【bảng xếp hạng giải quốc gia thổ nhĩ kỳ】Vướng mắc trong xác định mặt hàng mẫu thử nghiệm, sữa chua
7/12 mặt hàng xuất khẩu chưa có nghị định thư | |
Coi vướng mắc của doanh nghiệp như vướng mắc của mình |
Công chức Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực 1 kiểm tra hàng hóa nhập khẩu. Ảnh: T.H |
Trường hợp của Công ty TNHH Behn Meyer Việt Nam thường xuyên nhập khẩu các lô hàng mẫu từ nhà cung cấp nước ngoài với mục đích thử nghiệm phát triển sản phẩm và kiểm nghiệm làm công bố sản phẩm mới nhưng Công ty TNHH Behn Meyer Việt Nam đang gặp vướng mắc liên quan đến vấn đề miễn kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm nhập khẩu.
Công ty TNHH Giám định Vinacontrol TP Hồ Chí Minh cho rằng lô hàng nhập khẩu dùng để làm mẫu thử nghiệm làm hồ sơ tự công bố sản phẩm, không buôn bán, lưu thông trên thị trường nên được miễn kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm.
Về vấn đề này, tại khoản 5 Điều 13 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 2/2/2018 quy định “sản phẩm là mẫu thử nghiệm hoặc nghiên cứu có số lượng phù hợp với mục đích thử nghiệm hoặc nghiên cứu có xác nhận của tổ chức, cá nhân” được miễn kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm. Theo Tổng cục Hải quan, quy định trên vẫn còn nhiều cách hiểu chưa rõ, dẫn đến một số vướng mắc khi thực hiện. Chẳng hạn như, số lượng mẫu là bao nhiêu thì được xem là phù hợp để miễn kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm theo quy định tại khoản 5 Điều 13 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP, cụm từ “xác nhận của tổ chức, cá nhân” được hiểu là tổ chức, cá nhân nhập khẩu lô hàng hay tổ chức cá nhân nào khác? Như vậy với trường hợp nhập khẩu mẫu của Công ty TNHH Behn Meyer Việt Nam có được miễn kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm hay không?
Không chỉ gặp vướng mắc đối với hàng mẫu xem xét miễn kiểm tra an toàn thực phẩm, quá trình thực hiện thủ tục hải quan, cơ quan Hải quan còn gặp vướng mắc trong việc xác định chính sách mặt hàng đối với mặt hàng sữa chua. Cụ thể, trường hợp doanh nghiệp nhập khẩu mặt hàng là sữa lên men 82.41% (sữa nguyên chất), siro ngô hàm lượng cao fructose, oligosaccharide, milk cream, bột hỗn hợp lợi khuẩn 0.002%), đường trắng, tinh bột khoai tây, chất xơ thực phẩm từ cây keo, bột chuối sấy lạnh 0.8%, hương liệu tổng hợp (hương liệu chuối) 0.4%, lợi khuẩn sấy lạnh 0.12%, độ tuổi sử dụng là từ 6 tháng tuổi trở lên, các bé có thể ăn từ thời kỳ mọc răng; cơ quan Hải quan xác định hàng hóa có mã số HS 19.01.10.20 thuộc phân nhóm 19.01.10 Các chế phẩm phù hợp dùng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, đã đóng gói để bán lẻ.
Khi làm thủ tục hải quan, doanh nghiệp không có Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm mà chỉ xuất trình kết quả kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm là Thông báo kết quả xác nhận thực phẩm đạt yêu cầu nhập khẩu do Trung tâm kỹ thuật 1 thuộc Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng cấp. Thông báo này xác nhận sản phẩm doanh nghiệp đạt yêu cầu nhập khẩu nhưng không thể hiện tiêu chí để xác nhận sản phẩm dùng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Trong trường hợp này, cơ quan Hải quan gặp khó khăn trong việc xác định chính sách đối với mặt hàng sữa chua nêu trên để thông quan hàng hóa. Theo quy định tại Điều 6 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP thì các sản phẩm là thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt; sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi; phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới, phụ gia thực phẩm không thuộc trong danh mục phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm hoặc không đúng đối tượng sử dụng do Bộ Y tế quy định thì phải thực hiện đăng ký bản công bố sản phẩm. Tại Thông tư số 28/2021/TT-BYT ngày 20/12/2021 của Bộ Y tế không quy định rõ các loại thực phẩm theo Điều 6 Nghị định số 15/2018/ND-CP mà chỉ quy định chung chung là thực phẩm bổ sung.
Căn cứ quy định hiện hành và hồ sơ nhập khẩu, cơ quan Hải quan không đủ căn cứ để xác định mặt hàng sữa chua nêu trên có phải là sản phẩm dinh dưỡng dành cho trẻ em đến 36 tháng tuổi hay các trường hợp phải Đăng ký bản công bố sản phẩm nêu tại Điều 6 Nghị định 15/2018/NĐ-CP.
Trong khi đó, doanh nghiệp chỉ nộp kết quả kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm là Thông báo kết quả xác nhận thực phẩm đạt yêu cầu nhập khẩu do Trung tâm kỹ thuật 1 thuộc Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng cấp có đủ cơ sở để cơ quan Hải quan thông quan hàng hóa hay không?
Để có cơ sở hướng dẫn các đơn vị hải quan địa phương và doanh nghiệp khi làm thủ tục thông quan, Tổng cục Hải quan đã đề nghị Bộ Y tế có hướng dẫn xử lý với trường hợp trên.
(责任编辑:La liga)
- ·Tăng cường các biện pháp bảo đảm đón Tết Nguyên đán vui tươi, lành mạnh
- ·Xe giá rẻ dưới 500 triệu ế ẩm, tiếp đà giảm sâu
- ·Mục sở thị mẫu siêu xe chạy bằng rác đầu tiên trên thế giới
- ·Khai tử xe động cơ đốt trong: Trăm mối lo của người dùng
- ·Sản xuất hàng hóa dồi dào đủ cung ứng nhu cầu tiêu dùng
- ·Chevrolet triệu hồi hơn 100.000 xe điện vì nguy cơ cháy nổ
- ·Loạt xe đẹp long lanh tại Triển lãm ô tô Việt Nam 2022 vừa khai mạc
- ·Hyundai SantaFe chạy lướt vẫn 'đắt như tôm tươi', qua rồi thời xe Hàn rớt giá
- ·Hà Nội tiếp tục dừng hoạt động bar, karaoke và rà soát chặt người về từ Đà Nẵng
- ·Tiền ảo 'trượt dốc', hàng loạt siêu xe lũ lượt rao bán với giá rẻ không tưởng
- ·Chủ động phương án ứng phó bão số 13 với mức độ cao nhất cả trên biển và đất liền
- ·Chạy lấn làn, nam sinh chạy xe Cub bị ô tô tông suýt chết
- ·“Đua” cùng ô tô trên đường hẹp, người đi xe đạp bị ô tô ngược chiều hất văng
- ·Khi nhận xe mới từ đại lý, khách hàng cần chú ý những điều này
- ·Tăng cường kiểm tra giám sát chất lượng nước ăn uống và nước sinh hoạt
- ·Xem video siêu xe Ferrari 488 GTB của Tuấn Hưng phục hồi sau tai nạn ở Việt Nam
- ·Dễ bị bốc cháy, siêu xe McLaren Artura bị triệu hồi hàng loạt để sửa chữa
- ·Ô tô đi ngược chiều thách thức loạt xe đi đúng ở Hạ Long
- ·Sẽ chỉ có duy nhất 1 chủ đầu tư Nhà máy nhiệt điện Vũng Áng 2?
- ·Điện thoại rảnh tay còn nguy hiểm hơn uống rượu