【nhận định kèo villarreal】Bệnh tay chân miệng: Người dân cần nâng cao ý thức phòng tránh
Cùng với bệnh sốt xuất huyết (SXH), bệnh do vi rút Zika, bệnh tay chân miệng (TCM) cũng là mối quan tâm của ngành y tế do có nguy cơ lây lan và bùng phát thành dịch trong cộng đồng cao. Hiện nay đang là mùa cao điểm bệnh TCM, do đó để chủ động phòng chống bệnh TCM, ngành y tế khuyến cáo người dân cần nâng cao ý thức phòng bệnh bằng các biện pháp đơn giản nhưng mang hiệu quả cao…
Các địa phương tích cực truyên truyền bằng các hình thức nhằm nâng cao ý thức người dân trong việc phòng bệnh TCM cũng như các bệnh truyền nhiễm khác
Bệnh TCM là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút thuộc nhóm Enterovirus gây ra. Bệnh lưu hành quanh năm nhưng tập trung vào giai đoạn từ tháng 2 - 5 và từ tháng 9 - 12. Dấu hiệu chính của bệnh là sốt, đau họng, tổn thương niêm mạc miệng, lợi, lưỡi, da... chủ yếu ở dạng phỏng nước thường thấy ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, đầu gối và mông. Bác sĩ Trần Thị Minh Nguyệt, Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa tỉnh cho biết, cho đến nay, bệnh TCM chưa có vắc xin dự phòng và chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Thế nên, mặc dù hầu hết các ca bệnh đều diễn biến nhẹ và tự hết, nhưng một số trường hợp bệnh ở thể nặng có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như viêm não - màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp... Nếu không được chăm sóc, điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn đến tử vong.
Theo kế hoạch “Chiến dịch tổng vệ sinh môi trường và truyền thông phòng chống bệnh SXH, bệnh do vi rút Zika và bệnh TCM” của tỉnh thì hiện các địa phương vẫn đang tích cực triển khai các biện pháp, truyền thông phòng chống 3 bệnh trên. Năm nay, chiến dịch không chỉ tập trung vào 2 đợt mà kéo dài đến hết năm trên địa bàn toàn tỉnh với sự tham gia của các ban, ngành, đoàn thể và toàn xã hội. Điều đó chứng tỏ, sự quan tâm đặc biệt của ngành y tế đối với việc phòng chống 3 bệnh trên, trong đó có bệnh TCM. Hiện nay đang là mùa mưa, bệnh TCM vẫn đang tiếp tục ghi nhận trên địa bàn tỉnh, do đó, công tác phòng chống, đặc biệt là ý thức của mỗi người dân cần được nâng cao hơn.
Bệnh TCM lây truyền theo đường tiêu hóa, thường gặp ở trẻ nhỏ và có khả năng gây thành dịch lớn. Do đó, việc giữ gìn vệ sinh thân thể và thực hiện an toàn vệ sinh thực phẩm là biện pháp chủ yếu phòng bệnh TCM hiệu quả cho trẻ nhỏ. Để chủ động phòng chống bệnh TCM, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo người dân và cộng đồng cần thực hiện tốt các biện pháp sau: Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, tốt nhất là rửa dưới vòi nước chảy (cả người lớn và trẻ em), đặc biệt là trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn/cho trẻ ăn, trước khi bế ẵm trẻ, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ. Song song đó, cần thực hiện tốt vệ sinh ăn uống: ăn chín, uống chín; dụng cụ ăn uống phải bảo đảm được rửa sạch sẽ trước khi sử dụng (tốt nhất là ngâm tráng nước sôi); bảo đảm sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hàng ngày; không mớm thức ăn cho trẻ… Tất cả đồ chơi của trẻ cũng cần vệ sinh lau rửa thường xuyên, lau sạch các bề mặt, dụng cụ tiếp xúc hàng ngày như dụng cụ học tập, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn, ghế, sàn nhà bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường. Đặc biệt cần lưu ý, không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh. Sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, phân và các chất thải của bệnh nhân phải được thu gom, đổ vào nhà tiêu hợp vệ sinh. Khi trẻ có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh cần đưa ngay trẻ đến cơ sở y tế để được khám, tư vấn và điều trị kịp thời, đúng phác đồ.
“Trong mùa mưa, các bệnh truyền nhiễm cần phải được lưu ý phòng tránh bao gồm: Bệnh SXH; bệnh sốt rét; TCM; các bệnh đường hô hấp như: cảm cúm, viêm phế quản, viêm phổi; các bệnh đường tiêu hóa: tiêu chảy, tả, lỵ; một số bệnh về da do nhiễm trùng, do nấm: ghẻ, nấm kẽ ngón chân. Ngoài ra cần lưu ý một số bệnh không do nhiễm trùng như tim mạch, huyết áp, xương khớp.
Để phòng tránh bệnh trong mùa mưa, người dân cần thực hiện các biện pháp sau: Giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, vệ sinh nguồn nước ăn uống, sinh hoạt; diệt muỗi, côn trùng... Ngoài ra, khi phát hiện bệnh, cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được khám và điều trị kịp thời. Đối với các bệnh gây dịch: SXH, sốt rét, dịch bệnh đường tiêu hóa… cần thông báo ngay cho cơ sở y tế để có biện pháp phòng chống sớm, hữu hiệu”.
(Bác sĩ Huỳnh Thanh Hà, Phó Giám đốc Sở Y tế)
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Lấy chồng khi đã 'trao hết' cho đồng nghiệp
- ·Quán cơm gà bán vài tiếng đã 'cháy hàng'
- ·Hoàn 4.786,44 tỷ đồng tiền thuế GTGT cho 250 DN bị thiệt hại
- ·Bánh tôm chiên giòn không cần khuôn
- ·Đặt trước iPhone 16 series với ngàn ưu đãi
- ·Suy thoái kinh tế khiến nợ công của Australia lên tới 980 tỷ USD
- ·Choáng váng với chiếc iPhone có giá hơn 2 tỷ đồng
- ·Tập trung nguồn lực chăm sóc cho trẻ em
- ·Bán nhà chữa bệnh rồi mọi người ở mô?
- ·Mỹ cắt giảm ưu đãi thuế quan cho Thái Lan do tranh chấp về thịt lợn
- ·Gỡ khó để phát triển sản phẩm OCOP
- ·Midu mê sườn bò hầm cung đình Hàn Quốc
- ·Triển lãm tranh kỷ niệm 45 năm quan hệ ngoại giao VN
- ·Huyền bí tháp Chàm Ninh Thuận
- ·'Bài tình ca đầu tiên'
- ·Cảm hứng trí tuệ nhân loại từ kiệt tác của Michelangelo
- ·Thách thức danh hài: Trấn Thành cười ngặt nghẽo trước chuyện tình tay ba trớ trêu
- ·Sản phẩm chăm sóc xe hơi của GM Korea
- ·Biển ô nhiễm, dân kêu khổ
- ·Thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam