【keo.bong da tv】Những điểm mới đáng chú ý của Dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi, bổ sung
Tại Kỳ họp thứ 5,ữngđiểmmớiđángchúýcủaDựthảoLuậtGiáodụcsửađổibổkeo.bong da tv Quốc hội khóa XIV này, dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi, bổ sung được đưa ra thảo luận lấy ý kiến. Trước nhiều vấn đề thực tế đã không còn phù hợp với Luật hiện hành, Luật Giáo dục sửa đổi được kỳ vọng không chỉ phù hợp với hiện tại mà còn tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho giáo dục phát triển trong nhiều năm tới. Vậy dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi có gì mới đáng chú ý?
Tất cả mọi người đều có cơ hội học tập
Xu hướng giáo dục hiện đại phải mở rộng cơ hội học tập suốt đời cho mọi người được học tập trong bất kỳ điều kiện, hoàn cảnh nào và phương pháp giáo dục; chú trọng việc hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực của người học.
Người dân ở bất cứ hoàn cảnh nào đều có cơ hội học tập (ảnh minh họa: báo Phú Thọ)
Dự thảo Luật khẳng định, hệ thống giáo dục quốc dân là hệ thống giáo dục mở, liên thông gồm giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên; hệ thống phải được vận linh hoạt, liên thông theo cả 2 hướng: Liên thông dọc (giữa các cấp học và trình độ đào tạo) và Liên thông ngang (giữa các hình thức học/đào tạo).
Việc học tập suốt đời không chỉ diễn ra trong nhà trường chính quy mà còn được thực hiện tại các cơ sở giáo dục thường xuyên (GDTX), các thiết chế văn hóa, tại nơi làm việc, cộng đồng dân cư và thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng…
Hình thức học cũng đa dạng, phong phú, mở ra nhiều cơ hội cho người học có thể tiếp cận giáo dục tùy điều kiện, hoàn cảnh mỗi cá nhân. Việc sửa đổi này bảo đảm tính thống nhất giữa mục tiêu, chương trình, nội dung, phương pháp và hình thức giáo dục với tính chất của hệ thống giáo dục Việt Nam; cập nhật các xu hướng giáo dục hiện đại; phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của Việt Nam trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế; đáp ứng yêu cầu cách mạng công nghiệp 4.0.
Tiêu chuẩn với học sinh phổ thông có nhiều thay đổi
Sửa đổi mục tiêu của giáo dục phổ thông trong Dự thảo Luật là tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống văn hóa, lịch sử, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời; tạo sự tương thích của chương trình giáo dục Việt Nam với sự thay đổi của chương trình giáo dục tiên tiến như tại một số quốc gia có nền giáo dục trên thế giới.
Tiêu chí với học sinh phổ thông sẽ được nâng cao hơn so với hiện nay (ảnh minh họa)
Mục tiêu của giáo dục tiểu học nhằm hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ, năng lực của học sinh; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên trung học cơ sở.
Mục tiêu của giáo dục trung học cơ sở nhằm củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục tiểu học; bảo đảm cho học sinh có học vấn phổ thông nền tảng và những hiểu biết ban đầu về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học trung học phổ thông, trung cấp, học nghề hoặc tham gia vào cuộc sống lao động.
Mục tiêu của giáo dục trung học phổ thông nhằm bảo đảm cho học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục trung học cơ sở; hoàn thiện học vấn phổ thông và có những hiểu biết thông thường về kỹ thuật và hướng nghiệp, có điều kiện phát huy năng lực cá nhân để lựa chọn hướng phát triển, tiếp tục học đại học, cao đẳng, trung cấp, học nghề hoặc tham gia vào cuộc sống lao động”.
Hội đồng quốc gia chịu trách nhiệm về chương trình giáo dục phổ thông
Chương trình giáo dục phổ thông thể hiện mục tiêu giáo dục phổ thông; quy định những yêu cầu về phẩm chất và năng lực của học sinh cần đạt được sau mỗi cấp học, những nội dung giáo dục bắt buộc đối với tất cả học sinh trên phạm vi cả nước; phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động giáo dục và đánh giá kết quả giáo dục đối với các môn học ở mỗi lớp và mỗi cấp học của giáo dục phổ thông.
Chương trình giáo dục phổ thông thống nhất trong cả nước và được tổ chức thực hiện linh hoạt, phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương và cơ sở giáo dục. Chương trình giáo dục phổ thông phải được tổ chức thực nghiệm trước khi ban hành.
Hội đồng quốc gia chịu trách nhiệm về chương trình giáo dục phổ thông (ảnh minh họa)
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT thành lập hội đồng quốc gia thẩm định chương trình giáo dục; ban hành Chương trình giáo dục để sử dụng thống nhất trên cả nước. Hội đồng quốc gia thẩm định chương trình giáo dụcgồm các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, nhà khoa học, có kinh nghiệm, uy tín về giáo dục và đại diện các tổ chức có liên quan. Hội đồng phải có ít nhất một phần ba tổng số thành viên là các nhà giáo đang giảng dạy ở cấp học tương ứng. Hội đồng thẩm định và các thành viên Hội đồng phải chịu trách nhiệm về nội dung và chất lượng thẩm định.
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT quy định cụ thể tiêu chuẩn, quy trình biên soạn, chỉnh sửa chương trình giáo dục phổ thông; quy định nhiệm vụ, quyền hạn, phương thức hoạt động, tiêu chuẩn, số lượng và cơ cấu thành viên của Hội đồng quốc gia thẩm định chương trình giáo dục phổ thông; chịu trách nhiệm về chất lượng chương trình giáo dục phổ thông.
Giáo dục thường xuyên được hoạt động linh hoạt
Trong dự thảo Luật Giáo dục đã quy định thêm: Hệ thống giáo dục quốc dân là hệ thống giáo dục mở, liên thông gồm giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên.
Bổ sung nội dung về chính sách phát triển GDTX: Thúc đẩy việc học tập của người lớn. (Việc bổ sung quy định thúc đẩy việc học tập của người lớn thông qua giáo dục thường xuyên phù hợp với xu hướng quy định của luật giáo dục của một số quốc gia trên thế giới.); Bên cạnh đó cũng bổ sung quy định về trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức: có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động được thường xuyên học tập, bồi dưỡng để phát triển bản thân và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Quy định về các chương trình GDTX là rất mở, đa dạng, linh hoạt… đáp ứng mọi nhu cầu thực tế của người học.
Quy định mới sửa đổi, bổ sung cho phép cơ sở GDTX được tổ chức linh hoạt, đa dạng theo loại hình công lập và ngoài công lập để phù hợp với nhu cầu của người học và điều kiện thực tế các địa phương;
Hình thức học cũng đa dạng, phong phú, mở ra nhiều cơ hội cho người học có thể tiếp cận giáo dục tùy điều kiện, hoàn cảnh mỗi cá nhân
Việc học tập suốt đời không chỉ diễn ra trong nhà trường chính quy mà còn được thực hiện tại các cơ sở GDTX, các thiết chế văn hóa, tại nơi làm việc, cộng đồng dân cư và thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng…; Văn bằng, chứng chỉ GDTX được nhà nước đảm bảo, công nhận về mặt pháp lý (y như GD chính quy - căn cứ việc đánh giá chung kết quả theo chuẩn đầu ra để được cấp văn bằng theo trình độ đào tạo tương ứng).
Tiêu chí trình độ của giáo viên phổ thông, đại học sẽ chặt chẽ hơn
Dự thảo đã sửa đổi, bổ sung quy định về Nhà giáo: “Nhà giáo làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong nhà trường và cơ sở giáo dục khác, giữ vị thế quan trọng trong xã hội và có vai trò quyết định trong việc bảo đảm chất lượng giáo dục, được xã hội tôn vinh.
Nhà giáo phải đạt chuẩn nghề nghiệp theo quy định, không ngừng học tập, rèn luyện, nêu gương tốt cho người học; giữ gìn và phát huy truyền thống quý trọng nhà giáo, tôn vinh nghề dạy học; Nhà nước có chính sách đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng, đãi ngộ, bảo đảm các điều kiện cần thiết về vật chất và tinh thần để nhà giáo thực hiện vai trò và trách nhiệm của mình”.
Trình độ của giáo viên phổ thông, đại học sẽ chặt chẽ hơn (ảnh minh họa)
Việc sửa đổi quy định về trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo (đối với giáo viên Tiểu học và Trung học cơ sở, giảng viên đại học) nhằm phù hợp với Nghị quyết 29-NQ/TW “Tiến tới tất cả các giáo viên tiểu học, trung học cơ sở, giáo viên, giảng viên các cơ sở giáo dục nghề nghiệp phải có trình độ từ đại học trở lên, có năng lực sư phạm. Giảng viên cao đẳng, đại học có trình độ từ thạc sĩ trở lên và phải được đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm”. Bên cạnh đó còn để đảm bảo tính thống nhất giữa Luật Giáo dục (với tư cách là luật chung) với các quy định của các Luật chuyên ngành (Luật Giáo dục đại học...).
Sửa đổi quy định về bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ nhằm không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục theo chuẩn, từng bước phát triển theo yêu cầu hội nhập, đáp ứng tốt hơn nhu cầu thực tiễn. Hiện nay, chất lượng đào tạo giáo viên, giảng viên chưa đáp ứng kịp yêu cầu đổi mới nhất là yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá người học. Chính vì vậy, đội ngũ giáo viên phổ thông, giảng viên đại học cần phải được bồi dưỡng để trang bị thêm kiến thức, năng lực sư phạm thực hiện đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá người học phù hợp yêu cầu hội nhập quốc tế.
Thay đổi chính sách học phí với sinh viên sư phạm
Theo quy định hiện hành, sinh viên sư phạm không phải đóng học phí, kinh phí thực hiện chính sách không thu học phí sư phạm được ngân sách cấp bù cùng với kinh phí chi thường xuyên của cơ sở giáo dục.
Có thể thay miễn học phí cho sinh viên sư phạm bằng hình thức vay tín dụng (ảnh minh họa)
Tuy nhiên, chính sách này đã tồn tại một số hạn chế, bất cập như học sinh ra trường không làm đúng ngành giáo dục, dẫn đến chính sách hỗ trợ của nhà nước không hiệu quả, đồng thời chính sách này không còn phù hợp với xu hướng tự chủ hiện nay của các trường đại học nói chung và các trường sư phạm nói riêng, không thúc đẩy các trường sư phạm tích cực, chủ động khai thác nguồn thu để tăng cường cơ sở vật chất và nâng cao chất lượng đào tạo do phụ thuộc tâm lý chờ đợi ngân sách bao cấp, cấp bù học phí sư phạm.
Vì vậy Luật Giáo dục sửa đổi đã sửa quy định: Sinh viên sư phạm không phải đóng học phí, bằng quy định: Học sinh, sinh viên sư phạm được vay tín dụng sư phạm để đóng học phí và chi trả sinh hoạt phí trong toàn khóa học. Sau khi tốt nghiệp, nếu công tác trong ngành giáo dục đủ thời gian theo quy định sẽ thì được miễn khoản vay này.
Chính sách này mang lại một số ưu điểm như: Đối với học sinh: Sinh viên được vay tín dụng để nộp đủ mức học phí và có đủ chi phí sinh hoạt để yên tâm theo học, sau này ra trường làm đúng nghề sư phạm được xóa khoản vay, như vậy nếu sau khi ra trường làm trong ngành sư phạm thì sinh viên vẫn không phải chi trả khoản học phí.
Đối với trường sư phạm: Sinh viên đóng học phí đầy đủ cho nhà trường theo mức thu, trường có nguồn thu trực tiếp để chủ động trang trải chi phí.
Đối với Nhà nước: Thực hiện hỗ trợ đúng đối tượng, không còn tình trạng hỗ trợ kinh phí cho những người được đào tạo sư phạm nhưng ra trường đi làm ngành nghề khác, làm chính sách hỗ trợ không hiệu quả.
Tổ chức nước ngoài có thể kiểm định chất lượng giáo dục Việt Nam
Giáo dục là một lĩnh vực có tính quốc tế hóa rất cao. Vì vậy, hoạt động giáo dục và kiểm định giáo dục luôn có sự tham gia của các tổ chức nước ngoài. Dự thảo Luật đã bổ sung các tổ chức kiểm định giáo dục nước ngoài ở Việt Nam và tổ chức kiểm định giáo dục ở nước ngoài có thực hiện hoạt động kiểm định giáo dục ở Việt Nam.
Nội dung sửa đổi phân định rõ trách nhiệm quy định các điều kiện hoạt động và cho phép hoạt động của các tổ chức kiểm định giáo dục nước ngoài tại Việt Nam. Sự sửa đổi này bảo đảm hội nhập quốc tế về giáo dục, bảo đảm phân công, trách nhiệm quản lý nhà nước, phù hợp với quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục và Luật Giáo dục đại học.
Việc ban hành quy trình đánh giá đối với tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục nhằm mục đích nâng cao chất của hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục.
Tổ chức nước ngoài có thể kiểm định chất lượng giáo dục Việt Nam (ảnh minh họa)
Sẽ có quy định trường hợp không phải làm thủ tục công nhận văn bằng
Quy định hiện hành còn cứng nhắc, chưa đáp ứng được tính đa dạng của các hệ thống văn bằng trên thế giới cũng như các phương thức đào tạo mới và trong một số trường hợp chưa tạo điều kiện thuận lợi cho người học khi đề nghị công nhận văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp.
Quy định mới bổ sung các quy định cụ thể về các trường hợp không phải làm thủ tục công nhận văn bằng và giao cho Bộ GD-ĐT quy định cụ thể về điều kiện, trình tự, thủ tục công nhận văn bằng của người Việt Nam do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp.
Theo VOV
(责任编辑:Cúp C2)
- ·CPI cả năm 2022 tăng 3,15%, đạt mục tiêu Quốc hội đề ra
- ·Nam diễn viên bỏ vợ yêu Hoa hậu, cuộc sống về già gây chú ý
- ·Ngọc Trinh 'khác lạ' dưới ống kính của stylist
- ·Hoa hậu Khánh Vân ấn định thời gian tổ chức lễ cưới
- ·Cần đẩy mạnh khảo sát, kiểm tra chất lượng xăng dầu lưu thông trên thị trường
- ·Đỗ Thị Hà 'kín bưng' vẫn được ngợi khen khí chất tổng tài
- ·Vừa nhận tin vui, Lê Hoàng Phương đã khóc nghẹn vì mẹ, chuyện gì đây?
- ·Mẹ Thùy Tiên 'khoe' nhan sắc tựa Hoa hậu
- ·Sau tăng vốn, ROE thấp có phải là bất lợi của VPBank?
- ·Hoa hậu Mai Phương Thúy diện váy trễ ngực gợi cảm ở đám cưới Midu
- ·Cảnh báo: Biến chứng săm môi tại cơ sở thẩm mỹ không an toàn
- ·Không phải Miss Universe 2023, nàng á hậu 2 sẽ về Việt Nam
- ·Nam Em có động thái khiến fan mong chờ
- ·Hoa hậu Kỳ Duyên đăng ảnh táo bạo, fan khuyên: 'Mặc áo vào đi chị'
- ·Sức mạnh nằm ở lòng dân, ở niềm tin
- ·Lydie Vũ bất ngờ rớt hạng tại Miss Supranational 2024
- ·Cuộc thi bi hài nhất: Hoa
- ·Giám khảo Miss Supranational từ chối đánh giá Lydie Vũ
- ·Hải quan phối hợp bắt giữ hơn 142 tỷ đồng hàng hóa vi phạm trong tháng 8
- ·Hoa hậu Ngọc Châu trở thành Giám đốc Quốc gia Miss Cosmo Vietnam