【tỷ lệ cúp ý】Tăng trưởng tín dụng năm 2020 có thể đạt 11%
Sáng 24/12,ăngtrưởngtíndụngnămcóthểđạtỷ lệ cúp ý Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã tổ chức họp báo về tình hình hoạt động ngân hàng, triển khai nghiêm vụ ngành Ngân hàng năm 2021.
2,3 triệu tỷ đồng dư nợ bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19
Theo NHNN, tính đến ngày 18/12/2020, tổng phương tiện thanh toán M2 tăng 12,83% so với cuối năm 2019 và tăng 14,62% so với cùng kỳ 2019. Thanh khoản của hệ thống tổ chức tín dụng thông suốt.
Tính chung từ đầu năm 2020 đến nay, NHNN đã 3 lần điều chỉnh giảm đồng bộ các mức lãi suất với tổng mức giảm tới 1,5 - 2,0%/năm lãi suất điều hành, là một trong các ngân hàng trung ương (NHTW) có mức cắt giảm lãi suất điều hành lớn nhất trong khu vực, Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú cho biết. Trần lãi suất tiền gửi giảm 0,6 - 1,0%/năm, trần lãi suất cho vay với các lĩnh vực ưu tiên giảm 1,5%/năm. Đồng thời, chỉ đạo các tổ chức tín dụng tiết kiệm chi phí, giảm mạnh lãi suất cho vay, đặc biệt là các lĩnh vực ưu tiên. Nhờ đó, tính đến tháng 11/2020, mặt bằng lãi suất cho vay giảm bình quân khoảng 1%/năm so với cuối năm 2019; lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VND đối với một số ngành, lĩnh vực ưu tiên ở mức 4,5%/năm.
Về điều hành tín dụng, theo Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế Nguyễn Tuấn Anh, mặc dù tín dụng trong quý I và quý II tăng trưởng chậm, nhưng đã phục hồi trong 2 quý cuối năm. Tuy nhiên, do cầu tín dụng suy yếu bởi tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19 nên tín dụng tăng thấp hơn các năm trước. Tính đến 21/12/2020, tín dụng tăng 10,14% so với cuối năm 2019, tăng 11,62% so cùng kỳ 2019. Dự kiến cả năm 2020, tín dụng có thể tăng 10,5 – 11%. Cơ cấu tín dụng chuyển dịch phù hợp, theo đó tín dụng tập trung vào sản xuất kinh doanh, các lĩnh vực ưu tiên...
Cụ thể, tín dụng cho xuất khẩu tăng 10,4%, tín dụng cho nông nghiệp tăng 9,8%, cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tăng 11%. Trong khi đó, tín dụng với lĩnh vực rủi ro được kiểm soát và giảm dần, như tín dụng trong lĩnh vực BOT, giao thông giảm 0,59%, tín dụng cho chứng khoán chỉ tăng nhẹ 0,2%.
Không chỉ ảnh hưởng về cầu tín dụng, dịch Covid-19 cũng ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng tín dụng. Theo ông Nguyễn Anh Tuấn, dư nợ bị ảnh hưởng bởi Covid-19 lên đến khoảng 2,3 triệu tỷ đồng, chiếm xấp xỉ 26% tổng dư nơ hệ thống. Ngoài ra, có khoảng 45.000 tỷ đồng dư nợ bị ảnh hưởng bởi tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long, tình hình mưa bão, lũ lụt ở miền Trung, tiềm ẩn rủi ro tăng nợ xấu ngân hàng.
Để hỗ trợ khách hàng khắc phục khó khăn do ảnh hưởng của dịch, NHNN đã ban hành 2 văn bản quan trọng là Thông tư 01/2020/TT-NHNN và Chỉ thị 02/CT-NHNN chỉ đạo các tổ chức tín dụng cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19; tiết giảm chi phí hoạt động, để có điều kiện giảm lãi suất ở mức tối đa; đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt...
Thanh toán qua Internet đạt hơn 22,2 triệu tỷ đồng
Đến nay, các tổ chức tín dụng đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho khoảng 270 nghìn khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 với dư nợ gần 355.000 tỷ đồng; miễn, giảm, hạ lãi suất cho gần 590.000 khách hàng với dư nợ trên 1 triệu tỷ đồng, đặc biệt các tổ chức tín dụng đã cho vay mới lãi suất ưu đãi (thấp hơn phổ biến từ 0,5 - 2,5% so với trước dịch) với doanh số lũy kế từ 23/1 đến nay đạt gần 2,3 triệu tỷ đồng cho hơn 390 nghìn khách hàng.
Mặc dù không thuộc đối tượng điều chỉnh của Thông tư 01, nhưng Ngân hàng Chính sách xã hội đã thực hiện gia hạn nợ cho gần 168 nghìn khách hàng với dư nợ 4.183 tỷ đồng, cho vay mới trên 2 triệu khách hàng với số tiền 72.531 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, ước tính tổng số tiền phí dịch vụ thanh toán mà các ngân hàng miễn, giảm cho khách hàng đến hết năm 2020 sau 2 đợt giảm phí là khoảng 1.004 tỷ đồng.
Về lĩnh vực thanh toán, Vụ trưởng Vụ Thanh toán (NHNN) Phạm Tiến Dũng cho biết, tăng trưởng thanh toán không dùng tiền mặt đạt tốc độ ấn tượng với nhiều chỉ tiêu đạt và vượt yêu cầu. Đến cuối tháng 10/2020, số lượng giao dịch thanh toán qua điện thoại di động đạt hơn 918,8 triệu giao dịch với giá trị đạt gần 9,6 triệu tỷ đồng (tăng 123,9% về số lượng và 125,4% về giá trị so với cùng kỳ năm 2019); số lượng giao dịch thanh toán qua Internet đạt gần 374 triệu giao dịch với giá trị đạt hơn 22,2 triệu tỷ đồng (tăng 8,3% về số lượng và 25,5% về giá trị giao dịch so với cùng kỳ năm 2019).
So cùng kỳ năm 2016, trong 10 tháng đầu năm 2020, giao dịch qua hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng tăng 83,67% về số lượng và 135,04% về giá trị; số lượng và giá trị thanh toán qua kênh Internet tăng 276,4% và 343%; số lượng và giá trị thanh toán qua kênh điện thoại di động tăng 1.037% và 972,5%.
Hoạt động thanh toán qua ngân hàng đối với các dịch vụ công được đẩy mạnh. Đến nay, 99% doanh nghiệp đăng ký nộp thuế điện tử; 98,6% trên tổng số thu ngân sách nhà nước của cơ quan hải quan được thực hiện qua phương thức điện tử; doanh thu tiền điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam thanh toán qua ngân hàng lên tới gần 90%.../.
Hoàng Yến
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Chuyển đổi xanh: Hướng đi tất yếu để phát triển bền vững khu vực Duyên hải miền Trung
- ·Sập mỏ vàng ở Indonesia, nhiều người thiệt mạng và bị chôn vùi
- ·1.000 công trình kiến trúc cổ đại ở Scotland có nguy cơ bị biến mất
- ·Hải quân Thái Lan mua máy bay không người lái Camcopter S
- ·Phê duyệt kế hoạch thực hiện Quy hoạch hạ tầng thông tin và truyền thông
- ·Nhật Bản: Tấn công bằng dao khiến ít nhất 16 người bị thương
- ·Tổng thư ký Liên hợp quốc lo ngại "nội chiến toàn diện" tại Libya
- ·Iraq: Người biểu tình kiểm soát cây cầu thứ ba tại Baghdad
- ·Hà Nội: Tăng cường xây dựng, kiểm soát an toàn nhà chung cư mini và cấm sạc xe điện qua đêm
- ·Mỹ triển khai thêm nhiều binh sỹ và khí tài tới Saudi Arabia
- ·Diễn biến lạ khi một số ngân hàng rục rịch tăng lãi suất tiết kiệm trở lại
- ·Trận chiến Manila
- ·Ứng cử viên Chủ tịch EC von der Leyen từ chức Bộ trưởng Quốc phòng Đức
- ·Tổng thống Nga mong muốn 'khôi phục hoàn toàn' quan hệ với Mỹ
- ·Tây Ninh đẩy mạnh đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao
- ·UNICEF kêu gọi dành 70 triệu USD hỗ trợ nhân đạo cho trẻ em Venezuela
- ·Thổ Nhĩ Kỳ đặt ra giới hạn cho chiến dịch tại Syria
- ·Iran không gia hạn thời hạn chót 60 ngày liên quan thỏa thuận JCPOA
- ·Chuyển đổi một số hoạt động của cơ quan nhà nước lên môi trường điện tử toàn trình
- ·Chiến dịch Na Uy