【puebla đấu với toluca】Cụ thể hóa trách nhiệm của Hà Nội và TPHCM trong đầu tư 2 siêu dự án đường vành đai
Trình Quốc hội 2 siêu dự án đường vành đai | |
Đường vành đai 3 TPHCM tạo cơ hội phát triển vùng kinh tế trọng điểm phía Nam |
Đại biểu Tạ Đình Thi (đoàn Hà Nội) phát biểu tại phiên thảo luận. Ảnh: quochoi.vn |
Đại biểu Tạ Đình Thi (đoàn Hà Nội) bày tỏ đồng tình cao với chủ trương đầu tư dự án xây dựng đường Vành đai 3 TPHCM và dự án xây dựng đường Vành đai 4 vùng Thủ đô Hà Nội.
Việc Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư các dự án này vào thời điểm hiện nay là phù hợp, tạo sự bứt phá, sức lan tỏa của đầu tàu kinh tế và trung tâm đầu não chính trị, hành chính quốc gia.
Để 2 dự án trên có thể triển khai nhanh và sớm phát huy hiệu quả, đại biểu cho rằng cần rút kinh nghiệm từ các công trình đường bộ trước đây về công tác quy hoạch.
Bên cạnh việc quy hoạch, hướng tuyến hành lang công trình thì cần đặc biệt coi trọng và đồng bộ hóa công tác quy hoạch đối với các khu đô thị dân cư, khu tái định cư, quy hoạch cảnh quan, môi trường, công trình thoát nước, tránh tình trạng ô nhiễm, mất cảnh quan và ngập lụt thường xuyên xảy ra như hiện nay.
Về công tác giải phóng mặt bằng, việc cả 2 dự án nêu trên đều tách riêng dự án xây dựng công trình và dự án giải phóng mặt bằng, phân chia thành các dự án thành phần, giao cho các địa phương chủ trì thực hiện sẽ thúc đẩy quá trình triển khai nhanh và hiệu quả hơn, tiết kiệm thời gian và kinh phí.
Tuy nhiên, việc xác định đơn giá bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của địa phương nào do địa phương đó thực hiện mà không xây dựng khung giá chung cho toàn dự án sẽ có nguy cơ gây ra tình trạng so bì giá đền bù, khiếu kiện, đặc biệt đối với các khu vực giáp ranh giữa các địa phương.
Vì vậy, đại biểu Tạ Đình Thi đề nghị Chính phủ lưu ý vấn đề này, cần cụ thể hóa trách nhiệm đầu mối của TP. Hà Nội và TPHCM tại dự thảo Nghị quyết của các dự án khi quy định pháp luật hiện hành chưa có quy định về khái niệm cũng như trách nhiệm, quyền hạn cụ thể, vai trò để tổ chức thực hiện và quản lý dự án được thông suốt, hiệu quả.
Thống nhất cao với chủ trương đầu tư 2 dự án, song đại biểu Phạm Văn Hòa (đoàn Đồng Tháp) phân tích thêm: đây là dự án liên vùng, đi qua nhiều tỉnh mà mỗi tỉnh, thành phố có chính sách đền bù tái định cư khác nhau. Vị đại biểu này cũng đề xuất Chính phủ giao cho TPHCM và Hà Nội là đầu mối tổ chức thực hiện nhưng cũng cần làm rõ vai trò đầu mối, nhiệm vụ, quyền hạn để khi thực hiện được thuận lợi.
“Chính phủ cần có chỉ đạo thống nhất chính sách đền bù, nhất là địa phương có đất liền kề nhau mà địa giới hành chính lại khác nhau”, đại biểu Phạm Văn Hòa nói.
Ngoài ra, đại biểu cũng đề nghị Chính phủ quan tâm đến tác động môi trường về đất sản xuất nông nghiệp, cát, sỏi, sông ngòi để không làm ảnh hưởng đến sinh hoạt, đời sống của người dân.
Xung quanh chủ trương đầu tư 2 dự án, đại biểu Nguyễn Đại Thắng (đoàn Hưng Yên) dành nhiều sự quan tâm hơn cho dự án đường Vành đai 4 vùng Thủ đô Hà Nội.
Toàn cảnh phiên thảo luận. Ảnh: quochoi.vn |
Theo đại biểu, dự án đường Vành đai 4 vùng Thủ đô Hà Nội được chia thành 7 dự án thành phần do các địa phương quyết định đầu tư, đã xác định rõ nguồn vốn để thực hiện và tổ chức triển khai. Các địa phương trong vùng dự án đã cam kết bố trí đủ nguồn lực theo phân cấp để đầu tư dự án, bảo đảm hoàn thành dự án theo tiến độ đề ra.
Việc chia nhỏ các dự án thành phần, kêu gọi hợp tác công tư, giao cho các địa phương thực hiện theo hình thức cuốn chiếu là giải pháp cơ bản để bảo đảm nguồn vốn, rút ngắn tiến độ dự án.
Đại biểu đề nghị Chính phủ, các bộ, ngành, các địa phương cần tạo điều kiện tốt nhất cho chủ đầu tư, nhà thầu; thực hiện tốt việc quản lý đất đai dọc tuyến đường ngay từ khi quyết định chủ trương đầu tư dự án nhằm ngăn chặn tình trạng lấn chiếm đòi bồi thường hoặc xây dựng trên hành lang giao thông.
Đồng thời, cần có cơ chế phối hợp đồng bộ giữa các địa phương của dự án đi qua trong quá trình lập, thẩm định, phê duyệt dự án để địa phương chủ động trong việc bố trí vốn, bố trí địa điểm tái định cư ngay từ ban đầu khi tuyên án được phê duyệt.
“Đề nghị nghiên cứu làm rõ phương án giải phóng mặt bằng, làm rõ lộ trình đầu tư, rà soát để thiết kế và bố trí hệ thống thu phí trạm dừng nghỉ, cầu vượt, hầm chui, đặc biệt là các nút giao trên toàn tuyến, bảo đảm phù hợp, có tính kết nối với hệ thống giao thông trong vùng, từ đó phát huy hiệu quả theo đúng mục tiêu của dự án”, đại biểu đoàn Hưng Yên nhấn mạnh.
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Bảo hiểm xã hội 1 lần: Sự bù đắp một phần thu nhập cho người lao động
- ·Yêu cầu kiểm tra, theo dõi việc tổ chức các cuộc thi người đẹp, người mẫu
- ·Sau 1 tuần nhập cuộc Miss World, Hoa hậu Mai Phương thể hiện thế nào?
- ·Hoa hậu Giáng My, Ngọc Châu làm giám khảo cuộc thi sắc đẹp cho sinh viên
- ·Tụ tập quá khích ở Bình Thuận: Hàng trăm người tiếp tục ném đá, đốt xe cảnh sát trong đêm
- ·Thí sinh Hoa hậu Hoàn vũ trình diễn trang phục mang tên 'Quốc Cơ – Quốc Nghiệp'
- ·Anna Hoàng đăng quang Á hậu 1 Miss Eco Teen International 2023
- ·Màn trình diễn áo tắm của Á hậu Ngọc Hằng tại Hoa hậu Liên lục địa 2023
- ·Người mẹ trầm cảm nghi sát hại con ở Hà Nội: Bệnh trầm cảm sau sinh nguy hiểm như thế nào?
- ·Hoa hậu Đỗ Mỹ Linh đằm thắm, nền nã giữa dàn người đẹp nóng bỏng
- ·Chủ động sử dụng các công cụ PVTM để bảo vệ sản xuất trong nước
- ·Phan Kim Oanh bật khóc khi được bổ nhiệm thêm một nhiệm kỳ hoa hậu
- ·Hoa hậu Lương Thùy Linh lần đầu đóng phim: 'Chưa ai gọi tôi là bình hoa di động'
- ·Người đẹp 19 tuổi đăng quang Hoa khôi Sinh viên Việt Nam là ai?
- ·Việt Nam cần giải quyết bài toán nguồn nhân lực chất lượng cao
- ·Chung kết Miss Universe 2023: Bùi Quỳnh Hoa có cơ hội lọt top?
- ·Bùi Thị Xuân Hạnh đăng quang Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2023
- ·Hoa hậu Lương Thùy Linh lần đầu đóng phim: 'Chưa ai gọi tôi là bình hoa di động'
- ·Quảng Ninh: Khởi tố 4 đối tượng tàng trữ ma túy trong quán karaoke
- ·Hoa hậu H'Hen Niê: Nói tôi là đại gia thì 'đáng sợ' quá!