【ty so 7 m】Thầy giáo viết chữ bằng miệng với nguyện ước được hiến tạng
Hành trình "viết cuộc đời” bằng miệng
Sinh ra khỏe mạnh như bao đứa trẻ khác,ầygiáoviếtchữbằngmiệngvớinguyệnướcđượchiếntạty so 7 m nhưng càng lớn lên, tay chân anh Phùng Văn Trường (sn 1979, thôn Nhân Lý, xã Nam Phương Tiến, Chương Mỹ, Hà Nội) càng co quắp, yếu dần và không thể tự đi lại được. Căn bệnh thoái hóa cơ tiến triển đã khiến anh phải trải qua một tuổi thơ không hề dễ dàng.
Năm lớp 8, Trường buộc phải dừng việc học vì không thể cầm bút do hai tay co cứng. Từ đó, cuộc đời anh chỉ xoay quanh bốn bức tường. Trường luôn cảm thấy tủi phận với các bạn cùng trang lứa và khao khát có một cơ thể lành lặn, khỏe mạnh để học cao hơn.
Chân dung anh Phùng Văn Trường - Ảnh: Thùy Ngân - Ngọc Linh |
Khi tay không thể cầm bút, bàn chân cũng bị liệt, anh Trường kiên trì dùng miệng của mình để luyện chữ. Nhiều hôm, bút đâm thẳng vào họng gây buồn nôn, thậm chí chảy cả máu nhưng Trường chưa bao giờ có ý định bỏ cuộc.
Sau thời gian dài luyện tập, Trường học được cách dùng hàm là điểm tựa, dùng răng cửa là ngón tay, dùng cổ để đưa những nét bút lên xuống. Nhìn những nét chữ bay bổng, điêu luyện của anh, không ai nghĩ những dòng chữ ấy lại được viết bằng miệng.
Anh Trường dùng miệng để viết chữ - Ảnh: Thùy Ngân - Ngọc Linh |
Lớp học tình cờ, thư viện miễn phí
Không chỉ tự “viết” lên cuộc đời mình, chàng trai trẻ còn trở thành người thầy truyền cảm hứng, mang ánh sáng tri thức đến với trẻ em nghèo.
Ban đầu, Trường chỉ nhận dạy kèm miễn phí cho mấy đứa cháu họ để chúng bớt ham chơi. Sau này, bố mẹ tụi trẻ nhờ ngày càng nhiều, lớp học của Trường trở nên đông đúc dần.
Lớp học đặc biệt của thầy giáo Trường - Ảnh: Thùy Ngân - Ngọc Linh |
Lớp học đặc biệt ấy không có bảng đen, phấn trắng như những lớp học bình thường khác. Nhưng chỉ ở đây mới có một người thầy đầy tâm huyết, đầy tình yêu thương dành cho đám học trò. Những nét chữ đẹp, điêu luyện và chính xác từng ly được viết nên từ người thầy tật nguyền chính là động lực để những đứa trẻ cố gắng.
Gần 10 năm qua, lớp học miễn phí của anh lúc nào cũng rộn ràng tiếng trẻ đánh vần và làm các phép toán. Tiếng ríu rít của bọn trẻ sau giờ tan trường là niềm vui, niềm hạnh phúc lớn nhất mà anh có.
Ngoài dạy học, anh Trường còn kết hợp với dự án thư viện cộng đồng Hallo World – Tủ sách ước mơ tại ngôi nhà của mình để các em nhỏ có để đọc, mượn sách miễn phí mỗi ngày. Với hơn 3000 đầu sách từ giáo khoa, khoa học, kỹ năng sống, truyện tranh mà thư viện đang có, anh hy vọng có thể gieo tình yêu sách đến với vùng quê nghèo nơi đây.
Thư viện sách miễn phí của anh Trường - Ảnh: Thùy Ngân - Ngọc Linh |
Sống là cho, chết cũng là cho
Anh Trường tâm niệm, con người ta sống trên đời phải tu hạnh bố thí, không nên để phí những gì có thể cống hiến cho đời. Bởi cho đi là còn mãi mãi, cuộc sống vô thường biết đâu hôm nay còn ngồi đây nhưng ngày mai kia đã rời xa rồi.
Bởi thế, khi thấy sức khỏe giảm sút đi nhiều, không thể tự lên xuống xe lăn, dạy học đều đặn như trước nữa, Trường luôn đau đáu một ước nguyện cuối cùng là được hiến tạng cho y học, giúp đỡ những mảnh đời kém may mắn khác.
“Chuyện hiến tạng vốn là ước nguyện của tôi. Nếu như một người nào đó quanh năm sống trong bóng tối, nhờ có tôi mà họ nhìn được thì tôi ra đi còn một chút ý nghĩa cho đời”, anh Trường chia sẻ.
Anh Trường luôn mong mình là tấm gương sáng cho con trai - Ảnh: Thùy Ngân - Ngọc Linh |
Hơn thế, anh còn mong muốn mình sẽ là người tiên phong để phong trào hiến tạng ở quê hương anh phát triển. “Thân mình là giả tạo, giống như cái áo, rách thì phải thay. Nhưng những phần nguyên vẹn còn sót lại trên chiếc áo đó còn có thể vá lại cho chiếc áo khác hoàn hảo hơn thì nên làm.”, Trường nói thêm. Đó cũng là cách mà anh muốn cảm ơn đến cuộc đời đã cho anh được sống mạnh mẽ.
Ông trời không lấy đi của ai tất cả, tuy chân tay anh yếu nhưng bù lại anh có cái đầu minh mẫn. Đến bây giờ, anh thật sự mãn nguyện vì có một người vợ lành lặn, nhân hậu, biết hy sinh và một cậu con trai 6 tuổi khôi ngô, biết nghe lời.
Cuộc đời gắn liền với xe lăn, việc di chuyển của anh Trường vô cùng khó khăn. Chính vì thế, anh mong muốn có thể kết nối được với các trung tâm hiến tạng sớm nhất để hoàn thành ước nguyện của mình.
Thùy Ngân - Ngọc Linh
Động lực chữa bệnh đặc biệt của cô bé ung thư máu 6 tuổi
- Huệ có một động lực đặc biệt để vượt qua những đợt tiêm chọc tủy, truyền hóa chất đau đớn, mệt nhoài của quá trình điều trị ung thư.
(责任编辑:Thể thao)
- ·Hộ chiếu vaccine giả, nỗi đe dọa toàn cầu trong nỗ lực phòng chống dịch
- ·Nhu cầu yếu, ADB hạ dự báo tăng trưởng của Việt Nam năm 2023 xuống 5,8%
- ·Chủ tịch Quốc hội kiểm tra dự án xây dựng cảng hàng không Long Thành
- ·Thủ tướng: TP.HCM dứt khoát kiểm soát cho được dịch Covid
- ·Nhiều nguy cơ tiềm ẩn khi dùng lòng trắng trứng để làm mặt nạ
- ·Việt Nam tạo thuận lợi cho doanh nghiệp Hoa Kỳ mở rộng đầu tư
- ·Hình ảnh Tổng Bí thư chủ trì hội nghị Trung ương Đảng lần thứ sáu
- ·Sự minh bạch và nhân văn trong các giải pháp chống dịch mới
- ·Hộ chiếu vắc
- ·Hôm nay (17/7), công bố Lệnh của Chủ tịch nước về Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
- ·Hội thảo Đầu bờ phương pháp canh tác lúa thân thiện với môi trường
- ·Ngày 19/10 diễn ra Diễn đàn Thuế
- ·Việt Nam kiên quyết, kiên trì bảo vệ chủ quyền quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa
- ·Quan hệ đoàn kết hữu nghị truyền thống quý báu Việt Nam và Campuchia
- ·Tổng cục TCĐLCL làm việc với Sở KH&CN TP. Hải Phòng
- ·Lễ đón chính thức Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng thăm Cộng hòa Áo
- ·Lãnh đạo cấp cao đến các bộ trưởng tìm mọi cách lo đủ vắc xin cho dân
- ·Kinh nghiệm điều hành giúp kiểm soát tốt lạm phát
- ·Thủ tướng đề nghị WHO hỗ trợ VN trở thành một trung tâm sản xuất vaccine khu vực Tây Thái Bình Dương
- ·Thủ tướng ban hành Công điện chỉ đạo sẵn sàng ứng phó với thiên tai