vấn đề lạ là lạm phát ở Mỹ tăng mạnh lên tới 9,1% nhưng đồng USD lại tăng giá kỷ lục, chứng tỏ lạm phát ở các nước cũng rất cao và các đồng tiền trong rổ tiền tệ so sánh với đồng USD giảm giá rất mạnh.

Tại Việt Nam, tỷ lệ lạm phát bình quân 6 tháng chỉ 2,44%, nên lẽ ra VND phải tăng giá so với USD bởi vì so sánh lạm phát của Việt Nam thấp hơn của Mỹ rất nhiều. Tuy nhiên, nhờ chủ trương đảm bảo ổn định thị trường ngoại tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) cũng như việc tuân thủ cam kết, tránh rơi vào tình trạng “thao túng tiền tệ” với Bộ Tài chính Mỹ nên tỷ giá tại Việt Nam có mức mất giá tương đối thấp so với nhiều đồng tiền khác trong khu vực.

Mặc dù vậy, VND đang chịu sức ép mất giá khi thâm hụt cán cân vãng lai của Việt Nam tương đối cao. Vì thế, Việt Nam đang cố gắng ổn định tỷ giá hối đoái, chủ yếu là để ổn định lạm phát. NHNN sau một thời gian ngắn đã buộc phải dùng dự trữ ngoại tệ bán ra để ổn định tỷ giá hối đoái và cân bằng cung cầu của nhập khẩu. Việc này có thể kéo dài khi tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam so với năm trước đã giảm từ 29% xuống còn 17%.

Theo ông, VND sẽ chịu mức biến động như thế nào trong năm nay?

Cho đến lúc này, VND mới giảm xấp xỉ 2%, nên đến cuối năm, VND đâu đó cũng chỉ giảm 2,5%. Đây cũng là một sự kiềm chế rất lớn của NHNN. Theo tôi, cách làm của NHNN trong năm vừa qua rất tốt. Nếu NHNN duy trì được tỷ giá này cho đến hết năm nay, năm sau Việt Nam có thể sẽ không bị tác động nhiều bởi tình hình kinh tế quốc tế dự kiến sẽ rất xấu.

VND mất giá sẽ tác động như thế nào đến hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam, thưa ông?

Chỉ số DXY tăng mạnh nhưng so với 6 đồng tiền chủ chốt khác, không so với VND, nên các nước khác xuất khẩu vào Mỹ thời điểm này có lợi vì đồng USD tăng giá. Nhưng Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ không có lợi nhiều vì đồng USD chỉ tăng giá so với VND khoảng 2% trong 6 tháng qua, trong khi đồng USD tăng giá so với các đồng tiền khác tới 9-10%. Tuy nhiên, vào giai đoạn hiện tại, NHNN đang tập trung vào việc chống lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, nên có thể chúng ta phải hy sinh mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu cao hơn.

Hơn nữa, theo tôi, nếu VND tiếp tục giảm giá so với USD không hẳn có lợi cho xuất khẩu, mà còn có nguy cơ tạo ra nhập khẩu lạm phát, vì phần lớn hàng xuất khẩu của Việt Nam có hàm lượng giá trị nhập khẩu lớn. Chưa kể nhiều mặt hàng sản xuất để tiêu thụ trong nước cũng phải nhập khẩu nguyên vật liệu từ nước ngoài. Ổn định tỷ giá là một mục tiêu quan trọng để kiểm soát lạm phát chi phí đẩy hiện nay.

Trong bối cảnh thị trường hàng hóa và ngoại hối còn diễn biến phức tạp, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu cần chú ý gì để đảm bảo ổn định dòng tiền thanh toán, thưa ông?

Các doanh nghiệp phải chú ý đến tỷ giá hối đoái giữa VND và các đồng tiền thanh toán ngoại thương, để lựa chọn thị trường xuất khẩu, nhập khẩu và lựa chọn đồng tiền thanh toán có lợi. Các doanh nghiệp nên đa dạng hoá các đồng tiền thanh toán quốc tế, tránh việc chỉ sử dụng đồng USD. Đáng chú ý, lạm phát, chiến sự Nga - Ukraine, dịch bệnh… đều tác động đến một số thị trường trọng điểm của Việt Nam, nên việc xây dựng chiến lược thương mại trung hạn dựa trên những dữ liệu mới về thị trường là cần thiết nếu tình trạng kể trên kéo dài.

Ngoài ra, các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu lớn, thường xuyên nên lựa chọn những ngân hàng có khả năng tài trợ thương mại tốt, cung cấp các dịch vụ phòng ngừa rủi ro hối đoái đơn giản, thuận lợi. Các doanh nghiệp có thể sử dụng các hợp đồng hoán đổi (SWAP), hợp đồng mua bán kỳ hạn nhằm đảm bảo cho các hoạt động xuất, nhập khẩu được kế hoạch hoá một cách khoa học, dài hạn. Điều đó sẽ tạo lòng tin cho ngân hàng tài trợ cũng như các khách hàng quốc tế, để có thể ứng phó được với bất cứ rủi ro thị trường nào, bao gồm cả đứt gãy chuỗi cung ứng, rủi ro lạm phát, tiền tệ…

Xin cảm ơn ông!

(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)

相关内容
  • Infographics: 233.419 doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động trong năm 2024
  • Kinh tế dần khởi sắc, ngành dịch vụ tăng trưởng tích cực
  • Cơ hội cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt Nam
  • Tổ chức phi chính phủ Oxfarm kêu gọi tăng thuế đánh vào người giàu
  • Bé gái sơ sinh bị bỏ rơi cùng tờ giấy nhờ người cưu mang
  • Hải quan Quảng Nam: Khẩn trương triển khai các giải pháp thu thuế xuất nhập khẩu
  • Nhiều điểm mới đối với hoạt động hàng quá cảnh
  • Việt Nam có thêm 105 chuyên gia về công nghiệp phụ trợ do Samsung đào tạo
推荐内容
  • Thương hiệu du lịch TP Hồ Chí Minh vươn tầm quốc tế
  • TP. Hồ Chí Minh: Thu ngân sách từ xuất nhập khẩu đạt 11.804 tỷ đồng
  • Hải quan Bình Dương túc trực thông quan hàng hóa trong dịp tết 2021
  • Giá vàng hôm nay 28/5: Nỗi lo giảm bớt, vàng lập tức tăng giá
  • Nghi án mẹ sát hại con 2 tháng tuổi do trầm cảm sau sinh
  • PC Hải Dương: Vận hành Trung tâm Điều khiển xa