【kq mls】'Mổ xẻ' iHanoi
iHaNoi - tên ứng dụng được ghép từ chữ “i” và tên địa danh Thủ đô “Hà Nội”. Chữ i trong iHaNoi có nhiều ý nghĩa, là chữ cái đại diện cho interconnect (kết nối) và interactive (tương tác) với mục tiêu ứng dụng hướng tới kết nối chính quyền với người dân, doanh nghiệp; giúp cho việc tương tác được nhanh chóng, kịp thời.
“i” - information (thông tin) với ý nghĩa ứng dụng cung cấp thông tin từ đa lĩnh vực, các thông tin bổ ích, được cập nhật nhanh chóng từ cơ quan chính quyền gửi tới người dân. “i” - intelligent (thông minh) với các tính năng trên ứng dụng thiết kế đều hướng tới sự thông minh, tiện lợi cho người sử dụng. “i” - integration (tích hợp, hội nhập) được thiết kế là một nền tảng dữ liệu mở, cho phép dễ dàng tích hợp, chia sẻ thông tin với các hệ thống khác.
Chữ “i” còn là - individual (cá nhân) là mỗi người dân sẽ có kho lưu trữ các thông tin, tài liệu cá nhân để phục vụ việc chia sẻ dữ liệu (khi cần) với các cơ quan nhà nước.
Đồng thời, “i”- innovation (đổi mới) thể hiện nhiều sự đổi mới trong cách thức quản lý, điều hành, tiếp nhận và xử lý các vấn đề trên địa bàn thành phố của cơ quan chính quyền, tạo đột phá về chuyển đổi số, hướng tới thực hiện chuyển đổi số tổng thể và toàn diện. Đặc biệt, “i” trong tiếng Anh cũng có nghĩa là tôi - thể hiện sự kết nối giữa từng người dân với thành phố, thúc đẩy tinh thần cộng đồng và sự sáng tạo trong việc xây dựng một Hà Nội thông minh và phát triển.
Ứng dụng không chỉ hướng tới những người dân Thủ đô, những doanh nghiệp đang kinh doanh, hoạt động trên địa bàn thành phố, mà còn hướng tới những người dân ở tỉnh, thành khác, những du khách trong nước và nước ngoài quan tâm, muốn tìm hiểu về Hà Nội.
Với ý nghĩa đó, iHanoi tạo ra một tên gọi ngắn gọn, dễ nhớ, dễ đọc, dễ viết. Sự kết hợp giữa hiện đại và truyền thống; đồng thời, thể hiện sự pha trộn hài hòa giữa công nghệ hiện đại và văn hóa truyền thống, làm nổi bật sự phát triển và tiến bộ của thành phố.
Ứng dụng iHanoi sẽ có 4 chức năng lớn. Trong đó, “Hanoi Connect”, giúp người dân, doanh nghiệp có thể tương tác với cơ quan chính quyền dễ dàng, thuận tiện hơn. Theo đó, có thể phản ánh hiện trường (gửi phản ánh tới các cấp chính quyền về những vấn đề đời sống dân sinh bức xúc); phản ánh thủ tục hành chính (phản ánh về hành vi chậm trễ, gây phiền hà hoặc không thực hiện, thực hiện không đúng quy định của cán bộ, công chức, viên chức trong giải quyết thủ tục hành chính, các trường hợp xử lý chậm trễ thủ tục hành chính của người dân); đăng ký tiếp công dân - hỗ trợ người dân thực hiện đăng ký tiếp công dân với Ban tiếp công dân thành phố Hà Nội.
“Hanoi Life” nhóm chức năng tiện ích đô thị thông minh với các chủ đề lớn, đa lĩnh vực liên quan đời sống của người dân, gồm:
“Giao thông”: Cung cấp các tiện ích camera giao thông cho phép người dân theo dõi tình hình giao thông tại các tuyến đường thường xuyên tắc nghẽn vào giờ cao điểm để người dân có thể chủ động lựa chọn lộ trình đi phù hợp, tránh ách tắc giao thông; tra cứu các tuyến xe đi từ các bến xe Gia Lâm, Giáp Bát, Mỹ Đình tới các tỉnh, thành phố khác; tra cứu phạt nguội với các loại phương tiện di chuyển gồm ô tô, xe máy, xe đạp điện; gia hạn đăng kiểm tự động một cách nhanh chóng, thuận tiện; bản đồ ngập úng - người dân có thể theo dõi các tuyến đường đang bị ngập úng trên địa bàn thành phố Hà Nội.
“Y tế”: Cung cấp Sổ sức khỏe điện tử để người dân có thể theo dõi các chỉ số sức khỏe, tiền sử bệnh, thông tin các đợt khám, chữa bệnh, thông tin tiêm chủng tại các bệnh viện công trên địa bàn; tra cứu các cơ sở y tế, mạng lưới nhà thuốc trên địa bàn.
“Giáo dục”: Tra cứu các trường học từ mẫu giáo, mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, liên cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp, cao đẳng, đại học tại Hà Nội.
“Môi trường”: Cung cấp thông tin chất lượng không khí tại các khu vực ở Hà Nội và các vấn đề cần lưu ý để bảo vệ sức khỏe trường hợp chất lượng không khí tại khu vực sinh sống của người dân không bảo đảm.
“Thông tin quy hoạch sử dụng đất”: Người dân có thể tra cứu và xem các thông tin quy hoạch theo vị trí, địa chỉ, thửa đất, địa bàn…
“Du lịch” (Hanoi Maps): Bản đồ du lịch cung cấp các địa điểm danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, các địa điểm du lịch tâm linh, địa điểm check-in, các công viên, bảo tàng, khu vui chơi, ẩm thực, lưu trú tại Hà Nội. Người dân có thể tra cứu, xem thông tin về các địa điểm, chỉ đường tới địa điểm.
“Di sản văn hóa”: Bản đồ di tích lịch sử văn hóa giúp người dân có thể tra cứu các địa điểm được công nhận là di sản thế giới, di tích quốc gia đặc biệt, di tích quốc gia, di tích cấp thành phố…; xem các thông tin lược sử, kiến trúc tại các địa điểm.
“Thanh toán trực tuyến (Hanoi Pay)”: Người dân có thể thực hiện thanh toán phí, lệ phí hành chính, nộp phạt giao thông.
“Nông nghiệp”: Bản đồ OCOP - người dân có thể tra cứu các sản phẩm OCOP theo từng khu vực, xem thông tin sản phẩm, nhà cung cấp sản phẩm; làng nghề - người dân có thể xem thông tin về hơn 300 làng nghề hiện có ở Hà Nội; truy xuất nguồn gốc - người dân có thể quét mã QR trên các sản phẩm nông, lâm, thủy sản, thực phẩm để xem thông tin sản phẩm, nguồn gốc xuất xứ các sản phẩm.
“Danh bạ đường dây nóng”: Tra cứu các đường dây nóng trên địa bàn và thực hiện gọi tới các đường dây nóng này.
“Giải trí”: Cung cấp tiện ích giải trí TV360, người dân có thể xem các chương trình truyền hình, phim.
“Hanoi News”: Cung cấp tin tức trên ứng dụng về truyền thông, cảnh báo cung cấp các thông tin cảnh báo, tuyên truyền hữu ích từ đa lĩnh vực tới người dân Thủ đô; Tin tức Hà Nội - theo dõi các thông tin về kinh tế, xã hội của Hà Nội qua các Báo Hànộimới, Kinh tế và Đô thị, Nhịp sống Hà Nội, An ninh Thủ đô, Thanh niên, Người lao động, Lao động Thủ đô, Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội.
“Nhóm chức năng sáng kiến, góp ý”: Cung cấp tính năng sáng kiến xây dựng Thủ đô để người dân có thể gửi các ý tưởng, sáng kiến đóng góp cho việc phát triển của Thủ đô...
Bên cạnh đó, ứng dụng iHanoi còn có Hanoi Chat - cung cấp tiện ích trò chuyện trực tuyến, giúp người dân có thể tương tác với người dân; người dân tương tác với các doanh nghiệp; người dân, doanh nghiệp tương tác với các cơ quan chính quyền. Người dân có thể trò chuyện 1:1, hoặc tạo các nhóm trò chuyện, gọi video call, gửi hình ảnh, file, danh thiếp, vị trí hiện tại, lập các khảo sát trong nhóm chat…
TheoThanh Hà(Báo Hànộimới)
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Lỡ quan hệ với trẻ 16 tuổi, bị dọa kiện vì tội hiếp dâm
- ·T&T Group hợp tác sản xuất pin lưu trữ năng lượng, công nghiệp phụ trợ
- ·Những điểm đến ở Việt Nam khiến khách Tây mê mẩn
- ·Giá cà phê hôm nay 10/11: Trong nước và thế giới cùng giảm
- ·14 tuổi phạm tội tuổi hiếp dâm có đi tù?
- ·Thẻ trả trước vô danh là gì?
- ·Hải Dương: Xử lý gần 14.000 sản phẩm mỹ phẩm, phụ kiện làm đẹp
- ·Credit Card là gì?
- ·70 triệu đồng là cơ hội cứu sống bệnh nhân
- ·Hải Dương: Xử lý gần 14.000 sản phẩm mỹ phẩm, phụ kiện làm đẹp
- ·Điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp
- ·Giá xăng dầu hôm nay 13/11: Duy trì ở ngưỡng thấp
- ·Nhận thêm máy bay, Bamboo Airways tăng tần suất khai thác tuyến Quy Nhơn
- ·Giá xăng quay đầu tăng hơn 300 đồng/lít sau 3 phiên giảm liên tiếp
- ·Không đeo biển tên, CSGT không có quyền dừng xe vi phạm?
- ·Tăng hàng triệu chỗ ngồi, giá vé máy bay Tết Nguyên đán 2025 vẫn cao ngất ngưởng
- ·Bí thư Long An sang châu Âu xúc tiến đầu tư công nghệ cao
- ·Tờ 200 đồng có còn được lưu hành?
- ·Mẹ đẻ có đòi lại được con khi đã bỏ rơi nhiều năm
- ·Giá chung cư ở Thủ Đức 100 triệu/m2, dân môi giới 'khóc ròng'