【số liệu thống kê về celta vigo gặp alavés】Phê chuẩn EVFTA là phù hợp và đúng thời điểm
Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội,êchuẩnEVFTAlàphùhợpvàđúngthờiđiểsố liệu thống kê về celta vigo gặp alavés ông Nguyễn Văn Giàu trình bày Thẩm tra Tờ trình về việc phê chuẩn EVFTA |
Thẩm tra việc phê chuẩn Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA), trong ngày làm việc đầu tiên Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội, ông Nguyễn Văn Giàu cho biết, EVFTA sẽ giúp GDP của Việt Nam tăng thêm từ 2,18 đến 3,25% (cho giai đoạn 5 năm đầu thực hiện); tăng thêm 4,57-5,30% và 7,07-7,72% cho các giai đoạn 5 tiếp theo.
Xuất khẩu sang EU tăng 42,7% vào năm 2025
Theo ông Nguyễn Văn Giàu, so với WTO và các hiệp định thương mại tự do (FTA) khác mà Việt Nam ký kết thì EVFTA được coi là FTA thế hệ mới, ngoài những cam kết về thương mại hàng hóa và dịch vụ với mức độ cắt giảm thuế cao còn phải cam kết các lĩnh vực được coi là phi truyền thốngnhư lao động, môi trường, doanh nghiệpnhà nước, mua sắm Chính phủ, minh bạch hóa.
Hiện tại, EU là thị trường nhập khẩu lớn thứ hai thế giới và hiện là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam (sau Mỹ). Vì thế, thông qua EVFTA, Việt Nam có thể tiếp cận một thị trường tiềm năng với dân số hơn 500 triệu người, GDP khoảng 15.000 tỷ USD chiếm 22% GDP toàn cầu.
Khác với thị trường Trung Quốc, ASEAN (2/6 đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam), hàng hóa xuất - nhập khẩu 2 chiều Việt Nam - EU chủ yếu mang tính bổ trợ thay vì cạnh tranh lẫn nhau.
Vì vậy, theo ông Giàu, với những cam kết mở cửa thị trường mạnh mẽ, EVFTA dự kiến sẽ giúp kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU tăng thêm khoảng 42,7% vào năm 2025 và 44,37% vào năm 2030, tập trung vào nhóm hàng nông sản như gạo, đường, thịt lợn, thịt gia súc gia cầm, lâm sản, đồ uống và thuốc lá; chế biến, chế tạo (dệt, may mặc, da giày); nhóm ngành dịch vụ như vận tải thủy, vận tải hàng không, tài chínhvà bảo hiểm, các dịch vụ phục vụ kinh doanh khác.
Ở chiều ngược lại, thực thi EVFTA, Việt Nam dự kiến nhập khẩu từ EU sẽ tăng khoảng 33,06% vào năm 2025 và 36,7% vào năm 2030, tập trung vào một số mặt hàng như phương tiện và thiết bị vận tải, máy móc thiết bị phụ tùng, điện thoại và linh kiện điện tử, dược phẩm.
“EVFTA giúp đa dạng hóa thị trường nước ta để không bị phụ thuộc vào sự giới hạn một số thị trường, đồng thời có sự tác dụng là đòn bẩy kích thích các đối tác khác tăng cường quan hệ thương mại - đầu tưvới Việt Nam”, ông Giàu nhấn mạnh.
Tăng thu nội địa 7.000 tỷ đồng/năm
Theo báo cáo thuyết minh của Chính phủ, đi cùng với những lợi ích, EVFTA cũng có một số thách thức như tạo ra sức ép cạnh tranh từ hàng hóa và dịch vụ từ EU cho doanh nghiệp, hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam. Việt Nam phải thực thi các quy định, quy tắc chặt chẽ về thủ tục đầu tư, hải quan, thuận lợi thương mại, các rào cản kỹ thuật trong thương mại, các biện pháp kiểm dịch động thực vật, sở hữu trí tuệ, phát triển bền vững, đây là thách thức. Nhưng theo ông Giàu thì đây cũng là cơ hội để Việt Nam tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tếthị trường và thực hiện mạnh mẽ, hiệu quả chủ trương cải cách thủ tục hành chính.
Ngoài ra, thực thi Hiệp định này dự kiến tổng mức giảm thu từ giảm thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu trên 2.500 tỷ đồng, tuy nhiên tăng thu từ thu nội địa dưới tác động của đầu tư, thương mại và tăng trưởng kinh tế khoảng 7.000 tỷ đồng trong giai đoạn 2020-2030.
Báo cáo Thẩm tra đề nghị Chính phủ cần dự báo xu hướng phát triển kinh tế quốc tế; đề ra các giải pháp xử lý để đảm bảo an ninh chính trị, an ninh kinh tế và gìn giữ bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Chính phủ, các bộ ngành cần cập nhật và đánh giá cụ thể hơn tác động tích cực và tiêu cực của Hiệp định đến các ngành, lĩnh vực để có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, tận dụng tốt các cơ hội và hạn chế tối đa các tác động tiêu cực từ Hiệp định, đồng thời có chính sách hỗ trợ các đối tượng bị ảnh hưởng từ Hiệp định.
Theo ông Giàu, cùng với CPTPP, EVFTA và EVIPA đánh dấu giai đoạn hội nhập quốc tế toàn diện và sâu rộng của Việt Nam. Việc phê chuẩn EVFTA sẽ gửi đi thông điệp quan trọng về quyết tâm của Việt Nam trong thúc đẩy liên kết kinh tế quốc tế và ủng hộ hệ thống thương mại đa phương dựa trên luật lệ trong bối cảnh chủ nghĩa dân túy và bảo hộ thương mại diễn biến phức tạp; giúp đa dạng hóa thị trường của Việt Nam để không bị phụ thuộc vào một thị trường nào, góp phần đảm bảo an ninh kinh tế.
“Việc Việt Nam ký và phê chuẩn EVFTA vào thời điểm này là phù hợp và đúng thời điểm, tiếp tục tạo đà cho việc hội nhập kinh tế quốc tế và hồi phục sự phát triển kinh tế trong nước sau đại dịch Covid-19 qua các thị trường CPTPP và EU”, Báo cáo Thẩm tra của Quốc hội hy vọng.
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Hội chứng viêm da dày sừng xuất hiện: Bộ Y tế đã có chỉ đạo
- ·Khoanh vùng, truy vết không để mất dấu nguồn lây nhiễm Covid
- ·Iran tiến hành cuộc tổng tuyển cử đầu tiên sau thỏa thuận hạt nhân
- ·Liên hợp quốc kêu gọi lãnh đạo Israel, Palestine đối thoại trực tiếp
- ·Bộ Y tế tiếp tục cảnh báo thêm 3 lô sữa của Pháp có nguy cơ nhiễm khuẩn
- ·Kẻ chủ mưu vụ khủng bố Paris từng ẩn nấp trong bụi rậm suốt 4 ngày
- ·Indonesia đã chặn hơn 780.000 trang web của phiến quân
- ·Biểu tình chống phân biệt chủng tộc tại Mỹ trước thềm Giáng sinh
- ·Thủ tướng: Sản xuất hữu cơ để đảm bảo nền nông nghiệp an toàn, hiệu quả
- ·Nga mang tới Syria những gì để tiêu diệt IS?
- ·Sang chiết gas lậu, nhiều cơ sở 'chui' bị 'sờ gáy'
- ·Ai Cập: Chìm phà trên sông Nile, ít nhất 18 người thiệt mạng
- ·Phe Cộng hòa hối thúc Tổng thống Mỹ tăng cường trừng phạt Iran
- ·Iran và Nga đang đàm phán về hệ thống tên lửa S
- ·‘Sốc’ với lý do ông Đinh La Thăng chọn PVC làm tổng thầu
- ·Mỹ sẽ thu hồi thêm 90 triệu túi khí hiệu Takata bị lỗi
- ·Yonhap: Triều Tiên tuyên bố vùng cấm tàu thuyền để thử tên lửa
- ·UNDP sẽ tự cải tổ để thực hiện mục tiêu phát triển bền vững
- ·Ông Đoàn Ngọc Hải xin từ chức: Chủ tịch TP. HCM nói gì?
- ·Chây ì nghĩa vụ tài chính, 14 nước mất quyền bỏ phiếu tại LHQ