【ket qua truc tuyến】Cách nào cân bằng lợi ích trong kinh doanh xăng dầu?
Quản lý kinh doanh xăng dầu chuyển hướng đi mới Cần đánh giá hiệu quả việc thực hiện hóa đơn điện tử đối với các cửa hàng bán lẻ xăng dầu |
Quang cảnh hội thảo. |
Hài hòa trách nhiệm với lợi ích
Thông tin tại hội thảo, Ông Phan Văn Chinh, Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) cho biết, Nghị định về kinh doanh xăng dầu đã có nhiều lần sửa đổi, bổ sung, nên cần hợp nhất lại thành Nghị định mới để doanh nghiệp, người dân, các cơ quan điều hành thuận lợi trong việc nghiên cứu và thực thi.
Việc nghiên cứu, ban hành Nghị định mới về kinh doanh xăng dầu thay thế cho các Nghị định về kinh doanh xăng dầu hiện hành (Nghị định số 83/2014/NĐ-CP, Nghị định số 95/2021/NĐ-CP, Nghị định số 80/2023/NĐ-CP) là cần thiết. Đây là mặt hàng chiến lược nên việc xây dựng nghị định nhằm tạo sân chơi bình đẳng, hài hòa lợi ích các bên.
Lãnh đạo Vụ Thị trường trong nước nêu, nghị định được xây dựng trên nguyên tắc đảm bảo hài hòa lợi ích cho người tiêu dùng, doanh nghiệp sử dụng xăng dầu và doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu; gắn trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu trong việc đảm bảo nguồn cung xăng dầu cho nhu cầu tiêu thụ nội địa; giảm sự can thiệp của Nhà nước vào hoạt động kinh doanh xăng dầu của doanh nghiệp…
Dự thảo Nghị định tập trung vào 4 nội dung chính gồm: công thức và cơ chế giá xăng dầu; quỹ bình ổn giá xăng dầu; điều kiện kinh doanh; hệ thống kinh doanh xăng dầu.
Góp ý tại hội thảo, ông Trịnh Quang Khanh, Phó chủ tịch Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam, cho biết hiện nay một lít xăng khi bán ra phải thực hiện... quá nhiều mục tiêu. Ban soạn thảo cần lược bớt những quy định quá chung chung để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, nếu không khi thực hiện các doanh nghiệp rất dễ mắc lỗi.
Phản ánh tại hội thảo, bà Trần Thụy Thùy Trâm, Giám đốc Công Ty TNHH TM Đoan Việt cho rằng, doanh nghiệp cùng nhiều doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu trên cả nước đã nhiều lần gửi kiến nghị lên Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Liên Bộ và Sở Công thương TP HCM, nêu những bất cập khó khăn, gây gián đoạn nguồn cung trong kinh doanh xăng dầu năm 2022. Đồng thời, cũng góp ý để sửa đổi, bổ sung Nghị định mới, nhằm phù hợp với tình hình kinh doanh theo cơ chế thị trường, không để gián đoạn nguồn cung, ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh và sinh hoạt của người dân.
Theo bà Trâm, hiện nay, định mức kinh doanh nằm ở cơ sở tính giá từ phía đầu mối, nhưng về đến doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu lại không có phần này. Trong khi đây là những doanh nghiệp trực tiếp đưa sản phẩm thiết yếu tới tay người tiêu dùng. “Chúng tôi đề nghị cần phân rõ định mức ở các khâu đầu mối, phân phối và bán lẻ. Trong đó chi phí cho doanh nghiệp bán lẻ phải đạt từ 6-7% và không thấp hơn 5% để doanh nghiệp bán lẻ duy trì được hoạt động kinh doanh”, bà Trâm kiến nghị.
Nhiều doanh nghiệp bán lẻ chưa được mua từ nhiều nguồn
Về việc doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu được lấy hàng từ nhiều nguồn (tối đa ba nguồn), trong Nghị định 80/2023/NĐ-CP, áp dụng từ cuối năm 2023 đến nay đã quy định rõ. Thế nhưng thực tế cho đến nay, nhiều doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu tại TPHCM vẫn chưa thể mua hàng được từ nhiều nguồn.
“Chúng tôi kiến nghị Bộ Công Thương cần quy định rõ trong văn bản hướng dẫn việc doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu được lấy hàng từ nhiều nguồn, nhằm tạo sự cạnh tranh lành mạnh theo xu thế thị trường. Đồng thời xoá bỏ cơ chế độc quyền về giá, cách tính giá của các đầu mối lớn, nhằm muốn thâu tóm doanh nghiệp vừa và nhỏ”, bà Trâm chia sẻ.
Ông Nguyễn Hữu Thập, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Tuyên Quang nêu ý kiến, dự thảo Nghị định quy định Điều 14 quyền và nghĩa vụ của thương nhân phân phối: “Chỉ được mua xăng dầu từ các thương nhân đầu mối” không cho phép các thương nhân phân phối mua bán hàng hóa với nhau, nhưng thương nhân đầu mối lại có quyền “Được mua bán xăng dầu, nguyên liệu với các thương nhân đầu mối khác”. Như vậy là phân biệt đối xử giữa các doanh nghiệp vi phạm Điều 5, Điều 6, Điều 8, Điều 11 và Điều 12 của Luật Cạnh tranh và Điều 6, Điều 10, Điều 11 của Luật Thương mại.
Ông Thập cho rằng: các doanh nghiệp đầu mối (cả nhập khẩu và sản xuất) là đơn vị tạo nguồn tồn dự trữ quốc gia để cung ứng cho bán thương mại, bán tiêu dùng trong hệ thống của mình (từ thương nhân phân phối đến tiêu dùng nói chung); đầu mối không bán cho đại lý, nhượng quyền thương mại vì đã thông qua thương nhân phân phối, nếu đầu mối vẫn bán cho đối tượng này thì sẽ dẫm chân lên nhau.
Đặc biệt khi khan hiếm hàng hóa thì đầu mối chỉ tập trung cho hệ thống của mình mà ít chia sẻ nguồn cung cho thương nhân phân phối và đối tượng khác. Các doanh nghiệp đầu mối không được mua hàng qua lại với nhau, nếu các đầu mối được mua bán với nhau sẽ gây ra tình trạng sản lượng ảo.
Vị này kiến nghị giữ nguyên quy định thương nhân phân phối xăng dầu theo Khoản 12 Điều 1 Nghị định 95/2021/NĐ-CP: “được mua xăng dầu từ nhiều thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu và thương nhân phân phối xăng dầu khác theo Hợp đồng mua bán xăng dầu”.
(责任编辑:World Cup)
- ·Chỉ đạo nóng vụ đường 12 tỷ chưa nghiệm thu đã rạn nứt
- ·Thị trường giao dịch hàng hóa trên đà tăng trưởng
- ·Chốt thời hạn giải ngân khoản vay theo Nghị định 67
- ·Fubon Life Việt Nam liên tiếp 6 năm nhận giải thưởng Rồng Vàng
- ·VTG 2017 giới thiệu nhiều công nghệ đột phá trong ngành dệt may
- ·Donald Trump bị đề nghị cấm nắm quyền ở Nhà Trắng
- ·Trứng gà vỏ hồng có gì đặc biệt?
- ·Xây dựng phương án tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT giai đoạn 2022
- ·Infographics: Phát hành trái phiếu chính phủ đạt 330.376 tỷ đồng trong năm 2024
- ·Global Finance vinh danh VietinBank là ngân hàng tài trợ thương mại tốt nhất Việt Nam
- ·Bão số 9 hướng về vùng biển miền Trung, liệu có ảnh hưởng đến Việt Nam?
- ·Ukraine nói sẽ có nhiều vụ tấn công trong đất Nga, Moscow lý giải Bakhmut khó hạ
- ·Cháy sòng bạc ở biên giới Thái Lan
- ·Sẽ khai giảng trực tuyến, truyền hình trực tiếp vào sáng 5/9
- ·Đề xuất thí điểm học online đào tạo lái xe
- ·Thái Lan soạn thảo dự luật kiểm soát giao dịch tiền điện tử
- ·Bổ sung phương án tuyển sinh đối với thí sinh không tham dự kì thi tốt nghiệp THPT do dịch bệnh
- ·Business Matching: Thấu hiểu và kết nối
- ·Năm 2024: Long An xếp hạng 12 trong toàn quốc về chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương
- ·Trung Quốc cung cấp dữ liệu Covid