【soi kèo trận thụy sĩ】Năm thứ hai liên tiếp tăng trưởng kinh tế đạt mức trên 7%
Báo cáo cho thấy,ămthứhailiêntiếptăngtrưởngkinhtếđạtmứctrêsoi kèo trận thụy sĩ giá trị tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2019 đạt kết quả ấn tượng, với tốc độ tăng 7,02%, vượt mục tiêu của Quốc hội đề ra (6,6% - 6,8%). Đây là năm thứ hai liên tiếp tăng trưởng kinh tế Việt Nam đạt trên 7%, kể từ năm 2011.
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp, dịch vụ
Tại buổi họp báo, ông Nguyễn Bích Lâm - Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê cho biết, trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới tiếp tục tăng trưởng chậm lại, căng thẳng thương mại giữa Mỹ - Trung; sự biến động khó lường trên thị trường tài chính - tiền tệ quốc tế; giá dầu diễn biến phức tạp… đã tác động đến tăng trưởng tín dụng, tâm lý và kỳ vọng thị trường của Việt Nam. Tuy nhiên, với kết quả tăng trưởng 7,02% đã khẳng định tính kịp thời và hiệu quả trong chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; sự nỗ lực của các cấp, các ngành, các địa phương trong thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội để đạt và vượt mục tiêu tăng trưởng năm 2019.
Đại diện Tổng cục Thống kê cho biết, phát triển kinh tế (năm 2019) ngày càng đi vào chiều sâu; cơ cấu kinh tế đã dần chuyển dịch theo hướng công nghiệp. Điều này thể hiện ở kết quả khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 13,96% GDP; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 34,49%; khu vực dịch vụ chiếm 41,64%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 9,91% GDP.
Đóng góp cho sự phát triển kinh tế năm 2019, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản với mức tăng 2,01%, đóng góp 4,6% vào mức tăng chung; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 8,90%, đóng góp 50,4%; khu vực dịch vụ tăng 7,3%, đóng góp 45%. Động lực chính của tăng trưởng kinh tế năm nay là ngành công nghiệp chế biến, chế tạo và các ngành dịch vụ thị trường đã tăng trưởng khá, với mức tăng từ 8 - 11%.
“Điểm sáng của nền kinh tế năm nay đó là khu vực công nghiệp và xây dựng duy trì tăng trưởng khá, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo giữ vai trò chủ chốt, dẫn dắt mức tăng trưởng chung của ngành công nghiệp và toàn nền kinh tế (tăng 11,29%). Sản xuất và phân phối điện bảo đảm cung cấp đủ cho sản xuất và tiêu dùng của nhân dân. Khai khoáng bước đầu có mức tăng nhẹ 1,29% sau 3 năm liên tiếp giảm” - ông Lâm nói.
Ngoài đóng góp quan trọng của khu vực công nghiệp và xây dựng, hoạt động thương mại, dịch vụ năm 2019 diễn ra sôi động, nhu cầu tiêu dùng trong dân tăng, thị trường tiêu thụ được mở rộng, nguồn cung hàng hóa dồi dào, chất lượng được bảo đảm. Hoạt động du lịch đạt kỳ tích, thu hút trên 18 triệu lượt khách quốc tế - cao nhất từ trước đến nay.
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2019 ước tính đạt 4.940,4 nghìn tỷ đồng, tăng 11,8% so với năm trước. Xét theo ngành hoạt động, doanh thu bán lẻ hàng hóa năm 2019 ước tính đạt 3.751,3 nghìn tỷ đồng, chiếm 75,9% tổng mức và tăng 12,7% so với năm trước. Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống đạt 586,7 nghìn tỷ đồng, chiếm 11,9% tổng mức và tăng 9,8%; doanh thu du lịch lữ hành ước tính đạt 46 nghìn tỷ đồng, chiếm 0,9% tổng mức và tăng 12,1%; doanh thu dịch vụ khác đạt 556,4 nghìn tỷ đồng, chiếm 11,3% tổng mức và tăng 8,5%...
Cùng với sự đóng góp quan trọng của ngành công nghiệp và dịch vụ cho nền kinh tế, Tổng cục Thống kê cũng cho biết, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa năm 2019 vượt mốc 500 tỷ USD (516,96 tỷ USD). Đáng chú ý là sự phát triển mạnh mẽ của khu vực kinh tế trong nước trong lĩnh vực xuất khẩu với tốc độ tăng trưởng cao hơn rất nhiều tốc độ tăng của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Cán cân thương mại hàng hóa năm 2019 ước tính xuất siêu 9,9 tỷ USD, mức cao nhất trong 4 năm liên tiếp xuất siêu.
Huy động vốn từ thị trường chứng khoán tăng
Cũng theo Tổng cục Thống kê, mặt bằng lãi suất huy động và cho vay năm 2019 cơ bản ổn định. Hoạt động kinh doanh bảo hiểm phát triển an toàn và bền vững, bảo đảm khả năng chi trả bồi thường và quyền lợi của người tham gia bảo hiểm. Thị trường chứng khoán tăng trưởng tích cực, đóng góp quan trọng vào huy động vốn phát triển kinh tế. Báo cáo cho thấy, tính đến ngày 20/12/2019, tổng phương tiện thanh toán tăng 12,1% so với cuối năm 2018; huy động vốn của các tổ chức tín dụng tăng 12,5%; tăng trưởng tín dụng của nền kinh tế đạt 12,1%.
Hoạt động kinh doanh bảo hiểm quý IV/2019 tiếp tục đạt mức tăng trưởng cao, ước tính tăng 20% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung năm 2019, doanh thu phí bảo hiểm toàn thị trường tăng 20,3% so với năm 2018, trong đó doanh thu phí bảo hiểm lĩnh vực nhân thọ tăng 25,1%; lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ tăng 11,6%.
Tổng cục Thống kê cho biết, thị trường chứng khoán năm 2019 có nhiều đóng góp trong việc huy động vốn cho nền kinh tế, với tổng mức huy động vốn đạt 313,9 nghìn tỷ đồng, tăng 12,6% so với năm trước. Trên thị trường cổ phiếu, tính đến ngày 24/12/2019, chỉ số VN-Index đạt 958,88 điểm, tăng 7,4% so với cuối năm 2018; mức vốn hóa thị trường đạt 4,4 triệu tỷ đồng, tăng 10,3%. Trên thị trường trái phiếu, hiện có 509 mã trái phiếu niêm yết với giá trị niêm yết đạt 1.162 nghìn tỷ đồng, tăng 3,7% so với cuối năm 2018. Trên thị trường chứng khoán phái sinh, khối lượng giao dịch bình quân từ đầu năm đến nay đạt 89.266 hợp đồng/phiên, tăng 13% so với bình quân giao dịch năm 2018.
Với việc huy động vốn từ nhiều kênh khác nhau, vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội năm 2019 đạt mức tăng 10,2% so với năm 2018, trong đó vốn khu vực kinh tế ngoài nhà nước chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng vốn đầu tư, khẳng định rõ chủ trương của Đảng về phát triển kinh tế tư nhân trở thành động lực quan trọng của nền kinh tế.
Tổng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tính đến 20/12/2019 bao gồm vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt 38 tỷ USD, tăng 7,2% so với năm 2018. Trong đó có 3.883 dự án được cấp phép mới với số vốn đăng ký đạt 16,7 tỷ USD, tăng 27,5% về số dự án. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện năm 2019 ước tính đạt 20,4 tỷ USD, tăng 6,7% so với năm trước.
Lạm phát ở mức dưới 3% Theo Tổng cục Thống kê, lạm phát năm 2019 được kiểm soát ở mức thấp, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân năm 2019 chỉ tăng 2,79% (mục tiêu của Chính phủ là dưới 4%), thấp nhất trong 3 năm. Tuy nhiên, chỉ số giá tiêu dùng đang có xu hướng tăng. Điều này thể hiện ở chỉ số giá tiêu dùng tháng 12/2019 tăng 1,4% so với tháng trước. Đây là mức tăng cao nhất trong 9 năm qua, trong đó nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng cao nhất (3,42%), nguyên nhân do dịch tả lợn châu Phi làm nguồn cung thịt lợn giảm, giá các sản phẩm chế biến từ thịt lợn, thay thế thịt lợn tăng. |
Nhật Minh
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Chính phủ phê duyệt quy hoạch khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản
- ·Triều đại nào tồn tại ngắn nhất lịch sử phong kiến Việt Nam?
- ·Trào lưu check
- ·Thử thách 10 giây tìm ra chữ số trong dấu hỏi chấm
- ·Cà Mau: Phát hiện 50.000 lít dầu DO không rõ nguồn gốc
- ·Phụ huynh Hà Nội tố lớp mầm non cho trẻ ăn cháo trắng: Phòng GD&ĐT nói gì?
- ·Khai giảng năm học mới: Nơi cấm thả bóng bay, nơi không tổ chức quá 60 phút
- ·Khai giảng năm học mới: Nơi cấm thả bóng bay, nơi không tổ chức quá 60 phút
- ·Thủ tướng yêu cầu tập trung cao độ cho công tác bầu cử
- ·Bắc Ninh: Học sinh Thị xã Thuận Thành háo hức ngày khai trường
- ·Căn hộ cho thuê ngày càng được “để mắt”
- ·Thử thách 10 giây tìm ra chữ số trong dấu hỏi chấm
- ·Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gửi thư nhân dịp khai giảng năm học mới
- ·Thêm nhiều trường đại học chuyển sang học online sau bão Yagi
- ·Hành trình chuyển đổi xanh, phát triển bền vững: Tìm động lực tăng trưởng mới
- ·Ứng viên phó giáo sư trẻ nhất Việt Nam 2024 sinh năm 1992
- ·Ứng viên giáo sư trẻ nhất năm 2024 là ai?
- ·Loạt trường đại học cho sinh viên học online do mưa lũ
- ·Phát triển công nghệ số và nhân lực công nghệ thông tin phục vụ xây dựng đô thị thông minh TP Hà Nội
- ·Hà Nội yêu cầu các trường công khai khoản thu, chi từ đầu năm học