【số liệu thống kê về đội tuyển bồ đào nha gặp đội tuyển tây ban nha】Kịch bản tăng trưởng năm 2023 khoảng 6,5%
Chiều 1/10,ịchbảntăngtrưởngnămkhoảsố liệu thống kê về đội tuyển bồ đào nha gặp đội tuyển tây ban nha Văn phòng Chính phủ đã tổ chức cuộc họp báo thường kỳ tháng 9. Tại đây, đại diện các bộ, ngành đã trả lời về nhiều vấn đề đang được dư luận, các phóng viên báo chí quan tâm.
Hơn 12.000 nhân viên ngành y tế nghỉ việc
Một trong những vấn đề được đặt câu hỏi là tình trạng cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC) nghỉ việc. Theo Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Duy Thăng, Bộ Nội vụ có báo cáo Thủ tướng có văn bản gửi các bộ, ngành địa phương đề nghị các đơn vị báo cáo lại số liệu trong 2,5 năm từ năm 2020 đến tháng 6 năm 2022.
Trong 39.552 người nghỉ việc có hơn 4.000 công chức, hơn 35.000 viên chức. Số nghỉ việc trong ngành giáo dục hơn 16.400 người, ngành y tế là 12.198 người… |
Kết quả báo cáo cho thấy trong 2,5 năm, có 39.552 CBCCVC nghỉ việc, chiếm 2% tổng số biên chế được giao. Như vậy, tính bình quân 1 năm có khoảng 15.820 người nghỉ việc. Tỷ lệ nghỉ việc so với tổng biên chế được giao là 0,8%, trong đó ở trung ương chiếm 18%, địa phương là 82%.
Thứ trưởng Nguyễn Duy Thăng cho hay, có nhiều nguyên nhân được đưa ra về tình trạng này, trong đó có nguyên nhân nghỉ việc nhiều do áp lực, thu nhập… Trung ương, Chính phủ có nhiều nghị quyết nâng cao chế độ chính sách tiền lương, nhưng chế độ chính sách còn nhiều khó khăn so với nhu cầu cuộc sống. Bộ Nội vụ cùng Bộ Tài chính, các cơ quan liên quan đã báo cáo Chính phủ căn cứ tốc độ tăng trưởng kinh tế, báo cáo trung ương, Bộ Chính trị, Quốc hội xem xét việc tăng lương cho phù hợp,
Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Duy Thăng |
Bên cạnh đó, công tác quy hoạch cán bộ, đặc biệt với đội ngũ chuyên gia chưa tốt, nhiều người có kiến thức chuyên môn, năng lực giỏi sang làm việc tại khu vực tư với nhiều chính sách thu hút.
Ngoài ra, thực hiện các nghị quyết, chủ trương của Đảng, Chính phủ về sắp xếp, tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế, cơ cấu lại đội ngũ, nên tại các cơ quan, đơn vị, khối lượng công việc gia tăng, tạo sức ép cho người lao động…
Tăng trưởng GDP năm 2022 dự kiến khoảng 8%
Các phóng viên cũng nêu câu hỏi về dự báo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm 2022 và triển vọng năm 2023. Theo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương, xu thế chung năm 2022 đối với nền kinh tế nước ta là sự phục hồi ngoài dự báo của rất nhiều tổ chức quốc tế và trong nước cũng như các chuyên gia. Kết quả thực tế đạt được rất tích cực.
Trong báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tham mưu cho Chính phủ đã đưa ra 2 kịch bản tăng trưởng GDP trong quý IV cũng như cả năm 2022.
Ở kịch bản thấp, dự kiến trong quý IV vẫn còn nhiều khó khăn, bất định. Bối cảnh rất khó để chúng ta có thể dự báo được một con số chính xác kết quả vài tháng tới và dự báo càng dài hạn thì càng khó hơn. Trong phương án gặp nhiều khó khăn thì tăng trưởng cả năm 2022 đạt khoảng 7,5%.
Ở kịch bản 2, với diễn biến như hiện nay, nếu không có đột biến với nền kinh tế nước ta từ bên ngoài, chúng ta dự kiến tốc độ tăng trưởng GDP cả năm khoảng 8%. Trong các báo cáo tham mưu, xin ý kiến, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã đưa ra nhận định GDP năm nay tăng trưởng khoảng 8%.
Toàn cảnh cuộc họp báo |
Về triển vọng kinh tế 2023, Thứ trưởng Trần Quốc Phương cho rằng khó khăn nhiều hơn thuận lợi. Sức ép lạm phát của kinh tế thế giới trong năm 2023 là rất lớn. Lạm phát toàn cầu, đặc biệt là lạm phát của các nền kinh tế lớn, các đối tác của nước ta khó có thể kết thúc trong 1 - 2 tháng tới và chắc chắn sẽ kéo dài sang năm 2023.
Qua phân tích của các chuyên gia, các chính sách kiểm soát lạm phát cường độ cao của các nền kinh tế lớn rất dễ dẫn tới suy thoái kinh tế. Và để khắc phục tình trạng lạm phát cao dẫn đến suy thoái thì thời gian để phục hồi, phát triển trở lại không hề ngắn. Do vậy, dự báo tình hình kinh tế thế giới 2023 rất khó khăn.
Mặt khác, xung đột Nga – Ukraine hiện nay chưa có dấu hiệu kết thúc, kéo theo lo ngại về năng lượng. Vấn đề năng lượng quyết định rất nhiều đến tăng trưởng kinh tế toàn cầu cũng như của Việt Nam. Bối cảnh này rất khó dự báo diễn biến theo chiều hướng nào cũng như cường độ, mức độ tăng giảm ra sao. Căng thẳng này nếu đẩy lên một mức độ cao hơn nữa có thể sẽ dẫn tới các hệ lụy vô cùng khó cho an ninh năng lượng, an ninh lương thực, nguồn cung hàng hóa.
Và nguy cơ cuối cùng ảnh hưởng đến sự tăng trưởng kinh tế năm 2023 là tác động của bão lũ, dịch bệnh. “Với những bối cảnh trên, chúng tôi đã báo cáo với Chính phủ lựa chọn một kịch bản tăng trưởng năm 2023 khoảng 6,5%” - Thứ trưởng Trần Quốc Phương cho hay.
Ngân hàng Nhà nước hướng đến ổn định mặt bằng lãi suất cho vayLiên quan đến việc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa qua tăng lãi suất điều hành, nhiều ngân hàng thương mại đã đồng loạt tăng lãi suất huy động, Phó Thống đốc NHNN Đoàn Thái Sơn đã trả lời câu hỏi giải pháp để bình ổn lãi suất cho vay. Theo Phó Thống đốc, để đối phó với lạm phát ngân hàng trung ương các nước đã tăng mạnh lãi suất điều hành. Tính từ đầu năm 2022, có 262 lượt tăng lãi suất của ngân hàng trung ương các nước. Điều này cho thấy cuộc chiến chống lạm phát trên toàn thế giới đang diễn ra rất quyết liệt. Trong 8 tháng năm 2022, NHNN giữ nguyên các mức lãi suất điều hành và đến tháng 9, lần điều chỉnh gần đây nhất của FED, NHNN có tăng một số mức trần lãi suất tiền gửi cho các ngân hàng thương mại. Mục tiêu là bảo đảm ưu tiên cho kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và bảo đảm duy trì lãi suất thực dương cho lãi suất tiền gửi để hài hòa lợi ích của các bên tham gia trên thị trường tiền tệ. Về lãi suất cho vay, Phó Thống đốc cho biết NHNN khi điều chỉnh lãi suất này cũng đã tính đến mục tiêu này. Do đó, vừa qua NHNN chỉ tăng lãi suất điều hành và trần lãi suất tiền gửi, đồng thời giữ nguyên trần lãi suất cho vay. Điều này thể hiện việc điều hành của NHNN đã hướng đến các mục tiêu ổn định mặt bằng lãi suất cho vay. |
(责任编辑:La liga)
- ·Từ 4/5, xe buýt tại Hà Nội hoạt động trở lại
- ·Đã bắt được tài xế container chở 39 nạn nhân từ Pháp đến cảng tại Bỉ
- ·Thận trọng khi mua đất gần dự án Sân bay Long Thành
- ·Đàm phán thương mại Mỹ
- ·Cụm thi đua Số 1 BHXH Việt Nam: Phát huy tinh thần thi đua hoàn thành nhiệm vụ được giao
- ·Lại lình xình tháp đôi điện lực
- ·Thỏa thuận thương mại Mỹ
- ·Hội An: 'Không ai bằng lòng với cái nghèo đeo bám'
- ·Chất lượng không khí kém, Hà Nội đưa ra giải pháp
- ·Ban quản lý than khó, Trung Hòa
- ·Tăng cường chính sách hỗ trợ hộ kinh doanh trong bối cảnh dịch bệnh
- ·Ai 'phù phép' cao ốc gần Quảng trường Ba Đình từ 5 lên 18 tầng?
- ·Rủi ro khi mua căn hộ chung cư
- ·Tổng Công ty 36 tiếp tục thực hiện dự án B6 Giảng Võ
- ·Tiếp tục thực hiện đường lối đổi mới trong giai đoạn tới
- ·Ngất ngây với những ngôi nhà cổ tích giữa đời thực
- ·Những ai sẽ trả giá từ đòn leo thang thuế quan của Trump?
- ·Tư vấn cải tạo căn hộ 59m² từ hai thành ba phòng ngủ
- ·Lượng lớn hàng giả mạo nhãn hiệu, hàng kém chất lượng bị tiêu hủy
- ·Khám phá biệt thự triệu đô siêu sang của cặp đôi Thủy Tiên