会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【ti so getafe】Tăng cường phối hợp xử lý nợ xấu!

【ti so getafe】Tăng cường phối hợp xử lý nợ xấu

时间:2024-12-23 15:46:46 来源:Nhà cái uy tín 作者:Nhận Định Bóng Đá 阅读:794次

Để công tác xử lý nợ xấu đạt kết quả tốt hơn,ăngcườngphốihợpxửlnợxấti so getafe Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh Hậu Giang (NHNN) cho biết sẽ tăng cường phối hợp trong công tác xử lý nợ xấu, đặc biệt là những vướng mắc liên quan đến xử lý tài sản của doanh nghiệp và khách hàng. 

Các tổ chức tín dụng trên địa bàn thực hiện các giải pháp về hỗ trợ tín dụng, lãi suất cho các doanh nghiệp, hộ dân.

Còn nhiều vướng mắc

Theo NHNN, thực hiện xử lý nợ xấu theo Nghị quyết 42/2017/QH14 của Chính phủ (Nghị quyết 42) đã tác động mạnh mẽ đến kết quả xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng trên địa bàn. Tính từ ngày 15-8-2017 đến ngày 30-4-2019, các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh đã xử lý trên 1.045 tỉ đồng nợ xấu theo Nghị quyết 42, nợ xấu nội bảng duy trì ở mức dưới 2%/tổng nợ trong suốt thời kỳ báo cáo.

Đạt được kết quả này là nhờ sự nỗ lực đáng kể của Ban chỉ đạo, của toàn ngành ngân hàng trong công tác chỉ đạo các tổ chức tín dụng tập trung quyết liệt các nguồn lực, các biện pháp xử lý nợ xấu. Nhờ đó, đã mang lại hiệu quả tương đối khả quan, đặc biệt là tỷ lệ nợ xấu trong bảng cân đối kế toán luôn được duy trì ở mức thấp và ổn định. Bên cạnh kết quả tích cực trong xử lý nợ xấu, công tác kiểm soát chất lượng tín dụng ngày càng được tăng cường, thể hiện qua việc tổng lượng nợ xấu được thu hồi cao hơn tổng lượng nợ xấu mới phát sinh.

Mặc dù đạt được kết quả khả quan, nhưng khó khăn hiện nay của ngành ngân hàng là trong công tác phối hợp để giải quyết nợ xấu. Trong tổng dư nợ xác định theo Nghị quyết 42 của các tổ chức tín dụng trên địa bàn, dư nợ cho vay ngoài địa bàn tỉnh chiếm tỷ trọng khá cao, chiếm 36,8% tổng dư nợ cho vay theo Nghị quyết 42. Theo đó, dư nợ xấu của các khoản vay ngoài địa bàn tỉnh cũng chiếm tỷ trọng khá lớn, chiếm trên 46% tổng dư nợ xấu của các tổ chức tín dụng. Trong đó, các địa bàn có dư nợ xấu chiếm tỷ lệ cao là huyện Châu Thành, Châu Thành A, thành phố Vị Thanh và huyện Phụng Hiệp, các đơn vị còn lại thì khá thấp.

Theo phân tích của NHNN, từ tình hình nợ xấu phân theo địa bàn cho thấy vấn đề đặt ra là công tác phối hợp để xử lý các khoản nợ xấu theo quy định tại Nghị quyết 42 đối với các khoản vay ngoài địa bàn tỉnh giữa các địa phương chưa tốt. Chủ yếu các tổ chức tín dụng có dư nợ xấu ngoài địa bàn tỉnh tự tìm biện pháp xử lý để thu hồi nợ. Đối với nợ xấu trên địa bàn của các tổ chức tín dụng tại nhiều địa phương còn cao, các biện pháp xử lý, thu hồi hiệu quả vẫn còn thấp.   

Ông Hồ La Thành, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh Hậu Giang, cho rằng vướng mắc hiện nay là thủ tục sang tên, chuyển nhượng tài sản đảm bảo nợ xấu còn khó khăn. Khó thứ hai là cách hiểu chưa đúng trong thực hiện xử lý nợ theo Nghị quyết 42 dẫn đến thiếu đồng bộ, nhất quán làm giảm hiệu quả, hiệu lực của Nghị quyết. Ngoài ra, việc chậm hướng dẫn của bộ, ngành Trung ương cũng làm ảnh hưởng đến công tác xử lý nợ xấu. Do đó, để công tác xử lý nợ xấu đạt hiệu quả, cần tập trung quyết liệt hơn nữa các biện pháp xử lý, thu hồi nợ. Theo đó, NHNN kiến nghị các cơ quan bộ, ngành Trung ương, đặc biệt là Bộ Tài chính và Tổng cục Thuế cần có những hướng dẫn xử lý tài chính, tháo gỡ những khúc mắc liên quan đến chuyển nhượng…

Tăng cường công tác phối hợp

Ông Lê Viết Quyền, Phó Giám đốc phụ trách Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Hậu Giang, cho rằng: Nghị quyết 42 ra đời có ảnh hưởng rất lớn trong xử lý nợ xấu đặc biệt những khoản vay cố tình không trả nợ, từ đó người dân tự giác hơn, ngân hàng xử lý mạnh hơn. Từ khi có nghị quyết, ngành ngân hàng được UBND tỉnh hỗ trợ quyết liệt trong xử lý nợ, cũng như phối hợp với tòa án, đặc biệt là những tài sản liên quan đến yếu tố nước ngoài, tài sản người thứ ba bảo lãnh. Để xử lý nợ được tốt hơn trong thời gian tới, kiến nghị với cơ quan tòa án khi thực hiện xét xử hợp đồng tín dụng nên áp dụng rút gọn và khi tòa xét xử nên triệu tập những người có liên quan, phải có giải pháp đối với trường hợp khi vắng mặt người thứ ba và khi bán. Đồng thời, khi bán tài sản thì cần có sự phối hợp của ngành thuế.

Còn ông Phạm Kế Anh, Giám đốc Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh Hậu Giang thì nợ xấu tín dụng như cục máu đông, nếu không xử lý sẽ làm gánh nặng cho nền kinh tế. Vướng trong xử lý nợ xấu của chi nhánh, khâu lớn nhất là khi gửi đơn qua tòa án và thi hành án qua nhiều trình tự, còn nhiều án tồn đọng. Vướng kế tiếp là khi khách hàng vay không hợp tác, tòa án mất nhiều thời gian xét xử và sau khi hòa giải phải đi thẩm định lại tài sản ban đầu.

Theo Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt, thực trạng xử lý nợ khi chuyển qua tòa án, thi hành án đa phần là những hồ sơ khó, thời gian xử lý kéo dài. Trước đây, có những khoản vay nhỏ nhưng tồn tại lâu từ năm 2013 là do công tác phối hợp giữa thi án và ngân hàng chưa được tốt, nhưng từ năm 2018 đến nay thì thực hiện tốt hơn. Để xử lý tốt vấn đề nợ xấu nên có sự phối hợp tốt giữa ngân hàng và thi hành án.

Một trong những nguyên nhân khó dẫn đến án tồn thì Cục Thi hành án dân sự tỉnh cho rằng, ngoài nhân sự thiếu còn khó trong thẩm định giá tài sản, lãi nhiều hơn nợ gốc nên người vay và ngân hàng không thỏa thuận được. Bên cạnh đó, trong Nghị quyết 42 ưu tiên giải quyết cho nợ ngân hàng trước nên thi hành án cũng bị ảnh hưởng, vì không thu được phí thi hành án nên ảnh hưởng án tồn.

Thời gian tới để công tác xử lý nợ xấu theo Nghị quyết 42 đạt kết quả hơn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trương Cảnh Tuyên đề nghị NHNN sớm kiện toàn lại Ban Chỉ đạo thực hiện đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh và nghiên cứu xây dựng quy chế phối hợp. Song song đó, tăng cường công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức về xử lý nợ xấu theo Nghị quyết 42 và phối hợp tốt trong công tác xử lý nợ xấu. Đề nghị Cục Thi hành án, tòa án tỉnh, huyện, thị xã, thành phố hỗ trợ cho ngân hàng xử lý nhanh nợ xấu.

Để công tác xử lý nợ xấu trên địa bàn theo Nghị quyết 42 đạt hiệu quả, bên cạnh những kiến nghị với địa phương, NHNN chi nhánh Hậu Giang còn kiến nghị với các bộ, ngành liên quan đối với những nội dung chồng chéo để tăng cường công tác bảo vệ người mua tài sản thi hành án. Kiến nghị Quốc hội, NHNN Việt Nam xem xét cho các tổ chức tín dụng tăng giới hạn tín dụng bất động sản, đặc biệt đối với trường hợp mua lại tài sản bảo đảm được xử lý để thu hồi nợ vay của các khoản nợ xấu.

 

Bài, ảnh: T.XOÀN

(责任编辑:World Cup)

相关内容
  • Tách khẩu cho học sinh lớp 1?
  • Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 1 tháng 8/2023
  • Thanh toán không tiền mặt lên ngôi, rút tiền qua ATM giảm mạnh
  • Sầu riêng thành trái cây tỷ USD và 'vị đắng' cho doanh nghiệp xuất khẩu
  • Không cái khổ nào bằng ghen với tình cũ
  • Bản lĩnh của 'người tiên phong' số hóa ngành ngân hàng
  • Thu ngân sách từ kiểm tra sau thông quan tăng 55%
  • Thu về 3,84 tỷ USD, xuất khẩu rau quả lập kỷ lục lịch sử
推荐内容
  • Thư gửi em – vợ của bạn trai cũ!
  • Xuất khẩu nông sản “đổi vai”
  • Thu 2.850 tỷ đồng từ dịch vụ môi trường rừng
  • Sát sao cơ chế khoán xe công
  • Niềm vui của đôi vợ chồng chuyên vớt xác cứu người
  • Xuất khẩu cà phê giảm, vì sao?