会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【tỷ số swansea】Cộng hòa Pháp!

【tỷ số swansea】Cộng hòa Pháp

时间:2024-12-23 18:35:45 来源:Nhà cái uy tín 作者:World Cup 阅读:569次

Là quốc gia có diện tích lãnh thổ rộng nhất châu Âu (551.602 km2) và đứng thứ 2 về dân số (khoảng 65 triệu người),ộnghòaPhátỷ số swansea trong quan hệ hợp tác và phát triển với Việt Nam, Cộng hòa Pháp luôn song hành vai trò hàng đầu cả về đầu tư (đứng thứ 2, sau Hà Lan) và trao đổi thương mại (thứ 3, sau CHLB Đức và Vương quốc Anh).

Big C - thương hiệu bán lẻ hàng đầu của Tập đoàn Bourbon - hoạt động có hiệu quả tại Việt Nam

Cộng hòa (CH) Pháp là một trong số ít quốc gia Tây Âu sớm thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam (12/4/1973). Ngay sau khi Việt Nam thống nhất đất nước, từ năm 1975 đến 1978, quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Pháp đã được mở ra và tăng cường về nhiều mặt. Minh chứng là tháng 4/1977, cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã thực hiện chuyến thăm chính thức CH Pháp và hai nước đã ký một loạt nghị định thư về tài chính. Pháp đã có những hỗ trợ đắc lực Việt Nam trong công cuộc ổn định và tái thiết đất nước sau thống nhất.

Những năm 80 của thế kỷ XX, quan hệ hai nước có phần chững lại bởi cái gọi là “vấn đề Campuchia” thời điểm đó. Tuy vậy, trong khi nhiều nước phương Tây rốt ráo trong thực thi các biện pháp cô lập Việt Nam thì Pháp lại tỏ ra chừng mực và thân thiện với Việt Nam. Từ năm 1989, mối quan hệ, hợp tác giữa hai nước được tăng cường và thể hiện rõ nét hơn. Pháp là nước phương Tây đi tiên phong trong việc xóa nợ, đồng thời giúp Việt Nam xử lý nợ với các nước chủ nợ thành viên Câu lạc bộ Paris.

Những năm cuối thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI, nhiều nguyên thủ quốc gia của Pháp đã tới thăm chính thức Việt Nam. Ở chiều ngược lại, nhiều lãnh đạo cao nhất của Đảng, Quốc hội và Chính phủ Việt Nam cũng đã thực hiện các chuyến thăm và làm việc tại Pháp. Từ các chuyến trao đổi đoàn cấp cao, hai nước đã định hình nhiều cơ chế hợp tác thiết thực và cụ thể. Chẳng hạn: Năm 1982, Ủy ban Hỗn hợp hợp tác văn hóa, khoa học kỹ thuật Liên Chính phủ ra đời và được tổ chức họp thường kỳ hai năm một lần; năm 1993, trên cơ sở Hiệp định giữa 2 Chính phủ, Nhà Pháp luật Việt - Pháp cũng được thành lập với nhiệm vụ hỗ trợ Việt Nam trong quá trình soạn thảo các văn bản pháp luật và đào tạo chuyên gia ngành tư pháp. Nhà Pháp luật Việt - Pháp họp luân phiên hàng năm ở mỗi nước do hai Bộ trưởng Tư pháp đồng chủ trì; Diễn đàn kinh tế, tài chính Việt - Pháp (2000) do Bộ Kinh tế Pháp và Viện chiến lược Phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam đồng tổ chức. Đây là diễn đàn đối thoại, trao đổi, đề xuất và định hướng chính sách giữa hai nhà nước được tổ chức hàng năm với những chủ đề mang tính thời sự liên quan đến tình tình kinh tế của hai nước và thế giới...

Do có nhiều cơ chế hợp tác sinh động, CH Pháp đã dành cho Việt Nam cùng với một số ít quốc gia trên thế giới được hưởng cả ba kênh viện trợ tài chính. Đó là viện trợ phát triển chính thức từ ngân khố, cho vay ưu đãi từ cơ quan phát triển Pháp (AFD) và Quỹ đoàn kết ưu tiên (FSP). Pháp trở thành nhà tài trợ ODA thứ 2 cho Việt Nam (sau Nhật Bản) và cho Việt Nam vay ưu đãi hơn 2 tỷ Euro cho các dự án phát triển như: Dự án vệ tinh VNREDSAT1 (57,8 triệu Euro), dự án tầu điện ngầm Hà Nội (280 triệu Euro), dự án Trường Đại học Khoa học công nghệ Hà Nội (100 triệu Euro). Năm 2008, Pháp đứng đầu trong số các nhà tài trợ song phương trong Nhóm các nhà tài trợ (CG) và cam kết viện trợ 380 triệu Euro cho Việt Nam trong năm 2009, tăng 228 triệu Euro so với năm 2007. Giai đoạn 2006 - 2010, theo tinh thần Tài liệu khung về quan hệ đối tác Việt - Pháp, Pháp cam kết viện trợ 1,4 tỷ USD cho Việt Nam tập trung phát triển 4 lĩnh vực: Xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội; chuyển giao công nghệ, phát triển nông nghiệp, công nghiệp và phát triển lĩnh vực tài chính phi ngân hàng...

Về đầu tư, Pháp từng nhiều năm đứng đầu các nước châu Âu đầu tư vào Việt Nam và chỉ chịu mất ngôi vị này cho Hà Lan khoảng một thập kỷ trở lại đây. Hiện Pháp là nhà đầu tư lớn thứ 2 của EU và đứng thứ 16/101 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới đầu tư vào Việt Nam với 450 dự án, tổng vốn đầu tư hơn 3,4 tỷ USD. Các lĩnh vực đầu tư của Pháp vào Việt Nam khá đa dạng, trong đó dịch vụ chiếm 52%, công nghiệp 37%, còn lại là nông nghiệp, các lĩnh vực khác và được phân bổ trên 30 địa phương, trong đó nhiều nhất là TP. Hồ Chí Minh (96 dự án), Hà Nội (56 dự án), Đồng Nai (18 dự án), Bà Rịa - Vũng Tàu và Quảng Nam mỗi tỉnh 8 dự án... Một số dự án lớn của Pháp có thể kể đến như: Nhà máy điện Phú Mỹ 2, dự án đường dây viễn thông của Tập đoàn France Telecom, hệ thống phân phối của Tập đoàn Bourbon...

Ngoài những thành tựu về đầu tư và quan hệ thương mại, CH Pháp còn là quốc gia mở ra nhiều lĩnh vực hợp tác khác với Việt Nam về: Văn hóa, khoa học và kỹ thuật; giáo dục và đào tạo; quốc phòng; hợp tác giữa các địa phương, vùng ở mỗi nước... Có thể nói ở tất cả các lĩnh vực hợp tác, các đối tác Pháp đều đã để lại ấn tượng và hiệu quả đối với Việt Nam

Đồng hành với ngôi vị thứ 2 về đầu tư, hàng chục năm nay, Pháp duy trì vị trí là bạn hàng thứ 3 của khối EU (sau Đức và Anh) với Việt Nam. Quan hệ thương mại song phương luôn tăng trưởng, năm sau cao hơn năm trước. Năm 2010, lần đầu tiên kim ngạch xuất nhập khẩu hai nước vượt ngưỡng 2 tỷ USD (cụ thể là 2,080 tỷ USD), trong đó, Việt Nam xuất khẩu đạt 1,1 tỷ USD, nhập khẩu từ Pháp 980 triệu USD. Tương tự, chỉ số đó tiếp tục bứt phá: năm 2011 là 1,660USD/1,2 tỷ USD; năm 2012 là 2,160 USD/1,590 USD. Hai năm trở lại đây, kinh tế Pháp vẫn chưa thực sự thoát ra khỏi khủng hoảng một cách bền vững, hoạt động giao thương Việt Nam - Pháp có phần chững lại. Do vậy, kim ngạch xuất nhập nhập khẩu hai chiều năm 2013 và 2014 lần lượt là 3,4 tỷ USD và 3,5 tỷ USD, đều giảm so với năm 2012.

Không phải ngẫu nhiên, đúng vào năm hai nước Việt Nam - CH Pháp kỷ niệm tròn bốn thập niên thiết lập quan hệ ngoại giao (ngày 25/9/2013) tại Paris, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Jean Ayrault đã ký Tuyên bố chung về quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước. Trong đó có nội dung nổi bật “...Pháp và Việt Nam ưu tiên tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực kinh tế, thương mại và đầu tư. Hai nước cam kết tạo điều kiện thuận lợi hơn cho doanh nghiệp hai nước tiếp cận thị trường, đầu tư kinh doanh...”.

Đây là cơ sở để có thể tin tưởng rằng: Quan hệ thương mại, đầu tư Việt Nam - Pháp sẽ tiếp tục phát triển và Pháp vẫn sẽ giữ thứ hạng cao trong quan hệ EU -Việt Nam. Thậm chí, Pháp có thể tăng tốc, vượt lên khi FTA giữa EU - Việt Nam được ký kết.

Bài 2: Vương quốc Anh và Bắc Ai-Len: Bạn hàng thứ hai và thị trường xuất siêu lớn nhất EU của Việt Nam

(责任编辑:Cúp C1)

相关内容
  • Hiệu quả từ chuyển đổi cây trồng
  • Mở đăng ký sự kiện H4TF: E
  • Vừa vào lớp 1, nhiều trẻ ‘vắt chân lên cổ’ học 9
  • Vị quan nào từng đòi chặt chân người thân vì xin chức tước?
  • Những câu hỏi xung quanh việc Ấn Độ cấm xuất khẩu gạo
  • Những địa phương nào cho học sinh nghỉ thứ Bảy?
  • Bài toán của học sinh nhưng khiến nhiều người loay hoay, tìm mãi không ra đáp án
  • 99% người chơi không tìm ra quy luật dãy số
推荐内容
  • Ngành Nông nghiệp tỉnh triển khai chỉ tiêu, nhiệm vụ trọng tâm năm 2023
  • Thầy hiệu trưởng nghẹn ngào nhớ về 13 học sinh Làng Nủ tử vong do lũ quét
  • Thầy hiệu trưởng nghẹn ngào nhớ về 13 học sinh Làng Nủ tử vong do lũ quét
  • Thần đồng công nghệ 15 tuổi đỗ đại học, 9 năm sau là chuyên gia số 1 Trung Quốc
  • Central Retail Việt Nam sẽ tiêu thụ khoảng 80 tấn khoai lang của Gia Lai
  • Thầy cô lội bùn dọn dẹp trường lớp