【tỉ so】Phải công bằng trong việc biên soạn SGK
Tán thành một chương trình nhiều bộ sách giáo khoa nhưng các đại biểu Quốc hội băn khoăn về cách làm để đảm bảo tính công bằng - Ảnh: Ngọc Thắng
Sáng 20.11,ảicôngbằngtrongviệcbiênsoạtỉ so Quốc hội thảo luận dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa (CT-SGK).
Bộ cũng ngang bằng với các tổ chức, cá nhân khác
Hầu hết đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tán thành việc QH cần ban hành Nghị quyết về đổi mới CT-SGK phổ thông.
Để đảm bảo tính chủ động trong quá trình đổi mới, một số ĐB đồng tình với đề xuất Bộ GD-ĐT cần chỉ đạo việc biên soạn một bộ SGK đầy đủ.
ĐB Nguyễn Xuân Trường (Hải Phòng) phát biểu: “Bộ cần tổ chức biên soạn một bộ sách để đảm bảo yêu cầu lộ trình đổi mới, nhưng với điều kiện Bộ cũng ngang bằng với các cá nhân, tổ chức khác để đảm bảo tính công bằng, cạnh tranh bình đẳng”.
Tuy nhiên, vẫn còn không ít ĐB tiếp tục bày tỏ băn khoăn về việc Bộ có nên biên soạn SGK hay giao cho các tổ chức cá nhân khác. ĐB Nguyễn Thành Tâm (Tây Ninh) cho rằng Bộ không nên biên soạn mà chỉ nên tập trung thiết kế chương trình chuẩn. Đồng thời thẩm định, cân đối nguồn lực nhà nước để thực hiện, tạo điều kiện xã hội hóa.
Đồng tình với chủ trương cần có nhiều bộ SGK nhưng ĐB Đoàn Nguyễn Thùy Trang (TP.HCM) nhận định: “Cách thể hiện trong đề án cảm giác chỉ có Bộ tham gia biên soạn, các chủ thể biên soạn khác chưa rõ”. ĐB Trang đề nghị cần làm rõ chủ thể tham gia biên soạn, thẩm định để xã hội yên tâm, tránh tình trạng “trăm hoa đua nở”, ai cũng làm thì sẽ lãng phí. “Cần xây dựng tiêu chuẩn những người được tham gia biên soạn, thẩm định. Bộ nên có quy trình, tiêu chí thẩm định, biên soạn và công bố công khai cho dân biết, giám sát”, ĐB Trang đề xuất.
Giáo viên là yếu tố then chốt
Nhiều ĐB bày tỏ sự băn khoăn khi chưa rõ việc xây dựng, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên để thực hiện CT-SGK mới trong khi đây là yếu tố quyết định việc thành công của đổi mới.
ĐB Nguyễn Thành Tâm phát biểu: “Vai trò của người thầy là quyết định, vì vậy phải chú trọng bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ này. Muốn thế phải thay đổi chương trình đào tạo giáo viên hiện nay của các trường sư phạm. Bảo đảm đời sống để thầy cô chuyên tâm với nghề. Thực hiện chuyển đổi những giáo viên không đủ điều kiện”.
ĐB Nguyễn Thị Kim Thúy (Đà Nẵng) đồng quan điểm khi cho rằng việc đổi mới dù theo xu hướng nào cũng không quan trọng bằng đổi mới phương pháp dạy và học, đổi mới phương pháp đào tạo giáo viên. “Đề án mới chỉ dừng ở lời hứa hẹn chứ chưa có giải pháp gì cụ thể”, ĐB Thúy nói.
ĐB Đoàn Nguyễn Thùy Trang cũng cho rằng cần 2 đề án nữa để bảo đảm đề án CT-SGK thành công, đó là đề án về hoàn thiện cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên. Vì đây là 2 yếu tố tiên quyết để thực hiện thành công đổi mới CT-SGK. Vì vậy, Bộ cần báo cáo cách thức, kinh phí để thực hiện đề án này nhằm giúp QH có cái nhìn tổng thể trước khi thông qua đề án này. Phải đầu tư cho đội ngũ giáo viên cả về trình độ và đời sống thì họ mới yên tâm giảng dạy.
Dự báo xảy ra 2 khả năng
Trên cơ sở tổng hợp các ý kiến thảo luận của ĐBQH tại các tổ trước đó, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận đã có phát biểu giải thích.
Ông Luận nêu thực tế VN hiện vẫn chưa có bộ máy chuyên sâu, đội ngũ chuyên gia nghiên cứu chuyên về CT-SGK. Lần này, Bộ cũng kỳ vọng vào đội ngũ chuyên gia, nhà giáo; tranh thủ vào sự giúp đỡ của thế giới. Bộ cũng đã ký kết, tranh thủ sự giúp đỡ của các hội thành viên của Liên hiệp Các hội khoa học kỹ thuật VN.
Lý giải việc Bộ GD-ĐT đề xuất Bộ biên soạn SGK đồng thời khuyến khích các tổ chức cá nhân khác làm, Bộ trưởng Luận cho rằng thực tế trước đây lực lượng tham gia biên soạn không nhiều vì yêu cầu rất cao về khoa học, thời gian làm sách dài, đãi ngộ chưa thỏa đáng... Lần này, theo dự báo lực lượng làm còn ít hơn vì cách làm sách mới, tiếp cận theo phát triển năng lực học sinh chứ không phải chỉ là truyền thụ kiến thức.
Ông Luận dự báo sẽ có 2 khả năng xảy ra trong lần thay
CT-SGK sắp tới. Một là xã hội hóa thì sẽ có nhiều nhóm tập thể biên soạn, nhiều sách để lựa chọn. Thứ hai là chưa có nhiều người sẵn sàng viết sách, sách viết ra không đáp ứng yêu cầu, không kịp thời gian, có thể có những mảng sách không ai làm cả. “Bộ mong muốn khả năng thứ nhất. Nhưng thực tế lại cảnh báo khả năng thứ 2 rất dễ xảy ra. Vì vậy, Chính phủ chọn phương án Bộ làm một bộ SGK là để Chính phủ chủ động với bất cứ tình huống nào xảy ra. Tính toán này là thận trọng, cần thiết”, ông Luận chia sẻ.
Ông Luận cũng khẳng định: “Ở đây tuyệt nhiên không có cục bộ, lợi ích nhóm. Đặc biệt, phương án xã hội hóa cũng là do Bộ đề xuất”.
18 đề án đổi mới giáo dục
Về vấn đề thẩm định, Bộ trưởng Luận cho hay sẽ do một hội đồng khoa học thẩm định là các nhà giáo, chuyên gia không tham gia vào nhóm viết sách do bộ và các cơ quan hữu quan giới thiệu. Trong lần làm sách này, danh sách Hội đồng thẩm định phải được báo cáo Hội đồng phát triển nhân lực quốc gia, Ủy ban Quốc gia về đổi mới GD-ĐT, Thủ tướng quyết định. Đây là hội đồng độc lập, hoạt động theo quy chế riêng. Có tiêu chuẩn, tiêu chí, quy trình hoạt động. Bộ căn cứ kết quả thẩm định để cho phép lưu hành những bộ sách đạt yêu cầu.
Bộ trưởng Luận cũng cho biết để đổi mới căn bản toàn diện GD-ĐT, có 18 đề án, CT-SGK chỉ là một trong số đó.
Theo Thanh niên
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Xe container mất lái, thùng hàng lăn lóc giữa đường
- ·PM Phúc meets Premier of Quebec, Canadian firms
- ·PM backs defence co
- ·Abiding to international law key to settle South China Sea issue
- ·TP.HCM: Vi phạm giao thông, nam thanh niên đánh CSGT ngất xỉu
- ·Việt Nam, Cambodia universities forge ties
- ·President Quang visits Japan’s Gunma prefecture on State visit
- ·Environment minister takes the heat
- ·Dự báo thời tiết ngày mai 8/7/2015: Ngày nắng, chiều tối có mưa rào và dông vài nơi
- ·Leaders commemorate Hồ Chí Minh’s birthday
- ·Khủng bố IS: Số phận ‘rẻ mạt’ của những cô gái trong khu chợ nô lệ
- ·Việt Nam, Cambodia universities forge ties
- ·Việt Nam asks China to stop bomber drills in Hoàng Sa
- ·Việt Nam hopes to receive help from Global Environment Fund
- ·Vụ cháy 4 người chết ở TP.HCM: Hàng xóm kể phút tháo chạy vì nhà đổ sập
- ·NA adopts law
- ·Denmark: A close partner in past and future
- ·Deputy PM fields lawmakers’ concerns on SEZs, cryptocurrency: NA
- ·Mùa mưa năm nay ở khu vực Nam Bộ có gì đặc biệt?
- ·President welcomes US Senator