【bd kq ý】Đài truyền thanh Đầm Dơi: Nơi gắn kết ý Đảng, lòng dân
Mỗi sáng vừa đi bộ tập thể dục (từ 5-6 giờ sáng) ông Trần Quang Hùng (ấp Lưu Hoa Thanh, xã Tân Thuận, huyện Đầm Dơi) vừa nghe những thông tin phát trên Đài Truyền thanh Đầm Dơi. Thông tin về tình hình chính trị, kinh tế, xã hội, các chương trình văn nghệ trong tỉnh, trong huyện và cả nước được ông và bà con nơi đây đón nhận một cách nhiệt tình. Và những thông tin bổ ích ấy trở thành “món ăn tinh thần” không thể thiếu đối với người dân vùng biển còn nhiều khó khăn như Tân Thuận.
Mỗi sáng vừa đi bộ tập thể dục (từ 5-6 giờ sáng) ông Trần Quang Hùng (ấp Lưu Hoa Thanh, xã Tân Thuận, huyện Đầm Dơi) vừa nghe những thông tin phát trên Đài Truyền thanh Đầm Dơi. Thông tin về tình hình chính trị, kinh tế, xã hội, các chương trình văn nghệ trong tỉnh, trong huyện và cả nước được ông và bà con nơi đây đón nhận một cách nhiệt tình. Và những thông tin bổ ích ấy trở thành “món ăn tinh thần” không thể thiếu đối với người dân vùng biển còn nhiều khó khăn như Tân Thuận.
Ông Hùng chia sẻ: “Người dân lao động chúng tôi hằng ngày luôn tất bật với công việc làm biển nên việc nắm bắt thông tin còn rất hạn chế. Nhờ Ðài Truyền thanh huyện mà chúng tôi có thể vừa làm việc vừa nắm bắt thông tin thời sự. Tôi thấy chương trình này ngày càng thiết thực khi cung cấp nhiều mô hình hay, nhiều cách làm sáng tạo trong sản xuất để nông dân có thể học tập, áp dụng”.
Phóng viên Đài Truyền thanh Đầm Dơi tác nghiệp tại hiện trường. |
5 năm qua, Ðài Truyền thanh Ðầm Dơi đã sản xuất 1.825 chương trình thời sự địa phương, 1.250 chuyên mục phát thanh, 260 chương trình thời sự cộng tác Ðài Phát thanh - Truyền hình (PTTH) Cà Mau, 90 trang địa phương phát trên Ðài PTTH Cà Mau, 260 trang huyện Ðầm Dơi trên Báo Cà Mau và website Ðài Truyền thanh Ðầm Dơi đã thu hút hơn 2 triệu lượt truy cập.
Bên cạnh đó, Ðài Truyền thanh Ðầm Dơi còn đầu tư máy phát sóng 500W, nâng ăng-ten từ 30 m lên 45 m, đảm bảo phủ sóng trên địa bàn huyện. Xây dựng phòng bá âm thu hình phát thanh viên xuất hiện trên trang truyền hình địa phương của Ðài PTTH Cà Mau. Ðặc biệt, thực hành tiết kiệm, Ðài Truyền thanh Ðầm Dơi đã dành kinh phí đầu tư, bảo trì, mua sắm thiết bị kỹ thuật phục vụ nhiệm vụ chuyên môn. Ngoài 4 máy camera, đài còn trang bị 8 máy vi tính, 6 máy ghi âm kỹ thuật số và 1 máy ảnh, đảm bảo công tác hoạt động của đơn vị.
Nhà báo Lữ Hoàng Triệu, Trưởng Ðài Truyền thanh Ðầm Dơi, cho biết: “Từ năm 2013, Ðài Truyền thanh Ðầm Dơi đã triển khai cụm loa chất lượng cao, công suất trên 75W với chất lượng âm thanh tốt, độ bền cao, đáp ứng nhu cầu thông tin của người dân. Nhờ đó, công tác tuyên truyền, phổ biến các chủ trương của Ðảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước thuận lợi hơn.
Hơn 2 năm qua, Ðài Truyền thanh Ðầm Dơi còn mở rộng đầu tư cụm loa chất lượng cao đến 3 xã (Tân Tiến, Tân Dân, Tạ An Khương Nam) và thị trấn Ðầm Dơi. Hiện nay, huyện Ðầm Dơi có hơn 500 bộ loa truyền thanh ở các xã, ấp, trong đó có khoảng 10 cặp loa được lắp đặt tự động hoá trong thu phát sóng. Mỗi ngày, đài truyền thanh phát 3 buổi: sáng, trưa, chiều từ việc tiếp phát các chương trình của Trung ương, của tỉnh cho đến tổng hợp, điểm tin về tình hình của địa phương.
Ðể đổi mới và nâng cao chất lượng các chương trình phát thanh và truyền hình, Ðài Truyền thanh Ðầm Dơi cũng đã mở các chuyên mục được tuyên truyền thường xuyên như: Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, thuế và cuộc sống, xây dựng nông thôn mới, công đoàn, phụ nữ, kế hoạch hoá gia đình…
Bí thư Huyện uỷ Ðầm Dơi Phạm Chí Dũng đánh giá cao những đóng góp tích cực của Ðài Truyền thanh Ðầm Dơi trong công tác tuyên truyền phục vụ nhiệm vụ chính trị của huyện trong thời gian qua. Thông qua việc phản ánh nhanh nhạy những thông tin thời sự về tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của huyện, nêu gương điển hình tiên tiến cũng như phê phán những hiện tượng tiêu cực trong xã hội và đời sống Nhân dân. Ðặc biệt là việc tuyên truyền đưa nghị quyết của Ðảng vào cuộc sống là một trong những nội dung trọng tâm được Ðài Truyền thanh huyện tích cực chỉ đạo và thực hiện có hiệu quả.
Nhà báo Lữ Hoàng Triệu trăn trở: “Ðể nâng cao chất lượng hoạt động của công tác truyền thanh cơ sở, cùng với việc đầu tư nâng cấp, xây dựng mới hệ thống cơ sở vật chất rất cần sự tích cực, chủ động của các xã, thị trấn trong việc quản lý, duy tu bảo dưỡng thiết bị, máy móc. Bên cạnh đó, cần có những lớp tập huấn, nâng cao nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ truyền thanh phát huy được hiệu quả cao nhất trong công tác tuyên truyền”./.
Bài và ảnh: Thanh Phương
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 6/2019
- ·Tháo gỡ khó khăn phát triển nguồn điện theo hình thức IPP
- ·Không ngừng nỗ lực vì cộng đồng
- ·Điều chỉnh chỉ tiêu phấn đấu thu ngân sách 27 cục hải quan tỉnh, thành phố
- ·Thủ tướng: Doanh nghiệp phải đổi mới năng suất chất lượng, vươn lên trong chuỗi cung ứng toàn cầu
- ·Hải quan TPHCM sẽ tiếp nhận Giấy phép nhập khẩu xuất bản phẩm bằng điện tử
- ·Ngành Công nghiệp cơ khí: Nan giải bài toán tồn tại
- ·Thêm giải pháp gia tăng hiệu quả xuất nhập khẩu hàng hóa
- ·Hà Nội xử lý vi phạm trật tự an toàn hành lang đường sắt
- ·Giảm thiểu tác động bất lợi với môi trường trong quy hoạch phát triển điện quốc gia
- ·Tai nạn thảm khốc ở Quảng Nam: Tiết lộ danh tính các nạn nhân
- ·Hải quan TP Hồ Chí Minh: Chống thất thu đạt hiệu quả cao
- ·Thú chơi ngông 'không giống ai' của 5 đại gia Việt
- ·Hải quan Quảng Ninh ủng hộ hơn 100 triệu đồng chống Covid
- ·Doanh nghiệp đồng hành cùng quyền lợi người tiêu dùng khi diễn biến phức tạp của dịch Covid
- ·Hải quan Thành phố Hồ Chí Minh: Hiệu quả từ đồng hành, lắng nghe, kịp thời hỗ trợ doanh nghiệp
- ·Chứng khoán Thái Lan bị phạt vì mua chui cổ phiếu
- ·Tiếp tục hoàn thiện chính sách công nghiệp
- ·6500 doanh nghiệp tham gia 'chấm điểm phục vụ' của DDCI Quảng Ninh 2018
- ·Hải quan Quảng Ninh thu hơn 2,2 tỷ đồng từ kiểm tra sau thông quan