会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【kết quả vòng loại châu a hôm nay】Ngăn nguy cơ dịch Covid!

【kết quả vòng loại châu a hôm nay】Ngăn nguy cơ dịch Covid

时间:2024-12-23 22:12:02 来源:Nhà cái uy tín 作者:Nhà cái uy tín 阅读:423次
Tiêm vắc xin phòng Covid-19 vì lợi ích bản thân,ănnguycơdịkết quả vòng loại châu a hôm nay cộng đồng, tránh bùng phát dịch trở lại
Bệnh viện ứng phó với dịch sốt xuất huyết có khả năng bùng phát diện rộng
Cảnh giác trước mọi nguy cơ bùng phát dịch đậu mùa khỉ
Việc xuất hiện các biến thể mới của virus SARS-CoV-2 có thể vẫn tiếp tục, nếu không tiêm vắc xin mũi nhắc lại sẽ làm giảm miễn dịch qua thời gian, dẫn đến tăng nguy cơ dịch bùng phát trở lại	Ảnh: T. D
Việc xuất hiện các biến thể mới của virus SARS-CoV-2 có thể vẫn tiếp tục, nếu không tiêm vắc xin mũi nhắc lại sẽ làm giảm miễn dịch qua thời gian, dẫn đến tăng nguy cơ dịch bùng phát trở lại Ảnh: T. D

Nguy cơ cao bùng dịch trở lại

Theo Bộ Y tế, tại Việt Nam, dịch Covid-19 cơ bản được kiểm soát trên toàn quốc, tuy nhiên đã ghi nhận sự xuất hiện của cả hai biến thể phụ BA.4 và BA.5 của biến thể Omicron trong cộng đồng. Các biến chủng mới của virus có khả năng tiếp tục xuất hiện hoặc tiến hóa sẽ làm giảm miễn dịch qua thời gian dẫn đến có thể làm dịch bệnh bùng phát trở lại. Đáng chú ý, ngày 3/8 đã có gần 2.100 ca Covid-19, cao nhất trong khoảng gần 80 ngày qua. Trong ngày có 7.750 bệnh nhân khỏi, gấp gần 4 lần số mắc mới và không có F0 tử vong.

Nhận định về tình hình dịch, báo cáo công tác phòng chống dịch Covid-19 của Bộ Y tế cho biết, trên thế giới, biến thể phụ BA.4, BA.5 của chủng Omicron có khả năng lây lan nhanh hơn 12% so với biến thể BA.2 đã ghi nhận tại nhiều quốc gia, do đó trong thời gian tới số ca mắc với biến thể BA.5 sẽ tiếp tục gia tăng. Các biến thể mới liên tục xuất hiện hoặc tiến hóa, mới nhất là BA.2.75, BA.2.12.1 có khả năng làm giảm miễn dịch qua thời gian và có thể làm dịch bùng phát trở lại. Trong nước đã ghi nhận biến thể phụ BA.4, BA.5 (tại các tỉnh phía Nam thêm nhiều địa phương đã ghi nhận ca bệnh Covid-19 nhiễm các biến thể này).

Báo cáo về công tác phòng chống dịch Covid-19 do quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan trình bày tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 7/2022 diễn ra ngày 3/8, ghi nhận tại nhiều tỉnh thành phía Nam, số ca mắc Covid-19 đang gia tăng trở lại và có xu hướng tiếp tục tăng, vì vậy có nguy cơ cao bùng phát dịch Covid-19. Tuy nhiên, nhiều người dân sau khi tiêm vắc xin mũi cơ bản hoặc đã từng mắc Covid-19 bắt đầu chủ quan, lơ là trong việc áp dụng các biện pháp phòng bệnh, nhất là chưa tham gia tích cực vào việc tiêm vắc xin mũi 3, mũi 4, kể cả tiêm vắc xin cho trẻ em. Bên cạnh đó, vẫn còn những vùng lõm và chưa đạt tỷ lệ tiêm chủng như mong muốn.

Trao đổi với phóng viên Tạp chí Hải quan, PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho biết, việc xuất hiện các biến thể mới của virus SARS-CoV-2 có thể vẫn tiếp tục, nếu không tiêm vắc xin mũi nhắc lại sẽ làm giảm miễn dịch qua thời gian, dẫn đến tăng nguy cơ dịch bùng phát trở lại. Các biến thể phụ BA.4, BA.5 và BA.2.12.1 tuy không gây bệnh nặng như Delta, nhưng nếu tăng ca mắc sẽ quá tải hệ thống y tế, ca bệnh nặng tăng và sẽ tăng nguy cơ tử vong nếu y tế không đáp ứng được.

“Chúng ta vẫn phải tiếp tục theo dõi tình hình dịch trên thế giới để có biện pháp chủ động ứng phó. Trong nước vẫn phải duy trì biện pháp phòng dịch, người dân nên tiêm vắc xin mũi tăng cường, mũi nhắc lại; đeo khẩu trang ở nơi có nguy cơ cao, đặc biệt không chỉ phòng Covid-19 mà khẩu trang còn giúp ngăn ngừa lây nhiễm cúm”, ông Trần Đắc Phu nhấn mạnh.

Vắc xin vẫn là biện pháp phòng dịch hữu hiệu nhất

Ở Việt Nam với nỗ lực chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Y tế và các địa phương nên đến tháng 12/2021, thậm chí đến tháng 2/2022, các mũi cơ bản gần như được phủ hết. Đến nay, sau 4 đến 6 tháng, nhiều người đã tiêm hết các mũi cơ bản. Theo nghiên cứu, khả năng miễn dịch của vắc xin hay sau khi đã mắc bệnh sẽ giảm dần theo thời gian, cụ thể sau 4 đến 6 tháng, do đó, nếu tiêm nhắc lại định kỳ sẽ duy trì được miễn dịch. Đây là một trong những biện pháp tốt nhất để phòng các biến thể mới xâm nhập như là BA.4, BA.5 và kể cả những biến thể khác. Minh chứng rõ ràng nhất là sự thay đổi từ chủng gốc cho đến chủng Anpha, Beta, Delta và Omicron thì đến nay vắc xin vẫn rất hiệu quả.

PGS.TS Trần Minh Điển, Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, với trẻ em, biểu hiện bệnh học khi mắc Covid-19 khác với người lớn. Ở trẻ em, sau khi mắc Covid-19 từ 4-6 tuần có biểu hiện là hội chứng suy đa cơ quan (gọi là MIS-C), tức là tình trạng viêm quá lên của cơ thể khi phản ứng với các thành phần của virus. Việc này ảnh hưởng đến tất cả các cơ quan, trong đó có hệ thống tim mạch, hệ thống da, cơ, gan, thần kinh, thận… Tuy hiện đã có phác đồ điều trị nhưng nếu không chẩn đoán sớm, không phát hiện kịp thời thì ảnh hưởng đến tính mạng của trẻ. Điều đáng nói là, phác đồ điều trị này rất tốn kém, có khi cả mấy trăm triệu đồng. Như vậy, nếu trẻ mắc Covid-19, không chỉ ảnh hưởng đến vấn đề sức khỏe, tính mạng mà còn ảnh hưởng đến cả gánh nặng chi phí điều trị.

“Vắc xin không những có tác dụng giúp tránh mắc MIS-C mà còn bảo vệ, làm giảm mức độ nặng khi trẻ mắc MIS-C. Tại Bệnh viện Nhi Trung ương, trong những bệnh nhân mắc MIS-C mức độ nặng cần phải sử dụng các biện pháp hỗ trợ, hầu như là các cháu chưa tiêm. Đây là bằng chứng khoa học rõ ràng, khuyến cáo người dân nên đưa trẻ đi tiêm chủng để bảo vệ chính con mình, giảm bớt nguy cơ bệnh nặng cho trẻ sau khi mắc Covid-19", PGS.TS Trần Minh Điển nhấn mạnh.

Theo quyền Bộ trưởng Đào Hồng Lan, để phòng chống sự bùng phát trở lại của dịch Covid-19, Bộ Y tế đề nghị các bộ, ngành, địa phương chủ động, sẵn sàng đáp ứng các tình huống dịch có thể xảy ra, không để bất ngờ, bị động. Đồng thời, quán triệt và tổ chức thực hiện nghiêm những giải pháp phòng, chống dịch Covid-19 theo khuyến cáo "2K (khẩu trang, khử khuẩn) + vắc xin + thuốc + điều trị + công nghệ + ý thức người dân và các biện pháp khác" với các trụ cột cách ly, xét nghiệm, điều trị.

Cùng đó các địa phương cần chỉ đạo các cơ sở điều trị thực hiện tốt việc phân tuyến, phân luồng khám, sàng lọc bệnh. Tập trung đẩy nhanh hơn nữa tốc độ tiêm vắc xin Covid-19 theo chỉ đạo của Chính phủ, hoàn thành sớm nhất kế hoạch đề ra; đặc biệt chú trọng việc tiêm vắc xin mũi 3, mũi 4 cho từng nhóm đối tượng, tiêm vắc xin cho trẻ e từ 5 đến dưới 12 tuổi theo hướng dẫn của Bộ Y tế và không để vắc xin không được sử dụng kịp thời, gây lãng phí. Đồng thời khẩn trương rà soát kế hoạch tiêm 6 tháng cuối năm 2022 và xây dựng kế hoạch tiêm vắc xin năm 2023.

Thống kê cấp độ dịch mới nhất của Bộ Y tế cho biết dù số ca mắc Covid-19 mới có tăng trong tuần vừa qua (liên tiếp 2 ngày liền số ca mắc trên 2.000 ca/ngày; 5 ngày còn lại dao động từ gần 1.400 - hơn 1.800 ca/ngày) nhưng hiện cơ bản gần cả nước đã là vùng Xanh. Cụ thể, trong số trên 10.600 xã phường toàn quốc đánh giá cấp độ dịch thì đã có đến 90,7% xã phường là vùng Xanh, 7,8% xã, phường là vùng Vàng; số xã vùng Cam, Đỏ hiện chỉ chiếm 1,5% - tương đương 152 xã phường. Đáng chú ý, hiện toàn quốc có tới 63 tỉnh, thành có 100% xã phường thuộc vùng Xanh (nguy cơ dịch thấp), tăng 2 tỉnh, thành so với cách đây 7 ngày.

(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)

相关内容
  • Thủ tướng mong muốn hợp tác với IMF thống kê khu vực kinh tế phi chính thức
  • Phát động hội thi trực tuyến tìm hiểu về chuyển đổi số tỉnh Bình Phước
  • Những "kỹ sư chân đất"
  • Nông nghiệp sạch xu hướng tất yếu để hội nhập
  • Người Hàn Quốc tại Việt Nam chung tay giải cứu nông sản Việt
  • Phát huy công nghệ trong quản lý chợ
  • Anh Đào Chí Dũng sáng chế máy làm giá sạch
  • Tạo thuận lợi cho người nộp thuế
推荐内容
  • Điểm chuẩn Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM năm 2018 cao nhất 18,75 điểm
  • Lúa tốt, tôm nhiều trên cánh lớn lúa
  • Hợp tác liên kết vùng nuôi tôm hướng đến đạt chứng nhận ASC
  • Sức sống dưới tán rừng
  • Thủ tướng nghe các nhà khoa học góp ý Chiến lược 10 năm, Kế hoạch 5 năm
  • Diễn biến mới nhất về thời tiết dịp nghỉ lễ Quốc khánh từ 1 đến 4