【kèo mu vs newcastle】Sống ở hẻm ‘nhà thùng’ TPHCM: Một thời ăn, ngủ chia ca, tang sự ra đầu phố
Kỳ trước: Cảnh lạ ở hẻm ‘nhà thùng’ TPHCM: Trăm năm ngăn đôi 2 cảnh đời trái ngược
“Đến thở thôi cũng mệt”
Khuất sau những tòa nhà tráng lệ trên đường Thủ Khoa Huân (quận 1,ốngởhẻmnhàthùngTPHCMMộtthờiănngủchiacatangsựrađầuphốkèo mu vs newcastle TPHCM) là con hẻm 24 hay còn được biết đến với biệt danh hẻm “nhà thùng”.
Bà Trần Thị Mừng (65 tuổi), người sinh ra lớn lên tại hẻm cho biết, cuộc sống nơi đây bao năm qua bó hẹp trong những căn nhà bé như hộp diêm.
Sợ ngạt khói bếp than, bếp dầu, đến bữa người dân thường ra một bên hẻm nấu nướng. Nhiều người tận dụng khoảng không gian ít ỏi này để giặt giũ, phơi phóng.
Nhà bà Mừng rộng chưa đầy 6m2 nên tuổi thơ của bà là chuỗi ngày vật vờ, ăn ngủ ngoài hẻm, dưới hiên những căn nhà lớn đối diện.
Bà kể: “Nhà tôi bé tẹo nên để có không gian cho mọi người, ba mẹ làm thêm gác lửng. Dù vậy, anh chị em chúng tôi vẫn phải ra hẻm ngủ tạm.
Lúc ba mẹ còn sống, cả gia đình hơn 10 người sống chen chúc trong căn nhà này. Nhà nhỏ lại đông người nên hầu như không có chuyện gia đình cùng ngồi ăn cơm.
Hàng ngày, mọi người trong nhà đều đi làm. Mẹ tôi buôn bán lặt vặt ngoài chợ, ba làm ở tiệm bánh bao bên kia đường Thủ Khoa Huân. Anh chị em tôi ai học thì đi học, không thì ai thuê gì làm nấy để có tiền trang trải.
Mẹ tôi cứ nấu cơm để sẵn ở nhà. Ai về trước, ăn trước. Nếu về cùng lúc, mỗi người bới mỗi tô rồi bưng ra hẻm tìm chỗ ngồi ăn.
Tối đến, chúng tôi về nhà chia nhau tắm rửa rồi lại mỗi người một nơi vì trong nhà nóng nực, ngột ngạt. Lúc ngủ, mẹ tôi và các cháu nhỏ được nằm trên gác.
Anh chị em chúng tôi phải chia nhau. Đứa ngủ trong nhà, đứa ra ngoài hẻm hoặc ra mái hiên của mấy căn nhà mặt đường trải ghế bố để ngủ”.
Cũng như bà Mừng, nhiều bậc cao niên tại hẻm cho biết bản thân ám ảnh việc phải sinh hoạt trong căn nhà bé tí. Họ nói rằng ngày nắng nóng, căn nhà ngột ngạt như lò hơi. Trong không gian ấy, có lúc chỉ thở thôi cũng đã thấy mệt.
Như những gia đình ở cùng “dãy kinh tế mới”, bà Mừng ít khi đến nhà hàng xóm chơi vì nhà ai cũng chật chội. Có chăng, mọi người chỉ đứng ngoài hẻm, trước cửa nhà trò chuyện với nhau.
Không đủ chỗ đặt quan tài
Bà chia sẻ: “Dù nhà sát vách nhưng vì hẻm chất nhiều đồ đạc quá, hàng xóm láng giềng có khi không thấy nổi mặt nhau. Đừng nói là hàng xóm, bà con cũng không dám đến chơi vì đâu có chỗ để ngồi”.
Dù vậy, vì cùng cảnh ngộ đi kinh tế mới trở về, người dân trong hẻm rất đoàn kết và giàu lòng tương thân tương ái. Bà Lê Thị Phấn (72 tuổi), người đến hẻm làm dâu từ năm 1969 cho biết, cùng cảnh khó khăn nên mọi người đùm bọc, hỗ trợ nhau hết mình.
Sau này, dù nhà cửa mọc lên san sát, hẻm trở nên chật chội, bức bí hơn nhưng mọi người vẫn giữ nếp sống như xưa. Mọi người vẫn hỗ trợ qua lại, giúp đỡ nhau khi cần thiết.
Bà kể: "Ở đâu cũng có tình làng nghĩa xóm. Tôi nhớ mấy năm trước, đầu hẻm xảy ra vụ hỏa hoạn lớn. Lúc đó, khói đen bao trùm cả con hẻm nên mọi người rất sợ.
Vì hẻm cụt, có nhiều đồ đạc nếu đám cháy lan đến thì sẽ không có lối thoát. Lúc này, một gia đình có nhà ở cuối hẻm đã mở một lối thoát trong nhà để mọi người chạy ra đường Nguyễn Trung Trực".
Trong khi đó, bà Mừng nhớ mãi những ngày thơ ấu. Mỗi khi Tết đến, gia đình bà chỉ mua ít bánh trái cúng các cụ. Nhà quá chật, gia đình bà không có không gian để trang hoàng, bày biện hoa trái, tranh ảnh đón Tết.
Phía đối diện, dãy nhà cao của những gia đình người Hoa thường trang trí lộng lẫy, đốt pháo vang trời. Họ nấu những món ngon truyền thống, hương thơm bay sang “dãy kinh tế mới” khiến bọn trẻ con cứ ngước mũi hít hà.
Những năm ấy, dù nhà chật như hộp diêm, mẹ bà Mừng vẫn chấp nhận nuôi thêm 3 đứa cháu ngoại. Đã thế, bà còn nuôi thêm mẹ chồng bệnh tật.
Từ ngày gia đình có thêm thành viên, ngoài việc tắm rửa, vệ sinh, bà Mừng gần như phải sinh hoạt ngoài hẻm. Dù còn rất nhỏ, bà đã đi vác gạo, chạy bàn, rửa chén thuê để có tiền phụ giúp bố mẹ nuôi các em.
Bà tâm sự: “Lúc còn nhỏ, tôi cố đi làm giúp mẹ nuôi em. Lớn lên, tôi cũng có người theo đuổi, cũng muốn lập gia đình. Nhưng cảnh sống chen chúc trong căn nhà bé tí, đến thở thôi cũng ngột ngạt khiến tôi sợ hãi.
Cùng với việc phải phụ mẹ nuôi em, tôi đành từ chối tình cảm của người ta. Cứ vậy, tôi không dám lấy chồng và ở không đến bây giờ”.
Noi gương chị, người em gái của bà Mừng cũng không lập gia đình. Về già, bà Mừng nhiều bệnh, chỉ ở nhà cơm nước cho các em đi làm nuôi mình.
Trong căn nhà chật hẹp, bị bao phủ bởi vô số vật dụng linh tinh cùng những túi ve chai, bà chừa một không gian nhỏ làm nơi hương khói cho người đã khuất. Nhắc đến chuyện ma chay, cưới hỏi trong hẻm, bà Mừng tặc lưỡi, ngán ngẩm.
Bà cho biết, từ trước đến nay, nhà nào cưới xin, gia chủ chỉ trang trí bàn thờ trong nhà làm nơi hành lễ cho đôi trẻ. Lễ diễn ra chóng vánh vì không đủ chỗ cho bà con, quan khách đến chung vui.
Vì nhà nhỏ, hẻm chật nên khó khăn cỡ nào, người dân cũng cố gắng thuê nhà hàng để tổ chức tiệc cưới. Nhà hàng là nơi họ hàng thân tộc gặp gỡ, trò chuyện.
Bà Mừng chia sẻ: “Nhà chật, hẻm bé xíu, giỗ chạp cũng tổ chức gọn gàng nhất có thể. Bà con lối xóm ngồi ngoài hẻm ăn với nhau bữa cơm rồi ai về nhà nấy.
Khổ nhất là khi nhà có tang. Ở đây khi có tang sự, mọi người chủ yếu đem áo quan người quá cố ra vỉa hè ở đầu hẻm đặt để mọi người đến phúng viếng.
Hai năm trước, em tôi mất, gia đình cũng làm như thế. Bởi nhà chật quá, không đủ chỗ đặt áo quan. Nếu đặt ngoài hẻm thì sẽ làm ảnh hưởng đến mọi người”.
Bao năm qua, cuộc sống người dân hẻm “nhà thùng” lặng lẽ trôi qua trong khoảng không gian chật hẹp, bức bí. Nhưng không vì vậy mà nơi đây xô bồ, mất đoàn kết.
Hẻm rất an ninh, không có tệ nạn xã hội. Từ lúc sinh ra đến bây giờ, bà Mừng, bà Phấn chưa từng thấy người trong hẻm tranh chấp, mâu thuẫn, cự cãi, xô xát.
“Dãy tôi ở vì kinh tế khó khăn, ngày trước trẻ con khó được học hành đến nơi đến chốn. Lớp người như tôi thường phải đi làm phụ giúp gia đình từ khi còn rất nhỏ.
Dù vậy, trẻ em ở hẻm không có ai hư hỏng, quậy phá, nhiễm tệ nạn, phạm pháp.
Lớn lên, dù cuộc sống khó khăn, những người như chúng tôi đều lao động chân chính và không ai dính đến tệ nạn xã hội”, bà Mừng chia sẻ.
Ông Nguyễn Thiện Toàn, Trưởng ban Công tác mặt trận khu phố 8, phường Bến Thành, quận 1, TPHCM cũng khẳng định: “Hẻm 24 Thủ Khoa Huân rất an ninh.
Người dân có ý thức tự quản rất tốt. Người ngoài, đối tượng xấu khó có thể đến hẻm ẩn náu, hoạt động. Vì thế, hẻm không có nạn trộm cắp, tệ nạn như ma túy, cờ bạc, trộm cắp, mại dâm,...”.
Hẻm độc lạ ở TPHCM, người dân không uống bia rượu, mỗi năm nhịn ăn 1 tháng khi mặt trời mọc
Tại con hẻm được nhận định là độc lạ nhất TPHCM, người dân không chỉ không uống rượu bia mà trong năm còn nhịn ăn, nhịn uống khi có ánh mặt trời suốt 1 tháng.(责任编辑:Cúp C2)
- ·Tuyên truyền và huấn luyện phòng cháy, chữa cháy cho lực lượng cơ sở
- ·Thăng quân hàm, nâng lương cho 60 sĩ quan trong lực lượng vũ trang tỉnh
- ·Đồng hành cùng thanh niên, phụ nữ công an cơ sở
- ·Khẩn trương tập luyện xử lý tình huống A2
- ·7 tháng đầu năm Quảng Nam có 1.473.435 người tham gia B
- ·Thị xã Long Mỹ: Phát động thi đua tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ
- ·Xây dựng Hà Nội thành địa phương đứng đầu về thương mại điện tử
- ·Campuchia tặng Việt Nam 200.000 liều vắc
- ·Cỏ biển biến mất đe dọa sức khỏe con người và sinh vật biển
- ·Quốc hội đồng hành cùng Chính phủ vượt qua khó khăn
- ·Sức mạnh tổ hợp tên lửa kết hợp pháo phòng không Pantsir
- ·Thời gian giữ 1 vị trí tại đơn vị thuộc Bộ Tài chính không quá 8 năm
- ·Việt Nam luôn chủ động, tích cực tham gia, đóng góp trong APEC
- ·Thủ tướng: Bước vào năm mới với năng lượng mới, khí thế mới
- ·iPhone 8 sẽ to hơn iPhone 7 nhưng nhỏ hơn iPhone 7 Plus?
- ·Hỗ trợ 38.000 tỷ cho người lao động và doanh nghiệp đóng bảo hiểm thất nghiệp
- ·Bình yên trong đồng bào dân tộc
- ·Hàng loạt cán bộ chủ chốt cấp quận, huyện ở TP.HCM bị kỷ luật
- ·Đặt mục tiêu thoái vốn xong tại doanh nghiệp nhà nước không nắm giữ trong năm 2025
- ·Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục mở đường cho tự chủ đại học