会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【bang xep hang ai cap】Dệt may “đau đầu” với bài toán giá trị gia tăng!

【bang xep hang ai cap】Dệt may “đau đầu” với bài toán giá trị gia tăng

时间:2024-12-23 19:36:36 来源:Nhà cái uy tín 作者:Ngoại Hạng Anh 阅读:315次

det may dau dau voi bai toan gia tri gia tang

DN dệt may Việt Nam vẫn chủ yếu gia công cho đơn đặt hàng các DN nước ngoài. Ảnh Phan Thu.

Giá trị tăng thêm trên 50%

Tăng trưởng đều đặn,ệtmayđauđầuvớibàitoángiátrịgiatăbang xep hang ai cap đóng góp lớn vào tổng kim ngạch XK của cả nước, tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động, có “chỗ đứng” tại hầu hết các thị trường trên thế giới, trong đó có 3 thị trường chính là Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc…, là những điểm nổi bật của ngành dệt may trong thời gian qua. Dù vậy, giới chuyên gia nhìn nhận ngành dệt may vẫn còn tồn tại một số hạn chế khiến cho ngành chưa bứt phá.

Hạn chế lớn nhất của ngành dệt may là phụ thuộc lớn vào nguyên phụ liệu NK. Bà Đỗ Kim Chi, Viện Nghiên cứu thương mại (Bộ Công Thương) cho biết, Việt Nam chủ yếu XK sản phẩm cuối cùng của hàng dệt may nhưng lại NK nhiều nguyên phụ liệu và đầu vào trung gian khác cho công nghiệp dệt may. Vì vậy, tuy đạt kim ngạch XK cao nhưng ngành dệt may vẫn tồn tại hạn chế lớn là tỉ lệ sản xuất nguyên liệu trong nước chưa cao. Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS), trong 27 tỷ USD mà ngành dệt may đạt được trong năm 2015, kim ngạch XK của ngành may chiếm 85% cơ cấu doanh số. Tuy nhiên, 30% DN FDI chiếm 70% doanh số, còn 70% DN Việt Nam chỉ chiếm 30% (trên dưới 8 tỷ USD). Trong đó, 85% DN Việt Nam vẫn thực hiện theo phương thức gia công nên kim ngạch thực nhận chỉ trên dưới 2 tỷ USD, bởi giá gia công chỉ chiếm khoảng 25% giá thành sản phẩm.

Cũng bởi phụ thuộc vào nguyên phụ liệu NK nên giá trị gia tăng của ngành dệt may còn thấp. Trên thực tế, ngành dệt may phát triển dựa trên chuỗi sản xuất liên hoàn từ sản xuất bông, xơ, kéo sợi, dệt, nhuộm, hoàn tất vải rồi mới đến may mặc. Nhưng trong chuỗi liên hoàn đó, Việt Nam mới làm tốt được khâu cuối cùng là may mặc. “Chính vì vậy, giá trị gia tăng trên sản phẩm XK dệt may của Việt Nam rất thấp. Tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu của ngành dệt may vẫn đang dừng lại ở mức bị động, chỉ tập trung vào những phần dễ làm, chưa hướng đến nhu cầu của thị trường để tìm cách đáp ứng”, bà Chi nhận định.

Khi trao đổi với báo chí mới đây, ông Trương Văn Cẩm, Tổng thư kí VITAS cho hay: “Theo tính toán của chúng tôi, ngành dệt may hiện có trên 50% giá trị tăng thêm (bao gồm cả về nhân công, nguyên phụ liệu, khấu hao nhà xưởng). Trong khi nhìn sang những ngành khác như da giày tỉ lệ này cũng chỉ 30-35%, ngành điện thoại chưa vượt quá 10%”. Do vậy, VITAS cho rằng, ngành dệt may tuy gia công nhiều nhưng giá trị tăng thêm vẫn chưa phải ở mức quá thấp. Song ông Cẩm cũng thừa nhận, tỉ lệ gia công trong ngành dệt may cao, 65-70% là vấn đề làm “đau đầu” nhiều nhà quản lí của ngành cũng như yêu cầu khi hội nhập.

Bao giờ “thoát bóng” gia công?

Trên thực tế, đến nay Việt Nam đã kí kết và thực thi 10 hiệp định thương mại tự do (FTA) và 6 hiệp định đang trong quá trình đàm phán hoặc đã đàm phán xong và chờ kí kết. Riêng ngành dệt may, rất nhiều ý kiến cho rằng, ngành này sẽ được hưởng lợi khá lớn từ các FTA khi thuế quan giảm dần theo lộ trình, thậm chí về 0% với một số mặt hàng.

Thế nhưng, muốn trở thành ngành được hưởng lợi lớn nhất, DN dệt may phải đáp ứng được quy tắc xuất xứ từ sợi, từ vải trở đi. Để đáp ứng yêu cầu này, DN phải đầu tư vào những khâu mang lại giá trị gia tăng cao như dệt, sợi, nhuộm… chứ không phải đến từ khâu cắt may, không phải xuất phát điểm là từ gia công. Tuy nhiên, muốn chen chân vào khâu dệt, nhuộm không phải là câu chuyện dễ do những khâu này cần vốn rất lớn (đầu tư công nghệ hiện đại, nhân lực trình độ cao…), trong khi DN Việt Nam chủ yếu là DN nhỏ và vừa thì bài toán này càng khó giải. Từ đó, ông Cẩm cho rằng, việc tăng giá trị gia tăng cho ngành dệt may không dễ.

Như vậy, ngành dệt may đang bị luẩn quẩn trong vòng tròn lợi ích đó, muốn tăng giá trị gia tăng, muốn thoát gia công, muốn hưởng lợi thì bắt đầu từ bài toán đầu tư. Không còn cách nào khác “ngành dệt may từng bước phải giải quyết bài toán đó”, ông Cẩm nói.

Theo VITAS, DN dệt may cũng có những DN mạnh và những DN này phải phối hợp với nhau để tập trung sản xuất vải phục vụ nhu cầu trong nước, điều đó có nghĩa là DN phải tìm cách liên kết. Ông Cẩm dẫn chứng: “Một năm chúng ta XK gần 3 tỷ USD sợi, trên 3 tỷ USD tiền vải nhưng vẫn phải đi NK nguyên phụ liệu. Đó là do chúng ta không liên kết nên không sử dụng được nguồn cung trong nước”. Chưa kể, sự liên kết giữa DN FDI và DN trong nước còn lỏng lẻo nên rất cần cơ chế để gắn kết giữa 2 khu vực DN này để bổ sung cho nhau về nguyên phụ liệu, đồng thời giúp DN trong nước học hỏi kinh nghiệm quản lí và kĩ thuật cho họ.

Cùng với việc liên kết, một vấn đề khá “nhức nhối” của ngành dệt may hiện nay là lao động trình độ cao. Hiện lao động ngành dệt may mới chỉ phù hợp với khâu gia công, còn lao động cho dệt, nhuộm còn đang thiếu. Ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch VITAS cho biết, định hướng chiến lược đào tạo nguồn nhân lực cho ngành dệt may đã bị bỏ quên khiến cho ngành thiếu nhân lực. “Trước đây có 2 trường đại học là Bách khoa Hà Nội và Bách khoa TP. HCM đào tạo nhân lực cho dệt may nhưng đã bỏ đi 10 năm rồi. Chúng tôi tự loay hoay, đào tạo, chắp vá nguồn nhân lực bên ngoài”, ông Giang nói.

(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)

相关内容
  • BHXH Việt Nam: Tập huấn, nâng cao nghiệp vụ tài chính
  • Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nói về lĩnh vực TTTT năm 2022
  • Điện Gia Lai sẽ vận hành thêm 2 nhà máy điện mặt trời năm 2019
  • CEO Reddit chê Elon Musk lạc hậu về văn hóa Internet
  • 5 dịch vụ sửa chữa camera Đà Nẵng nhanh, chuyên nghiệp, giá rẻ
  • CEO Công ty CP NutiFood được vinh danh là 20 nữ lãnh đạo hàng đầu
  • Binance phát động 'giải cứu' Axie Infinity
  • "Mở" hơn để thu hút đầu tư
推荐内容
  • Nhiều nông sản trúng mùa, được giá
  • Chuyển đổi số thúc đẩy thay đổi kinh tế như thế nào?
  • TPHCM: Tổ chức tuần lễ sản phẩm doanh nghiệp Việt tại Co.opmart
  • Cách dùng Galaxy Z Flip làm sạc không dây
  • Cần có chính sách hạn chế xe công nghệ cũ, khuyến khích xe 'xanh' và 'sạch'
  • Điện thoại, linh kiện chiếm tỷ trọng xuất khẩu lớn