【lich thi dau chau au】'Những người tham nhũng, về hưu cũng phải tử hình'
Đại biểu Đỗ Văn Đương trả lời báo chí
Đó là quan điểm của,ữngngườithamnhũngvềhưucũngphảitửhìlich thi dau chau au ĐBQH Đỗ Văn Đương (TP Hồ Chí Minh), Ủy viên Ủy ban Tư pháp bên lề Kỳ họp thứ 10, Quốc hội thứ XIII. Ông Đương bày tỏ quan điểm cần phải mạnh tay với tham nhũng.
- Thưa ông, sáng nay, Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh đã đọc báo cáo về tình hình phòng chống tham nhũng. Trong báo cáo, con số 1,2 triệu người kê khai tài sản tham nhũng, chỉ xác minh được 1.200 trường hợp, phát hiện 5 trường hợp có vi phạm, xử lý 2 trường hợp?
Theo tôi kiểm soát kê khai tài sản chỉ là một phương diện, quan trong là phải kiểm soát được thu nhập của người có chức vụ cao. Chứ cán bộ, công chức bình thường thì việc kê khai mang tính hình thức. Đơn thuần cán bộ công chức thu nhập bằng tiền lương không thì không có chức vụ quyền hạn để quyết định vấn đề gì thì việc kê khai cũng cần thiết nhưng không quan trọng bằng người quyết định cấp dự án, cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ…
- Thực tế, kê khai tài sản, thu nhập và kiểm soát tài sản, thu nhập vẫn hình thức trong khi văn bản quy phạm pháp luật về vấn đề này lại thiếu, vậy xử lý sẽ rất khó, thưa ông?
Pháp luật không loại trừ ai. Vấn đề là phải thực hiện thế nào, phát hiện ra làm sao, sai làm, làm đến đâu, có làm đến đâu.
Theo tôi phải đổi mới để kiểm soát thực thi, phải đi vào thực tế. Trước hết phải đề ra văn bản, trong quá trình thực hiện thấy cái gì chưa phù hợp thì phải sửa đổi, bổ sung.
Nhưng tôi cho rằng, quan trọng là phải làm thế nào để đi vào thực tế được thì phải có biện pháp tổ chức thực hiện và phải có những con người biết cách chống tham nhũng, được độc lập và được trao quyền mạnh mẽ như Bao công ngày xưa. Người ta đi điều tra thì không vào cơ quan nhà nước để nghỉ ngơi mà ra bên ngoài để tránh vướng mắc thì mới độc lập. Pháp luật nếu có mà không được thực hiện thì sẽ lưu động trong không khí thôi.
Nói đấu tranh chống tham nhũng mạnh mẽ, cương quyết, nghiêm mình thì trong Bộ Luật hình sự sửa đổi bổ sung một số tội về tham nhũng. Không chỉ tham nhũng trong lĩnh vực công mà trong lĩnh vực tư. Hiện nay cái rắc rối là công, tư đôi khi phức tạp lắm. Đối với tội tham ô, hối lộ là tội nghiêm trọng không áp dụng thời hiệu, “râu dài đến rốn” vẫn bị bắt, xử lý chứ không phải 5 năm, 10 năm như các tội khác. Không bỏ tử hình đối với tội tham ô, hối lộ. Quan điểm của tôi, những người tham nhũng kể cả 75 tuổi trở lên vẫn bị tử hình, không loại trừ. Anh về hưu, phát hiện ra khối tài sản tham ô hàng trăm tỷ thì phải tử hình chứ, đừng hi vọng những người tham nhũng khắc phục hậu quả, mà người ta chỉ tìm cách tẩu tán tài sản.
Không chỉ sửa đổi Bộ Luật hình sự, Luật phòng, chống tham nhũng và các luật liên quan đến việc quản lý, cán bộ, công chức cũng phải sửa đổi để không chỉ kiểm soát thu nhập, tài sản mà còn liên quan đến việc đề bạt cán bộ, chống “mua quan, bán chức”.
- Phải chăng theo ông, cần phải trao quyền mạnh cho cơ quan chống tham nhũng?
Đúng thế. Cơ quan chống tham nhũng phải độc lập cao. Tôi đã nhiều lần kiến nghị phải thành lập cơ quan chống tham nhũng độc lập. Ví dụ, cơ quan điều tra chống tham nhũng phải độc lập với cơ quan điều tra cấp tỉnh.
- Vậy theo ông, làm thế nào để tăng tỷ lệ thu hồi tài sản tham nhũng?
Tôi đề nghị chứng cứ còn phải tính đến chứng cứ điện tử, chứ không phải vật chất bình thường. Để thu hồi tài sản, rất coi trọng phong tỏa tài khoản của người bị nghi tham nhũng ngay từ đầu, áp dụng các biện pháp điều tra đặc biệt để xem dòng tiền đó đi đâu. Nếu đấu tranh trực diện thì rất khó. Tới đây Bộ luật tố tụng hình sự sẽ đề nghị các biện pháp đặc biệt ví dụ thu giữ điện tử bí mật, khám xét bí mật, áp dụng các biện pháp cưỡng chế, phong tỏa tài sản, kê biên tài sản ngay thời khâu điều tra để kết nối với thi hành án để bảo đảm bồi thường, thi hành án. Chứ nếu không ra tòa, hỏi tiền đi đâu thì mất hết rồi.
- Có ý kiến cho rằng, khi giải trình không được nguồn gốc tài sản thì cũng phải tính đến việc thu hồi?
Các nước trên thế giới nếu không chứng minh được nguồn gốc tài sản thì có thể xem đó là tài sản bất hợp pháp để thu hồi.
Còn ở Việt Nam chưa có quy định. Nhưng có rất nhiều ý kiến cho rằng, cần đưa vào Bộ Luật Hình sự một tội làm giàu bất chính. Tất nhiên, trong luật phòng, chống tham nhũng cũng có quy định về giải trình nguồn gốc tài sản do đâu mà có, nhưng muốn là muốn đưa vào Bộ luật hình sự là làm giàu bất chính để xử lý hình sự nếu không giải trình được. Tôi ủng hộ quan điểm này.
Xin cảm ơn ông!
Theo Infonet
Đọc báo hôm nay: Những tin tức mới cập nhật ngày 26/7/2015 (责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Đốt bào thai lẫn với rác thải: Bộ y tế Anh bất bình
- ·Video xe tăng chiến đấu chủ lực Nga tập kích các mục tiêu ở Ukraine
- ·VietinBank thông báo gia hạn thời gian mời thầu Gói Ấn chỉ thẻ năm 2022
- ·Bí quyết để chàng béo trở thành 'nam thần' 6 múi
- ·Đề xuất bỏ quy định cấm kết hôn đồng giới
- ·Thúc đẩy chuyển đổi số ngành ngân hàng
- ·Donald Trump công kích Tổng thống Biden, dọa điều tra các công tố viên
- ·Mỹ phản ứng khi bị Nga cáo buộc đứng sau vụ tấn công Điện Kremlin
- ·Phổ biến Luật Khoa học và Công nghệ, Luật đo lường
- ·Giúp sinh viên hiểu hơn về nghệ thuật thư pháp
- ·Công bố điểm thi tốt nghiệp sớm nhất 14/6
- ·Chọn học nghề ở trời Tây
- ·“Mong trở thành bác sĩ giỏi để cứu người”
- ·Nâng cao nghiệp vụ phòng cháy chữa cháy cho các cán bộ y tế
- ·Phát thanh viên loa phường... nói ngọng
- ·Ukraine có nguy cơ mất quyền kiểm soát bầu trời, Nga nói về tình hình ở Bakhmut
- ·Giá cà phê hôm nay, 21/3/2024: Giá cà phê trong nước duy trì mức cao
- ·Phú Lộc: Thiếu giáo viên & nỗi lo chất lượng
- ·Quy định mới về kinh doanh vận tải hành khách bằng taxi
- ·Giúp các nhà khoa học thương mại hóa sản phẩm khoa học và công nghệ