【bxhbd vn】Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Khoa học công nghệ đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế
Đây là nhấn mạnh của Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam tại hội nghị "Triển khai nhiệm vụ khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo năm 2023",óThủtướngVũĐứcĐamKhoahọccôngnghệđónggópquantrọngvàotăngtrưởngkinhtếbxhbd vn do Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức, chiều 28/12, tại Hà Nội.
Tạo hành lang pháp lý mới cho khoa học và công nghệ
Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt cho biết, năm 2022 được Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) xác định là năm bản lề thực hiện các mục tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025. Các chính sách được tập trung hoàn thiện, trong đó có sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ, đã được thông qua tại Kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XV.
Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam phát biểu chỉ đạo tại hội nghị. Ảnh: Văn Nam. |
Các hoạt động KH&CN và đổi mới sáng tạo đã đạt được nhiều kết quả, đóng góp vào thành công chung cả nước. Các chủ trương của Đảng về đổi mới sáng tạo, phát triển KH&CN tiếp tục được bám sát; đồng thời hoàn thiện việc xây dựng nghị quyết về phát triển công nghệ sinh học phục vụ phát triển bền vững đất nước trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4.
Hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Việt Nam xếp thứ 54/100 Báo cáo tại hội nghị, thứ trưởng Bộ KH&CN Lê Xuân Định cho hay, năm 2022 ghi dấu ấn mạnh mẽ sự phát triển triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia. Hiện cả nước có hơn 1.000 tổ chức có năng lực hỗ trợ khởi nghiệp, trong đó có hơn 200 không gian làm việc chung, 79 cơ sở ươm tạo, 29 tổ chức thúc đẩy kinh doanh, khoảng 170 trường đại học, cao đẳng tổ chức hoạt động khởi nghiệp sáng tạo. Hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Việt Nam xếp thứ 54/100 trên bảng xếp hạng toàn cầu do StartupBlink công bố (tăng 5 bậc so với năm ngoái). Ở Đông Nam Á, Việt Nam vươn từ thứ 6 lên thứ 5 và được dự báo có khả năng vượt qua Thái Lan (thứ 4 trong khu vực) trong năm sau, nếu tiếp tục duy trì đà tăng trưởng tích cực như hiện nay. |
Nhiều đề án, văn bản đã được hoàn thiện, trình Chính phủ. Trong đó Chiến lược phát triển KH&CN và đổi mới sáng tạo đến năm 2030 đã được Thủ tướng ký ban hành. Các chính sách thị trường KH&CN, chính sách thí điểm thương mại hoá kết quả nghiên cứu, thúc đẩy chuyển giao làm chủ KH&CN trong các ngành, lĩnh vực ưu tiên giai đoạn đến năm 2025, định hướng năm 2030 cũng được xây dựng.
Trong năm 2022, các chương trình KH&CN cấp quốc gia giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 được tái cơ cấu. Các nhiệm vụ thuộc chương trình theo hướng công nghệ ưu tiên, các sản phẩm trọng điểm, chủ lực của đất nước hoặc phục vụ chương trình mục tiêu quốc gia. Điểm quan trọng mà lâu nay nhiều nhà khoa học phàn nàn về thủ tục tài chính rườm rà, khó khăn... đang được tháo gỡ, đơn giản hóa quy trình.
Theo Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt, vừa qua Bộ KH&CN đã phối hợp với Bộ Tài chính sửa đổi các thông tư hướng dẫn tài chính đối với các chương trình, nhiệm vụ KH&CN cấp quốc gia theo hướng "minh bạch, rõ ràng, chấp nhận rủi ro trong khoa học theo hướng khoán chi tới sản phẩm cuối cùng".
Sửa quy định để giảm số lượng hoá đơn, chứng từ
Phát biểu kết luận hội nghị, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đánh giá cao những kết quả đạt được trong năm 2022 của Bộ KH&CN. Phó Thủ tướng nêu 5 nhiệm vụ cơ bản mà Bộ KH&CN cần tiếp tục đẩy mạnh, nỗ lực hơn nữa trong năm 2023 và những năm tiếp theo để khoa học công nghệ thực sự trở thành động lực phát triển.
Cụ thể, một trong những nhiệm vụ rất quan trọng của Bộ KH&CN là nghiên cứu để hình thành hệ thống văn bản pháp lý thực sự hiệu lực để các nhà khoa học không phải lo hóa đơn, chứng từ quá nhiều nữa.
"Mong ước của nhiều nhà khoa học là giấy tờ báo cáo kết quả khoa học dày hơn hóa đơn, chứng từ" - Phó Thủ tướng chia sẻ và đề nghị Bộ KH&CN phải chủ trì, nghiên cứu kỹ những vướng mắc, bất cập, hạn chế trong các luật, nghị định, thông tư liên quan đến lĩnh vực khoa học công nghệ và đề xuất giải pháp, sửa đổi chi tiết.
Toàn cảnh hội nghị. Ảnh: Văn Nam. |
Đồng thời, hệ thống thông tin quản lý KH&CN tiếp tục hướng tới công khai, minh bạch trong mọi khâu từ giao đề tài, phản biện, nghiệm thu…, đặc biệt là khâu phản biện.
Tiếp đến, Bộ KH&CN cần chú trọng hơn nữa đến lĩnh vực khoa học xã hội, chính trị, quản lý, nhất là một số đề án lớn như Bộ Lịch sử Việt Nam, Địa chí quốc gia Việt Nam, Bách khoa Toàn thư…
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng, Bộ KH&CN đã "thắp lên ngọn đuốc" khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (Start-up), lan tỏa ra các bộ, ngành, địa phương và phải tiếp tục là nòng cốt cho phong trào này.
Phó Thủ tướng đánh giá, những năm qua, Bộ KH&CN đã từng bước đổi mới hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia, đặt doanh nghiệp ở vị trí trung tâm. Tới đây, khi được chính thức giao nhiệm vụ quản lý về đổi mới sáng tạo, Bộ cần nỗ lực hơn nữa vì đây là trách nhiệm rất nặng nề, phức tạp khi có nhiều chỉ số cần phải cải thiện… Bộ KH&CN phải giữ vai trò điều phối với các bộ, ngành để cải thiện các chỉ số còn thấp để thúc đẩy cả xã hội cùng đổi mới sáng tạo.
Phó Thủ tướng lưu ý, trong xếp hạng đổi mới sáng tạo địa phương, bên cạnh các tiêu chí quốc tế cần tính đến đặc thù, phù hợp với trình độ phát triển kinh tế - xã hội của từng vùng, miền, nhằm khơi dậy tinh thần đổi mới sáng tạo trên cả nước. Đối với lĩnh vực Start-up, Bộ KH&CN cần phối hợp chặt chẽ với Bộ Giáo dục và Đào tạo để thúc đẩy mạnh mẽ phong trào Start-up trong các trường đại học.
Cuối cùng, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đề nghị, Bộ KH&CN làm việc với Bộ Kế hoạch và Đầu tư làm rõ khái niệm năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) mang tính dài hạn. Trong đó, để cải thiện năng suất lao động thì phải cơ cấu lại nền kinh tế, lực lượng lao động; tăng cường ứng dụng công nghệ; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực lao động. Trước đây, Bộ KH&CN chỉ chú ý đến yếu tố công nghệ, tới đây cần nghiên cứu sâu hơn về khoa học quản lý liên quan đến cơ cấu nền kinh tế, lực lượng lao động.
Thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong cộng đồng doanh nghiệp Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh, vai trò của các bộ phụ trách lĩnh vực sản xuất, các hiệp hội doanh nghiệp trong thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong cộng đồng doanh nghiệp là hết sức quan trọng. Bộ KH&CN cần làm việc với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các bộ liên quan, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, các hiệp hội làm nòng cốt. |
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Chồng nghẹn đắng khi vợ ung thư, con trai bại não
- ·Cái tình của những người bạn Huế
- ·HQC có thêm dự án nhà ở xã hội tại quận 2
- ·Video cháy lớn tại căn cứ quân sự Mỹ ở Hàn Quốc
- ·Ước mong của cô bé 9 tuổi bị ung thư
- ·Ra mắt CLB Bolero Huế
- ·Huy động thêm 1.825 tỷ đồng trái phiếu chính phủ
- ·Nga tiêu diệt 1/2 số quân Ukraine bảo vệ Maksimilianivka
- ·Hồi âm đơn thư Bạn đọc cuối tháng 12. 2019
- ·Ngành Giao thông thoái vốn thu về hơn 2.200 tỷ đồng
- ·Con ung thư giai đoạn cuối, mẹ già mù lòa bữa đói bữa no
- ·Chứng khoán quý IV năm nay có tạo được ấn tượng?
- ·Đòn đáp trả từ Iran sau vụ không kích mới nhất của Israel sẽ như thế nào?
- ·10 triệu cổ phiếu TTH lên niêm yết trên HNX
- ·Hồi âm đơn thư Bạn đọc cuối tháng 3/2018
- ·Thị trường chứng khoán: Chờ tin từ kết quả kinh doanh quý III
- ·Thủ tướng ‘thúc’ cổ phần hóa Vinafood 2
- ·Tổng thống Biden lên tiếng về việc Israel tấn công Iran
- ·Cha nghẹn ngào rao bán bò ốm cứu con
- ·Hơn 50.000 doanh nghiệp thực hiện TTHQĐT