【bảng xếp hạng hạng 2 trung quốc】Hiện đại hoá nghề khai thác biển
(CMO) Việc Uỷ ban Châu Âu (EC) rút thẻ vàng đối với sản phẩm thuỷ sản khai thác của Việt Nam xuất khẩu vào EU đã ảnh hưởng đến uy tín, thương hiệu cũng như giá trị xuất khẩu của sản phẩm thuỷ sản cả nước nói chung, Cà Mau nói riêng. Tuy nhiên, đây cũng chính là cơ hội để chúng ta nhận rõ những bất cập trong việc quản lý, phát triển nghề biển cả về những quy định pháp lý, quy định về vùng khai thác, đánh bắt, nhật ký khai thác... nhằm tạo tiền đề cho nghề khai thác biển của tỉnh phát triển theo hướng hiện đại.
Bài cuối: Cơ hội cho nghề biển phát triển
Thực tế không chỉ từ khi Việt Nam bị EC rút thẻ vàng đối với sản phẩm thuỷ sản khai thác của Việt Nam xuất khẩu vào EU mà Cà Mau mới tập trung chỉ đạo, khắc phục những khuyến nghị của EC. Thực tế, Cà Mau đã tập trung đầu từ mạnh mẽ cho lĩnh vực khai thác biển một cách mạnh mẽ từ trước đó cũng như đã và đang tăng cường công tác kiểm tra, quản lý khai thác hải sản.
Đầu tư cho kinh tế biển
Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Châu Công Bằng cho biết: “Cà Mau đang từng bước quy hoạch lại đội tàu sao cho phù hợp với nguồn lợi theo hướng giảm về số lượng nhưng tăng về chất lượng”. Đặc biệt, với Nghị định 67/2014 về một số chính sách phát triển thuỷ sản, Cà Mau bắt đầu hình thành đội tàu cá công suất lớn, được đầu tư trang thiết bị hiện đại để vươn khơi đánh bắt.
Nhiều ngư dân Sông Đốc đã đầu tư những con tàu có công suất lớn và trang thiết bị hiện đại để vươn khơi đánh bắt. Ảnh: MINH TẤN |
Ông Nguyễn Văn Phỉnh, Khóm 4, thị trấn Cái Đôi Vàm, cho biết: “Nghị định 67/2014 đã hỗ trợ nguồn vốn theo nguyện vọng của ngư dân để đóng mới tàu cá. Nếu không có nghị định này, cả đời tôi không biết có đóng được tàu lớn như ước mơ hay không nữa”. Nhờ Nghị định 67/2014, sau 25 năm hành nghề khai thác biển, ông Nguyễn Văn Phỉnh đã thoả giấc mơ vươn khơi với chiếc tàu mới có công suất 830 CV, chi phí đóng mới hơn 15 tỷ đồng.
Nói về hiệu quả của những chiếc tàu đóng mới theo Nghị định 67/2014, ông Phỉnh cho biết: “Hiệu quả kinh tế rất lớn, mỗi chuyến biển đều thu được trung bình trên 1 tỷ đồng. Bản thân tôi vụ rồi có thất hơn những chủ tàu khác nhưng cũng thu được trên 600 triệu đồng”.
Không chỉ tàu khai thác, đội tàu dịch vụ hậu cần để phục vụ ngư dân trên biển cũng được phát triển mạnh mẽ. Điều này giúp mỗi chuyến ra khơi của ngư dân giảm chi phí, tăng thu nhập. Tính đến nay, UBND tỉnh đã phê duyệt 91 tàu đủ điều kiện đóng mới, các ngân hàng đã ký hợp đồng cho vay đóng mới 32 tàu, với số vốn trên 356 tỷ đồng. Trong đó, có 9 tàu dịch vụ hậu cần và 23 tàu khai thác. Bên cạnh đó, tỉnh cũng đã đầu tư đồng bộ hệ thống dịch vụ hậu cần nghề cá, bến neo đậu, cảng cá trên địa bàn tỉnh.
Ngư dân Sông Đốc sau chuyến ra khơi. Ảnh: THANH QUANG |
Để phát triển kinh tế biển, Cà Mau đang triển khai các giải pháp đồng bộ, theo đó tăng cường thu hút đầu tư, xây đựng Cảng biển tổng hợp Hòn Khoai, Cảng Năm Căn, Cảng biển Sông Đốc để trở thành địa phương có sự đột phá trong phát triển kinh tế biển. Song song đó, tỉnh cũng có định hướng phát triển đa dạng loại hình dịch vụ, nhất là dịch vụ vận tải biển, hàng hải... Hiện tỉnh đang tập trung nguồn lực phát triển kinh tế biển, ven biển thành khu vực năng động, làm động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của tỉnh. Trong đó, chú trọng phát triển các cảng tổng hợp Hòn Khoai, Sông Đốc và Khu Kinh tế Năm Căn. Tập trung khai thác thế mạnh các đảo, bờ biển để phát triển dịch vụ hậu cần nghề cá, du lịch biển như Hòn Khoai, Hòn Chuối, Hòn Đá Bạc, đồng thời ưu tiên đầu tư xây dựng Đảo Thanh niên Hòn Chuối.
Đa dạng kinh tế biển
Để kinh tế biển phát triển tương xứng với tiềm năng, lợi thế vốn có, tỉnh Cà Mau tập trung mạnh mẽ việc khuyến khích ngư dân vươn khơi đánh bắt, quy hoạch lại đội tàu và dần loại bỏ những nghề khai thác mang tính huỷ diệt nguồn lợi hải sản, gây ảnh hưởng đến môi trường. Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau đã ban hành kế hoạch thực hiện Đề án Tổ chức lại sản xuất trong khai thác hải sản trên địa bàn tỉnh Cà Mau. Trong Chương trình bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh, đã triển khai thực hiện hoàn thành Dự án “Tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng dân cư trong công tác bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản”.
Ông Châu Công Bằng cho biết: “Chúng tôi định hướng, quy hoạch nghề khai thác hải sản đạt mục tiêu, hiệu quả, hợp lý gắn với phát triển bền vững. Quy hoạch theo hướng chọn lọc, định hướng đến năm 2025 đội tàu giảm còn 4.500 chiếc và tiếp tục giảm số lượng đội tàu đến năm 2030. Sản lượng khai thác giảm từ đây đến năm 2025 và giữ ổn định đến năm 2030. Do khai thác có chọn lọc, chú trọng khai thác những loại hải sản có giá trị kinh tế cao nên dù giảm về sản lượng nhưng tăng về giá trị kinh tế”.
Tuy nhiên, bên cạnh việc đầu tư cho kinh tế biển, tỉnh cần phát triển các ngành, lĩnh vực có liên quan như dịch vụ, du lịch. Du lịch biển của Cà Mau hiện phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế hiện có. Hiện tại, tỉnh chỉ mới đầu tư các khu du lịch, vui chơi giải trí phục vụ nhu cầu khách tham quan du lịch. Cà Mau đang nỗ lực tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật, hạ tầng du lịch và phát triển các ngành có liên quan như tăng cường hướng dẫn thủ tục, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh du lịch chủ động lập quy hoạch chi tiết xây dựng cơ sở hạ tầng kết nối du lịch... nhằm phát triển mạnh mẽ dịch vụ du lịch nói chung và du lịch biển của tỉnh nói riêng. Vấn đề này cần có chính sách cụ thể về ưu đãi đầu tư phát triển du lịch biển, ưu tiên đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế đồng bộ, trong đó ưu tiên hạ tầng giao thông đối với những vùng có tiềm năng phát triển du lịch, nhất là kết nối hạ tầng đồng bộ giữa các điểm du lịch quan trọng của tỉnh.
Song song đó, cần có chính sách hợp lý cho việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực phục vụ lĩnh vực kinh tế biển. Đó là nguồn nhân lực phục vụ kinh tế thuỷ sản (bao gồm khai thác, nuôi trồng và chế biến thuỷ sản); nguồn nhân lực phục vụ du lịch biển đạt tiêu chuẩn quốc tế; nguồn nhân lực phục vụ kinh tế hàng hải như khai thác cảng, vận tải biển và đóng tàu... Tích cực huy động các nguồn vốn đáp ứng nhu cầu phát triển nguồn nhân lực phục vụ kinh tế biển. Liên kết với với các trường cao đẳng, đại học, trường dạy nghề trong nước và quốc tế để đạo nguồn nhân lực kinh tế biển, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.
Ông Châu Công Bằng khẳng định: "Nếu có sự đầu tư đồng bộ cho kinh tế biển, chúng ta không chỉ phát triển ngành khai thác hải sản theo hướng hiện đại, hiệu quả hơn mà còn có thể kéo theo sự phát triển tích cực cho các lĩnh vực kinh tế khác, nhất là thu hút đầu tư, giải quyết việc làm, giảm nghèo bền vững, đặc biệt là góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc"./.
Đặng Duẩn
Bài 1: Ngư dân hiện đại
Bài 2: Toàn lực khắc phục “thẻ vàng”
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp
- ·Hà Nội: Sẽ hết cảnh “ở trọ” tiền tỷ?
- ·Sông Đà Thăng Long sẽ thi công xử lý hố tử thần
- ·Mỹ kêu gọi ASEAN có hành động thống nhất trong vấn đề Biển Đông
- ·Tập trung phát triển vùng nuôi tôm nước lợ
- ·Thượng đỉnh G7: Mỹ và Pháp sắp đạt được thoả thuận đánh thuế công nghệ
- ·Phí bảo lãnh BĐS sẽ dựa vào uy tín của chủ đầu tư
- ·Thủ tướng Ba Lan thành lập chính phủ mới sau chiến thắng áp đảo
- ·Giá vàng hôm nay 22/3: Lao dốc khi Mỹ tăng cường bảo vệ người gửi tiền
- ·Đề nghị đặt kỳ hạn cho quy hoạch “treo”
- ·Buổi nói chuyện P
- ·Báo Bỉ: “39 nạn nhân thiệt mạng có thể không phải do chết cóng“
- ·Nhận diện thủ đoạn quảng cáo nhà đất giá rẻ giăng bẫy khách hàng
- ·Nhiều hành vi bị cấm đối với nhà chung cư theo Luật Nhà ở mới
- ·Người đứng đầu các cơ sở y tế phải chịu trách nhiệm nếu để thiếu thuốc, thiết bị y tế
- ·Nông dân 'vỡ hoang' đất dự án
- ·Các nước cảnh giác hơn sau cái chết của thủ lĩnh IS Baghdadi
- ·Không gian quyến rũ 'từng centimet' với phong cách Shabby Chic
- ·Khắc phục 'thẻ vàng' IUU: Quản lý chặt thiết bị giám sát hành trình
- ·Nhà ở bị trực xung và cách hóa giải