【trực tuyến hôm nay】VBF 2016: Việt Nam luôn đón chào nhà đầu tư nước ngoài
Vẫn nặng gánh chi phí không chính thức
Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF) thường niên năm 2016 với chủ đề “Nâng cao vai trò khu vực kinh tế tư nhân,ệtNamluônđónchàonhàđầutưnướcngoàtrực tuyến hôm nay tăng cường hợp tác giữa doanh nghiệp trong nước và nước ngoài vì sự phát triển hài hoà của nền kinh tế Việt Nam” do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức tại Hà Nội ngày 5-12. VBF 2016 đã thu hút đông đảo sự tham gia của các hiệp hội DN nước ngoài, đại diện các bộ ngành và Chính phủ Việt Nam.
Phát biểu tại VBF 2016, Tiến sĩ Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI cho rằng, Chính phủ đã đưa ra hàng loạt giải pháp cụ thể để tạo thuận lợi cho DN hoạt động và phát triển. Dù thời gian chưa dài nhưng đã tạo ra những hiệu ứng tích cực.
“Điểm tích cực nhất có thể thấy là ít có thời điểm nào, Chính phủ và các bộ ngành đã dành nhiều thời gian, ưu tiên cho công tác xây dựng thể chế, sửa đổi, ban hành pháp luật như thời gian vừa rồi. Và cũng ít cho thời điểm nào Chính phủ dành rất nhiều thời gian lắng nghe và đối thoại với các doanh nghiệp như những tháng qua”, ông Vũ Tiến Lộc đánh giá.
Về phía các DN nước ngoài, bà Virginia B. Foote, Chủ tịch Hiệp hội DN Hoa Kỳ (AmCham) tại Việt Nam cho hay, lợi thế cạnh tranh mạnh nhất của Việt Nam là sự tăng trưởng kinh tế ổn định, lạm phát được kiểm soát, tiền tệ được quản lý chặt chẽ.
Mặc dù nhận được nhiều tín hiệu tích cực về thay đổi môi trường kinh doanh và việc nâng cao năng lực cạnh tranh của DN, nhưng theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, lực lượng DN tư nhân Việt Nam tuy số lượng đông đảo, chiếm tới 97%, nhưng chưa đủ mạnh khi thiếu những DN đủ tầm, đủ tiêu chuẩn và khả năng dẫn dắt cuộc chơi ngay tại thị trường trong nước cũng như tham gia sân chơi hội nhập.
Cụ thể, ông Vũ Tiến Lộc đã thẳng thắn chỉ ra rằng, môi trường kinh doanh của Việt Nam dù đã có những thay đổi khá tốt trong thời gian qua nhưng so với các quốc gia khác, trước hết trong khu vực ASEAN thì vẫn còn khoảng cách khá lớn. So với mong muốn của doanh nghiệp thì lại càng xa.
“DN Việt Nam vẫn phải nặng gánh các khoản chi trả không chính thức, gặp phải tình trạng nhũng nhiễu cho đến luôn phải tìm cách đối phó với những rủi ro có thể xảy ra từ thay đổi chính sách hay sự áp dụng và thực hiện không nhất quán, không dự đoán được của cơ quan Nhà nước các cấp…”, ông Lộc thẳng thắn nhận xét.
Đối xử bình đẳng với DN
Một trong những chủ đề lớn được bàn thảo tại VBF năm nay là việc tạo thuận lợi và cơ chế bình đẳng giữa DN trong nước và DN FDI.
Bà Virginia B. Foote chia sẻ, các DN của Amcham cho rằng thách thức lớn nhất là việc hiểu và áp dụng luật định không nhất quán, thực thi luật không thường xuyên, đồng đều, sự thiên vị và luật pháp không rõ ràng. Một ví dụ cụ thể là Thông tư 19 của Ngân hàng Nhà nước không nên áp đặt một hệ thống không cạnh tranh lên trên các hệ thống quốc tế hiện đại, sáng tạo, tin cậy và đã được sử dụng trên toàn cầu.
Cũng về vấn đề này, theo ông Han Dong Hee, Chủ tịch Hiệp hội DN Hàn Quốc (KoCham), để thực hiện chính sách kết nối giữa DN trong nước và FDI, cần tập trung mở rộng quan hệ mua bán phụ tùng và sản phẩm từ các DN Việt Nam. Cũng như, phải có chính sách mở rộng các kênh để các DN FDI có thể tiếp cận hàng hóa trung gian từ các DN nhỏ và vừa của Việt Nam.
Phản hồi kiến nghị của cộng đồng DN, theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, Việt Nam sẽ có chính sách đẩy mạnh kết nối giữa DN FDI và DN trong nước trên cơ sở chia sẻ thông tin về thị trường, phương thức quản trị, giúp DN Việt Nam hợp tác với nước ngoài.
“Quan điểm của Chính phủ hỗ trợ là tạo con đường thuận lợi để đi, nhưng các DN cần tự bước trên đôi chân của mình, hợp tác, hỗ trợ nhau cùng bước nhanh đến đích”, Bộ trưởng nói.
Phát biểu tại VBF 2016, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tiếp tục nhấn mạnh sẽ tạo điều kiện tối đa, hỗ trợ để DN phát triển. Theo đó, Chính phủ luôn coi kinh tế tư nhân là lực lượng quan trọng, có ảnh hưởng lớn đến mục tiêu phát triển kinh tế.
“Quan điểm xuyên suốt là mọi DN, không phân biệt DN tư nhân hay DN FDI đều bình đẳng trước pháp luật, khuyến khích tinh thần hợp tác và cạnh tranh lành mạnh”, Thủ tướng nói.
Chính vì thế, Chính phủ mong muốn, các DN FDI kiên trì hoạt động đầu tư, đặt niềm tin vào những cải cách của Việt Nam, chuyển giao công nghệ tiên tiến, đào tạo nhân lực, chia sẻ kinh nghiệm quản trị, có trách nhiệm với xã hội, chung tay cùng bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường.
“Việt Nam không đón chào những nhà đầu tư coi Việt Nam là nơi chuyển giá, là nơi trốn tránh trách nhiệm môi trường, đi ngược lại những nguyên tắc cơ bản và giá trị cốt lõi đã cam kết. Vì những điều đó không chỉ phương hại đến lợi ích phát triển bền vững của Việt Nam mà còn tổn hại đến uy tín, sự mẫu mực của các nhà đầu tư khác đang có mặt ở Việt Nam. Làm giảm tính hấp dẫn thu hút các nhà đầu tư tiềm năng, danh tiếng trên thế giới đến với Việt Nam”, Thủ tướng nhấn mạnh.
Tuy nhiên, mặc dù đánh giá cao vai trò của DN FDI, nhưng Thủ tướng cũng yêu cầu phải có đội ngũ DN trong nước vững mạnh nên cần phải thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh, để mọi thành phần kinh tế được hưởng lợi, phấn đấu vì mục tiêu 1 triệu DN vào năm 2020.
Do vậy, Chính phủ đề nghị các bộ, ngành tiếp thu, nghiên cứu những đề xuất, kiến nghị phù hợp của diễn đàn để sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật có liên quan, chấn chỉnh những bất cập kéo dài. Bộ Kế hoạch Đầu tư phải tiếp tục theo dõi, đôn đốc, định kỳ báo cáo Thủ tướng kết quả thực hiện và thông báo, phản hồi cho Diễn đàn biết việc tiếp thu thu, sửa đổi.
“Chúng ta nghe phản hồi nhưng phải có biện pháp giải quyết đúng mức, kịp thời, không phải nghe, biết, rồi để đó. Cái chính là Nhà nước được gì, DN được gì, nhân dân được gì? 3 câu hỏi này đặt ra để làm tốt hơn, mà trước hết là phải cải thiện môi trường đầu tư trong thời gian tới. Trên tinh thần đó, Chính phủ nỗ lực hành động, để cộng đồng DN Việt Nam có thể cùng nhau hợp tác, lớn mạnh trên sân nhà và vươn ra toàn cầu”, Thủ tướng nêu rõ.
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Mưa lớn gây sạt lở trên đèo Bảo Lộc, giao thông ùn tắc
- ·Có xứng là pa
- ·Người nhiễm HIV ở nhóm MSM gia tăng
- ·Agribank Cà Mau trao 117 triệu đồng quỹ học bổng
- ·Tín dụng chờ bơm 2,5 triệu tỷ đồng năm 2025, nhu cầu vốn đến từ lĩnh vực nào?
- ·Chú trọng an toàn thực phẩm trong trường học
- ·Đưa quy ước vào cuộc sống
- ·Hơn 370 ngàn lao động nông thôn được đào tạo nghề giai đoạn 2010
- ·Ngày 5/1: Giá gạo trong nước giảm mạnh
- ·Ðổi mới tuyên truyền chính sách bảo hiểm
- ·Mạng xã hội lớn nhất thế giới Facebook bị sập mạng toàn cầu?
- ·Phòng bệnh thoái hoá đốt sống cổ
- ·Phòng cháy, chữa cháy
- ·Song hành nhiệm vụ kép trong giáo dục
- ·Gã khổng lồ Facebook tuyên chiến với các đường link vô bổ
- ·Nâng bước tương lai
- ·Hỗ trợ kinh phí cho đảng viên khó khăn
- ·Thống nhất công nhận thành phố Cà Mau hoàn thành xây dựng nông thôn mới
- ·Thị trường thiết bị đeo thông minh đang tăng trưởng mạnh mẽ
- ·Nhận định, soi kèo Alanyaspor vs Gaziantep, 23h00 ngày 14/12: Cửa dưới ‘tạch’