【đội hình thổ nhĩ kỳ】Tăng thuế gián thu là xu hướng tại nhiều quốc gia
PV: Thưa bà, Bộ Tài chính đang lấy ý kiến rộng rãi về Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung 5 luật thuế và nhận được rất nhiều ý kiến từ dư luận. Là một chuyên gia trong lĩnh vực thuế - hải quan, bà có quan điểm gì về dự thảo này?
Bà Nguyễn Thị Thương Huyền: Trước hết, việc Bộ Tài chính đang lấy ý kiến rộng rãi về Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung 5 luật thuế, theo tôi là hết sức cần thiết, vì “nộp thuế là nghĩa vụ cơ bản của công dân” đã được ghi nhận trong Hiến pháp, nên người dân có quyền có ý kiến về nghĩa vụ của mình đối với Nhà nước.
|
Ý kiến từ dư luận có thể đồng thuận, có thể không đồng thuận, cũng là điều đương nhiên. Hơn nữa chế độ, chính sách, pháp luật là “đại lượng chung nhất cho những chủ thể khác nhau” vì vậy để đạt được tính đồng thuận cao là hết sức khó.
Nhìn chung Dự thảo Luật lần này đã thể chế hóa quan điểm, chủ trương của Đảng và chính sách của Nhà nước về hoàn thiện chính sách thuế nhằm mục tiêu cơ cấu lại ngân sách nhà nước (NSNN); thực hiện mục tiêu cải cách, xây dựng hệ thống thuế đồng bộ, phù hợp thông lệ quốc tế; khắc phục những vướng mắc của các luật thuế hiện hành, đảm bảo tính thống nhất của hệ thống pháp luật và tháo gỡ khó khăn cho DN.
Trong dự thảo Luật sửa đổi lần này về thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) có quy định áp dụng thuế suất thuế TNDN đối với DN nhỏ và vừa, DN siêu nhỏ thấp hơn thuế suất phổ thông để tháo gỡ khó khăn cho DN, khuyến khích chuyển đổi hộ kinh doanh lên DN.
Về thuế thu nhập cá nhân (TNCN), việc sửa đổi biểu thuế lũy tiến từng phần đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công theo hướng giảm số bậc thuế chỉ còn 5 bậc, đồng thời quy định khoảng cách rộng ở các bậc thấp, sẽ có tác dụng giảm nghĩa vụ thuế đối với các bậc thấp, phù hợp với thực tế, đơn giản, dễ tính toán, tạo thuận lợi cho người nộp thuế.
PV: Thưa bà, có ý kiến cho rằng việc sửa các luật thuế, trong đó đặc biệt tăng thuế GTGT là tận thu để bù đắp cho thiếu hụt ngân sách, khi nợ công tăng cao? Bà nghĩ sao về điều này?
Bà Nguyễn Thị Thương Huyền:Nếu nói rằng “tăng thu để bù đắp cho thiếu hụt ngân sách, khi nợ công tăng cao” là có phần phiến diện, bởi để tăng thu bù đắp cho thiếu hụt ngân sách khi nợ công tăng cao, nếu chỉ sử dụng chính sách thuế thì không thể giải quyết được cái gốc của vấn đề, thuế không phải công cụ vạn năng để làm được mọi chuyện.
Như vậy, ngoài việc sử dụng công cụ thuế, phải sử dụng đồng bộ nhiều công cụ tài chính khác như chống thất thu thuế, mở rộng cơ sở thuế, thắt chặt chi tiêu NSNN, phát triển thị trường tín phiếu Kho bạc, trái phiếu Chính phủ... Mặt khác, xét về mặt lý thuyết thì không phải cứ tăng thuế suất là tăng thu ngân sách và ngược lại.
Hiện nay Luật thuế GTGT quy định có 25 nhóm hàng hóa, dịch vụ không thuộc diện chịu thuế GTGT là quá rộng, điều này đồng nghĩa với việc thu hẹp cơ sở thuế, do vậy có thể nói đang bỏ sót nguồn thu, đó là chưa kể đến việc không đảm bảo tính liên hoàn của thuế GTGT cũng như quyền được khấu trừ thuế GTGT đầu vào.
Hơn nữa xét về mặt lý thuyết thì 25 nhóm hàng hóa, dịch vụ đó đều thuộc diện chịu thuế GTGT nhưng được Nhà nước cho “miễn trừ thuế GTGT” chứ không phải “không thuộc diện chịu thuế GTGT”, vì vậy việc giảm bớt các nhóm hàng hóa, dịch vụ không thuộc diện chịu thuế GTGT hiện nay đồng nghĩa với việc mở rộng cơ sở thu thuế là hợp lý.
Tương tự việc giảm bớt một số nhóm hàng hóa, dịch vụ đang hưởng mức thuế suất ưu đãi (thuế suất 5%) lên mức thuế suất phổ thông (thuế suất 10%) đối với những hàng hóa, dịch vụ đã được xã hội hóa sâu rộng, hoặc tăng mức thuế suất ưu đãi để dần dần tiến tới áp dụng thống nhất một mức thuế suất là hợp lý và phù hợp với chiến lược cải cách thuế, cũng như tiến trình cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực thuế.
PV: Theo bà, mức tăng thuế suất GTGT từ 10% lên 12% theo đề xuất của Bộ Tài chính là dựa trên cơ sở nào?
Bà Nguyễn Thị Thương Huyền:Cơ sở để Bộ Tài chính đưa ra mức tăng thuế suất GTGT từ 10% lên 12% xuất phát từ việc triển khai thực hiện Nghị quyết 07 của Bộ Chính trị về chủ trương, giải pháp cơ cấu lại NSNN, quản lý nợ công để đảm bảo nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững, phù hợp với xu hướng của nhiều quốc gia là tăng nguồn thu từ thuế gián thu. Cụ thể, để cân đối nguồn thu bù đắp sự thiếu hụt do giảm thuế nhập khẩu khi thực hiện các cam kết quốc tế, các nước chuyển hướng sang tăng thuế tiêu dùng (GTGT và tiêu thụ đặc biệt) bằng cách tăng thuế suất phổ thông.
Tuy nhiên, mỗi một quốc gia khác nhau đều có sự lựa chọn khác nhau trong việc áp dụng thuế suất và tăng, giảm thuế suất, nhưng điều quan trọng là cần phân tích đánh giá kỹ lưỡng tác động của việc điều chỉnh này.
PV: Xin cảm ơn bà
Hồng Sâm (thực hiện)
(责任编辑:La liga)
- ·'Bay qua Hồ Gươm' lọt Top 10 tác phẩm thiếu nhi Việt nổi bật
- ·Việt Nam, Ireland to forge cooperation in numerous spheres
- ·CPV’s prestige reflected in criticism, self
- ·Leaders pay tribute to President Hồ Chí Minh on Tết occasion
- ·Microsoft sắp phát hành bộ lập trình cho kính thực tế ảo HoloLens
- ·Deputy PM calls for press agencies’ solidarity for development
- ·PM’s tour of Australia, New Zealand holds special significance: official
- ·NA's foreign affairs
- ·Thêm hàng loạt vết nứt lớn xuất hiện ở huyện biên giới Tuy Đức
- ·Việt Nam calls peace, stability prerequisite for solutions to global challenges
- ·Thanh niên, phụ nữ chung sức xây dựng nông thôn mới
- ·Việt Nam, Japan strengthen cooperation in UN peacekeeping
- ·Việt Nam, Laos continue enhancing special relationship: Party leaders
- ·UN Charter’s values, principles – an important foundation of int’l law: Diplomat
- ·Nhận định, soi kèo U23 Farense vs U23 Rio Ave, 18h00 ngày 6/1: Đắng cay sân nhà
- ·Two Japan MSDF ships make port call in Hải Phòng city
- ·President offers incense to late leaders, extends greetings to former leaders
- ·Foreign Minister meets leaders of UN, countries in Geneva
- ·Trò chơi Pokemon Go chính thức cập bến thị trường Việt Nam
- ·Việt Nam promulgates new Land Law, Credit Institutions Law