【lịch thi đấu qatar】Các ngân hàng đầu tư 2,7 nghìn tỷ USD vào nhiên liệu hóa thạch
Ngày 19/3/2020, trong Báo cáo toàn diện nhất về tài trợ cho nhiên liệu hóa thạch của các ngân hàng toàn cầu – Banking on Climate Change 2020 (Lĩnh vực ngân hàng với biến đổi khí hậu năm 2020) cho biết, 35 ngân hàng toàn cầu đã cung cấp hơn 2,7 nghìn tỷ USD cho ngành nhiên liệu hóa thạch trong 4 năm kể từ khi Thoả thuận Paris được thông qua vào tháng 12/2015, với số tiền tài trợ tăng lên mỗi năm.
Báo cáo Lĩnh vực ngân hàng với biến đổi khí hậu năm 2020, được phát hành bởi các tổ chức Rainforest Action Network, Bank Track, Indigenous Environmental Network, Oil Change International, Reclaim Finance và Sierra Club và được công nhận bởi hơn 240 tổ chức từ khắp nơi trên thế giới. Báo cáo đã đánh giá hoạt động cho vay và bảo lãnh của 2.100 công ty trên khắp thế giới trong các lĩnh vực than, dầu mỏ và khí tự nhiên trong 4 năm qua.
Trong khi Báo cáo đặc biệt về sự nóng lên toàn cầu ở mức 1,5°C của Ủy ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) của Liên Hợp quốc đã cho thấy rằng, nếu chúng ta muốn tránh được hậu quả nghiêm trọng nhất của khủng hoảng khí hậu thì cần phải giảm nhanh hơn nữa lượng phát thải carbon toàn cầu, những phát hiện này cho thấy hoạt động của các ngân hàng lớn trên thế giới tiếp tục làm trầm trọng thêm tình trạng biến đổi khí hậu.
Báo cáo cũng xác định nguồn tài trợ cho việc mở rộng lĩnh vực nhiên liệu hóa thạch bằng cách tổng hợp lượng tiền tài trợ cho 100 công ty tích cực hoạch định các dự án khai thác than, dầu, khí và cơ sở hạ tầng có liên quan. Trong số 2,7 nghìn tỷ USD tài trợ cho nhiên liệu hóa thạch thì có 975 tỷ USD được dành cho các công ty này. Bất chấp nhu cầu cấp thiết nhằm nhanh chóng chấm dứt mở rộng lĩnh vực nhiên liệu hóa thạch, tài trợ cho 100 công ty hàng đầu này đã tăng 40% từ năm 2018 đến năm 2019.
Báo cáo cũng đánh giá các chính sách và hoạt động của các ngân hàng trong việc tài trợ cho các lĩnh vực khác nhau trong ngành nhiên liệu hoá thạch. Đã có một sự suy giảm tổng thể trong cung cấp tài chính cho lĩnh vực khai thác than và điện than, trong đó các ngân hàng đã có chính sách hạn chế tài trợ sớm nhất, tuy nhiên, tài trợ cho những lĩnh vực này cần giảm mạnh hơn nữa để loại bỏ hoàn toàn tài trợ cho những lĩnh vực này trong thập kỷ này.
Trong 4 năm qua, các ngân hàng lớn cũng đã tăng tài trợ cho các công ty có trữ lượng dầu khí lớn ở Bắc Cực. Tài trợ cho khai thác dầu và khí đá phiến cũng tăng lên hàng năm, đứng đầu là các ngân hàng Hoa Kỳ. Ngoại trừ UniCredit và RBS, tất cả các ngân hàng khác đều tiếp tục cho phép tài trợ không giới hạn cho các công ty khai thác và mở rộng khai thác dầu khí ngoài khơi. Ngoài ra, tài trợ cho các công ty xây dựng các kho cảng xuất nhập khẩu khí thiên nhiên hóa lỏng đã tăng 39% trong năm 2019..../.
Theo dangcongsan.vn
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Chùm ảnh Lễ kỷ niệm 30 năm thành lập A0/NSMO
- ·Việt Nam, China to work on farm produce exports, East Sea issues
- ·Vietnamese Ambassador presents credentials to UNESCO Director
- ·President inspects combat readiness of mobile police and security guard forces
- ·Chi tiết iPhone SE đã được xác định trước ngày ra mắt
- ·NA Standing Committee wraps up 30th meeting
- ·President offers incense to late leaders, extends greetings to former leaders
- ·Draft amended health insurance law offers more benefits for patients
- ·Một gia đình ở Lai Châu bị người kích điện bắt giun gây hư hại 10ha vườn chuối
- ·Lifting of trade embargo paved the way for terrific Việt Nam
- ·Soi kèo góc Monza vs Cagliari, 18h30 ngày 5/1
- ·President Thưởng urges border guard forces to be active in border protection
- ·State President Võ Văn Thưởng sends New Year wishes to Vietnamese people, foreign friends
- ·PM offers incense in memory of late Government leaders
- ·Mạnh tay xử lý gian lận, trục lợi quỹ bảo hiểm
- ·Gov't leader underlines growth with macro
- ·Ambassador spotlights driving force behind growing Việt Nam
- ·Việt Nam leaves imprints in first year as UNHRC member for 2023
- ·Samsung thu hồi trên 90% điện thoại Note 7 ở Hàn Quốc, EU và Mỹ
- ·Deputy PM calls for press agencies’ solidarity for development