【bảng xếp hạng bóng đá cúp c1 châu âu】Ông Trần Hải Linh, Tổng giám đốc Sendo: Không nên “đốt tiền” cho tăng trưởng...
Sách lậu, sách giả bán công khai trên Shopee, Sendo, Lazada? | |
Shopee, Lazada, Tiki và Sendo đang giành nhau miếng bánh 2,8 tỷ USD | |
Sendo.vn trần tình vụ "thả cửa" cho Vertu nhái xuất hiện tràn lan |
Ông Trần Hải Linh. |
Có nhiều ý kiến cho rằng, tại Việt Nam, DN thương mại điện tử phát triển nhanh nhưng vẫn chưa có lãi, ý kiến của ông như thế nào về vấn đề này?
Chúng ta cần phải có cái nhìn đầy đủ và khách quan hơn đối với lĩnh vực kinh doanh thương mại điện tử. Bởi thực tế là thương mại điện tử có 2 mảng khác nhau, một mảng là các sàn thương mại điện tử, một mảng khác là các DN kinh doanh trên sàn thương mại điện tử.
Đối với các sàn thương mại điện tử, các sàn này hiện đang phải đầu tư rất mạnh về tài chính trong việc chuyển đổi hành vi của người tiêu dùng Việt Nam. Theo đánh giá, Việt Nam còn có khoảng 40-50 triệu khách hàng chưa mua hàng qua mạng hoặc chưa mua hàng qua mạng đủ nhiều. Nên mục tiêu của các sàn thương mại điện tử là chuyển dịch hành vi của khách hàng sang mua sắm trực tuyến cũng như xây dựng hạ tầng cho thương mại điện tử như chuyển phát, thanh toán... Phần đầu tư này cần được kéo dài trong nhiều năm và sẽ thu lại lợi ích trong khoảng 5-10 năm tiếp theo. Nên giai đoạn đầu các sàn thương mại điện tử thường chưa có lãi.
Nhưng với DN, thương nhân khởi nghiệp kinh doanh trực tuyến thì đây lại là nhóm DN có sự phát triển rất nhanh cả về lượng và chất. Số lượng hiện có khoảng hàng trăm nghìn DN, hộ kinh doanh như vậy. Họ đang lớn nhanh và là DN kinh doanh tốt có lãi.
Là một sàn thương mại điện tử, tình hình kinh doanh của Sendo hiện đang như thế nào, thưa ông?
Sendo đang kinh doanh tốt, năm sau tăng trưởng hơn 3 lần so với năm trước đó cả về quy mô giao dịch lẫn khách hàng. Nhưng như tôi đã phân tích ở trên, với các sàn thương mại điện tử, còn rất nhiều người Việt Nam chưa mua hàng qua mạng, còn nhiều tuyến giao nhận chưa tốt, 70% thanh toán dùng tiền mặt… nên DN còn nhiều việc cần được đầu tư và giải quyết. Sendo có thể có lãi trong 1 năm tới, nhưng để có lãi thì đồng nghĩa với việc dừng đầu tư để mở rộng thị trường, trong khi thị trường của Việt Nam còn nhiều dư địa để tăng trưởng tiếp trong 5-10 năm nữa.
Hiện có nhiều DN nước ngoài mở thị trường hoặc đầu tư vốn cho các sàn thương mại điện tử tại Việt Nam, ông nhận định sự cạnh tranh này sẽ ra sao, DN như Sendo cần có chiến lược gì?
Các DN lớn của nước ngoài có lợi thế về vốn, nhưng bất lợi là không hiểu thị trường Việt Nam. Nhưng các DN này lại đầu tư vào những dịch vụ rất “hot” như giao hàng rất nhanh, bán điện thoại, máy tính, tivi… và tập trung tại các thành phố lớn. Tuy nhiên, quy mô GDP đầu người của Việt Nam khoảng trên 2.000 USD/người/năm. Quy mô này thì việc mua hàng hóa trên 200.000-300.000 đồng đối với người dân là rất nhiều, không ai mua 2 cái điện thoại, 2 cái tivi… trong 1 tháng. Vì hiểu khách hàng như thế, nên Sendo tập trung vào việc đưa đúng hàng hóa đến tay người tiêu dùng như: Quần áo, đồ linh phụ kiện… và lựa chọn một thị trường rộng lớn hơn là người dân đô thị loại II, loại III và vùng nông thôn để tạo ra sự khác biệt.
Thực tế là người dân đô thị lớn có nhiều sự lựa chọn như đi vào siêu thị, chuỗi cửa hàng tiện lợi để mua; trong khi người dân ở đô thị loại II, loại III và vùng nông thôn không có sự lựa chọn đó. Nên thương mại điện tử rất cần thiết để mang những hàng hóa thiết yếu, bình dân đến khách hàng. Sendo không lựa chọn đưa ra dịch vụ giải pháp tốn kém, đắt tiền, chất lượng quá cao, mà tập trung vào giá cả phù hợp với lượng hàng hóa, độ phủ hàng hóa đủ rộng để mang lại sự lựa chọn cho khách hàng. DN phát triển theo tiêu chí không “đốt tiền” cho tăng trưởng mà dựa vào việc cung cấp giá trị cho tăng trưởng. Bởi khách hàng ít quan tâm đơn vị cung cấp là đơn vị nào, trong hay ngoài nước mà thường quan tâm giải pháp nào là tốt nhất và chi phí thấp, phù hợp nhu cầu.
Rõ ràng, khó khăn cho DN thương mại điện tử còn rất nhiều, ông có kiến nghị như thế nào về chính sách cho phát triển sau này?
Thương mại điện tử và các ngành khác như thanh toán, giao nhận… đều là những DN trẻ, chịu khó học hỏi. Nên cái khó của chúng ta là làm sao để có môi trường đầu tư thuận lợi hơn nhằm thu hút vốn từ bên ngoài. Điều đáng mừng là thời gian qua, Chính phủ đã có nhiều động thái để đón nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Việt Nam có “cửa sổ” tốt, Chính phủ và các bộ, ngành đang có động thái đón nhận nên các DN đều đang được hưởng lợi. Nhưng chúng ta phải làm thế nào để không thể đón nhận vô tội vạ, khiến thương mại điện tử phát triển tràn lan. Hơn nữa, các nhà làm chính sách cần đứng ở góc độ DN, lắng nghe DN để có những quyết sách phù hợp, thúc đẩy DN phát triển.
Xin cảm ơn ông!
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Bộ Xây dựng: Nhà ở riêng lẻ nhiều tầng, nhiều căn hộ ở, phải có lối thoát nạn riêng
- ·Chủ tịch Quốc hội làm việc với lãnh đạo Công ty Aone Deutsland AG và công ty Strabag
- ·Chủ tịch Quốc hội dự Diễn đàn hợp tác giáo dục Việt Nam
- ·Huyện Vị Thủy: Trao lệnh thanh niên nhập ngũ năm 2019
- ·Các chính sách mới có hiệu lực từ tháng 6/2022
- ·Nhận thức mới về quản trị quốc gia trong thời kỳ mới
- ·Góp phần vào công tác quốc phòng toàn dân
- ·Bổ nhiệm trợ lý Thủ tướng, Phó Thủ tướng
- ·Hà Nội thực hiện “Phát hiện kịp thời, thần tốc truy vết, tăng cường xét nghiệm, khoanh vùng dập dịch
- ·Bộ Y tế kiểm tra đột xuất việc thu phí chăm sóc F0 tại nhà của 2 phòng khám tư nhân tại TPHCM
- ·Tuyên truyền, phổ biến Luật Bảo vệ môi trường năm 2020
- ·Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế
- ·Phản ứng của Việt Nam về việc Trung Quốc thu hoạch rau ở Hoàng Sa
- ·Sáng kiến của Việt Nam về an ninh hàng hải được đánh giá cao
- ·Ðẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên nền tảng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo
- ·Thủ tướng động viên đoàn xe xuất hành tiêu thụ vải thiều Bắc Giang
- ·Kiện toàn nhân sự 4 địa phương
- ·Chùm ảnh: Lãnh đạo Đảng, Nhà nước viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh, tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ
- ·Hà Nội trao tặng vật tư y tế phòng chống dịch Covid
- ·Bộ Y tế tiếp nhận 403.000 liều vắc xin AstraZeneca do Chính phủ Australia tặng