【nữ nhật vs】Quỹ bảo lãnh tín dụng và đầu tư ASEAN+3 đề xuất cơ chế ưu đãi
Liên quan đến cơ chế miễn thuế,ỹbảolãnhtíndụngvàđầutưASEANđềxuấtcơchếưuđãnữ nhật vs CGIF đề nghị được hưởng chế độ miễn thuế đối với các giao dịch bảo lãnh của CGIF bao gồm: thuế áp trên phí bảo lãnh phải thu của Quỹ (tức thuế Thu nhập DN); thuế khấu trừ tại nguồn dành cho các bên nước ngoài và thuế GTGT.
Về các chế độ đặc thù cho Quỹ và trái phiếu DN do Quỹ bảo lãnh, CGIF đề xuất: Trái phiếu DN do Quỹ bảo lãnh là hợp lệ trong các giao dịch của Ngân hàng Nhà nước. Quy định này nhằm thúc đẩy tính thanh khoản, tạo điều kiện cho việc phát hành lô lớn thành công trên thị trường trái phiếu bằng Việt Nam đồng; Trái phiếu DN do CGIF bảo lãnh sẽ không tính trong việc tính toán hạn mức cho vay và bảo lãnh theo Luật Các tổ chức tín dụng của Việt Nam.
Ngoài ra, hệ số rủi ro đối với trái phiếu DN do CGIF bảo lãnh phát hành trong việc tính toán tỷ lệ an toàn vốn của các tổ chức tài chính khi nắm giữ trái phiếu ở mức 20% để tạo điều kiện cho các trái phiếu DN do CGIF bảo lãnh có sức hấp dẫn hơn với các nhà đầu tư Việt Nam.
Quỹ CGIF được thành lập trên cơ sở sáng kiến tại Hội nghị Bộ trưởng Tài chính ASEAN+3 (các nước ASEAN và Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc) lần 13 đã diễn ra tại Tashkent, Uzbekistan vào tháng 5-2010, với một quỹ quy mô vốn ban đầu là 700 triệu USD. Trong đó, Nhật Bản và Trung Quốc đóng góp 200 triệu USD, Hàn Quốc đóng góp 100 triệu USD, Việt Nam 1,1 triệu USD... Quỹ được hoạt động dưới dạng một quỹ uỷ thác của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) và do ADB quản lý.
Mục tiêu của CGIF là nhằm cung cấp bảo lãnh tín dụng cho các DN trong khu vực phát hành trái phiếu, giúp cho các DN tăng cường hệ số tín nhiệm, góp phần làm giảm chi phí huy động vốn và tạo điều kiện cho DN tiếp cận dễ dàng hơn với thị trường vốn khu vực. Hiện Việt Nam đã tham gia đóng góp vào Quỹ CGIF số tiền là 1,1 triệu USD và được quyền nhận bảo lãnh tín dụng từ CGIF với hạn mức tối đa là 350 triệu USD.
Hiện nay, CGIF đã cấp bảo lãnh phát hành trái phiếu cho một số DN của Singapore, Thái Lan và Indonesia. Dự kiến CGIF sẽ tiếp tục tăng quy mô vốn góp, tăng năng lực bảo lãnh và mở rộng lĩnh vực hoạt động trong giai đoạn sau năm 2015.
Vào tháng 1-2013, thông qua sự phối hợp với Bộ Tài chính, quỹ CGIF đã tổ chức hội thảo giới thiệu về Quỹ nhằm tạo cơ hội cho các DN trong nước có thêm cơ chế huy động vốn tín dụng thông qua việc phát hành trái phiếu.
Tại Hội thảo, Tổng giám đốc điều hành Quỹ CGIF Kiyoshi Nishimura đã đưa ra 4 tiêu chuẩn xét bảo lãnh cho các DN như: DN thuộc trong nhóm nước ASEAN+3; Hồ sơ tín dụng để CGIF chấp thuận xem xét, trong đó dựa vào các chỉ số hoạt động của DN, xếp hạng tín nhiệm đầu tư...; Không thuộc danh sách bị cấm hoạt động như sản xuất vũ khí, đồ uống có cồn, thuốc lá, cờ bạc...; Đáp ứng các tiêu chuẩn bảo vệ môi trường và an toàn xã hội của CGIF.
Bộ Tài chính cho biết, tại các Hội nghị ASEAN+3, Bộ đều đề nghị quỹ CGIF khẩn trương tiếp cận và xem xét cấp bảo lãnh cho các dự án tiềm năng của Việt Nam có nhu cầu phát hành trái phiếu huy động vốn, đặc biệt trong bối cảnh DN Việt Nam, trong đó có các DN và tập đoàn Nhà nước có nhu cầu huy động vốn lớn với thời hạn dài và chủ yếu phải có bảo lãnh của Chính phủ hoặc các tổ chức tín dụng uy tín mới tiếp cận được với thị trường vốn quốc tế. Ngoài ra, phát triển thị trường trái phiếu DN cũng là một trong các ưu tiên trong Lộ trình phát triển thị trường trái phiếu Việt Nam đến năm 2020. Bên cạnh đó, đẩy mạnh hoạt động của CGIF đối với thị trường Việt Nam cũng là một trong các hoạt động ưu tiên trong năm 2014-2015. Trên cơ sở đó, Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ cho phép CGIF được hưởng cơ chế miễn thuế tương tự của ADB, được áp dụng các điều khoản ưu đãi, miễn trừ theo quy định tại 2 Hiệp định (Hiệp định thành lập CGIF và Hiệp định thành lập ADB). Chẳng hạn như các tài sản, bất động sản, thu nhập và các hoạt động, giao dịch của CGIF được miễn tất cả các loại thuế và thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. |
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Giá vàng SJC “bất động” trong lúc giá thế giới tụt dốc
- ·TP.HCM ưu đãi lãi vay cho chủ nhà trọ, hỗ trợ chi phí cho công nhân thuê nhà
- ·Sớm ban hành hệ số K bồi thường xây mới loạt nhà cũ trên mảnh đất vàng
- ·Lo ngại thị trường bị ‘bóp nghẹt’ khi TP.HCM thu thuế BĐS thứ hai trở lên
- ·Quỹ Tiền tệ Quốc tế hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2023
- ·Nhà ống hoàn hảo đến từng góc chết, dùng màu đen và trắng tinh tế
- ·Tin mới về siêu dự án tỷ đô khu du lịch Kênh Gà
- ·Hình ảnh tháo dỡ sân vận động 974 độc đáo nhất World Cup 2022
- ·Thực trạng quản lý chất lượng nước sinh hoạt tại đô thị hiện nay
- ·Chuỗi lễ hội Vinhomes Grand Park sôi động suốt dịp cuối tuần
- ·Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn, chất lượng
- ·Đấu giá nhà, đất Phan Văn Anh Vũ từng cho cựu Bí thư Đà Nẵng và thư ký sử dụng
- ·Dinh thự The Coral Cavalli
- ·Cực phẩm biệt thự Indochine tại Sài Gòn, say đắm từng ngóc ngách
- ·Lưới điện miền Bắc có thêm 7 triệu kWh từ Nhà máy Nhiệt điện Nghi Sơn
- ·Ông Dũng ‘lò vôi’ vừa giải chấp 220 lô đất ở Khu nhà ở Đại Nam
- ·Tiếp tục thanh tra dự án Melinh Plaza Thanh Hoá sau khi dừng do đột xuất
- ·Gia chủ lạc đến cuộc sống đầu thế kỷ 20 khi bước chân vào biệt thự Indochine
- ·Hà Nội công khai những trang mạng xã hội cố tình giả mạo thông tin của chính quyền Thành phố
- ·Bắt buộc mua bán nhà đất qua sàn ai hưởng lợi