【kết quả châu á】Xem xét điều chỉnh đường nối hơn 2.535 tỷ đồng và 2.180 tỷ đồng làm tuyến Đường tỉnh 857
Đó là hai trong số những thông tin về đầu tưđáng chú ý trong tuần qua.
Xem xét điều chỉnh báo cáo Dự ánđường nối Pháp Vân - Cầu Giẽ với đường Vành đai 3 hơn 2.535 tỷ đồng
Văn phòng Chính phủ có Công văn số 4662/VPCP-CN về việc điều chỉnh Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án đầu tư xây dựng đường kết nối đường Pháp Vân - Cầu Giẽ với đường Vành đai 3,étđiềuchỉnhđườngnốihơntỷđồngvàtỷđồnglàmtuyếnĐườngtỉkết quả châu á TP. Hà Nội.
Tổng mức đầu tư dự án khoảng hơn 2.535 tỷ đồng. Thời gian thực hiện dự án là từ năm 2020 - 2022 |
Theo đó, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xem xét, xử lý kiến nghị của UBND thành phố Hà Nội về việc điều chỉnh Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án đầu tư xây dựng đường kết nối đường Pháp Vân - Cầu Giẽ với đường Vành đai 3, thành phố Hà Nội.
Ngày 21/1/2020, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường kết nối đường Pháp Vân - Cầu Giẽ với đường Vành đai 3. Mục tiêu đầu tư của dự án là hình thành tuyến đường theo quy hoạch giao thông vận tải đã được phê duyệt, giải quyết tình trạng ùn tắc, bảo đảm trật tự an toàn giao thông cho khu vực nội thành, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội cho quận Hoàng Mai, huyện Thanh Trì và khu vực phía Nam, Đông Nam trung tâm thành phố.
Tuyến đường kết nối đường Pháp Vân - Cầu Giẽ với đường Vành đai 3 có chiều dài khoảng 3,4 km (tính cả chiều dài các nút giao); bề rộng mặt cắt ngang đường chính B= 60 m (bao gồm 6 làn xe cơ giới B= 3,5 m, 02 làn xe hỗn hợp tại 2 đường đô thị song hành B= 7,0 m, dải phân cách giữa, phân cách bên, vỉa hè hai bên). Điểm đầu tuyến tại điểm cuối nhánh rẽ phải từ đường cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ vào đường 70 thuộc nút giao Tứ Hiệp (nhánh N1A) và điểm cuối là nút giao với đường Vành đai 3.
Các hạng mục đầu tư chính bao gồm: Xây dựng nút giao bán hoa thị Tứ Hiệp; xây dựng đoạn tuyến từ nút giao Tứ Hiệp đến nút Vành đai 3; xây dựng nút giao với đường Vành đai 3; xây dựng đồng bộ hạ tầng kỹ thuật, thoát nước, cây xanh, chiếu sáng, tổ chức giao thông trên tuyến đường chính, các nhánh kết nối và hệ thống đường gom... bảo đảm theo tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành.
Địa điểm thực hiện dự án là tại quận Hoàng Mai, huyện Thanh Trì thành phố Hà Nội. Tổng mức đầu tư dự án khoảng 2.535.141 triệu đồng. Thời gian thực hiện dự án là từ năm 2020 - 2022.
Đà Nẵng cho phép Công ty Proton nghiên cứu quy hoạch, đầu tư chợ đầu mối Hòa Phước
Dự án chợ đầu mối Hoà Phước với tổng vốn đầu tư dự kiến hơn 800 tỷ đồng sẽ được Công ty TNHH MTV Proton được nghiên cứu quy hoạch, đầu tư.
Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.Đà Nẵng cho biết, Văn phòng UBND Thành phố vừa có thông báo nội dung kết luận cuộc họp giao ban của Chủ tịch và các Phó Chủ tịch UBND thành phố ngày 29/6/2021.
Dự án chợ đầu mối Hoà Phước được xây dựng để thay thế chợ đầu mối Hoà Cường. |
Theo kết luận này, lãnh đạo thành phố Đà Nẵng đã thống nhất theo báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư về chủ trương cho phép Công ty TNHH MTV Proton được nghiên cứu quy hoạch, đầu tư Dự án chợ đầu mối Hòa Phước (Hòa Vang); theo quy định tại Luật Quy hoạch, Luật Xây dựng, Luật Đầu tư và các quy định pháp luật có liên quan.
Dự án chợ đầu mối Hòa Phước (trước đây là chợ đầu mối kinh doanh gia súc, gia cầm và hàng nông sản) đã được UBND thành phố phê duyệt quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 tại Quyết định số 7732/QĐ-UBND ngày 8-11-2016. Hiện nay, Ban Quản lý dự án hạ tầng và phát triển đô thị đang lập điều chỉnh quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 cho dự án để làm cơ sở tổ chức kêu gọi nhà đầu tư thực hiện dự án.
Năm 2019, TP. Đà Nẵng đã thông qua chủ trương kêu gọi đầu tư dự án Chợ đầu mối Hòa Phước (thuộc xã Hòa Phước, huyện Hòa Vang) theo hình thức đối tác công tư (PPP) nhằm thay thế Chợ đầu mối Hòa Cường. Theo đó, dự án Chợ đầu mối Hòa Phước có tổng diện tích sử dụng đất 309.299m2, tổng mức đầu tư theo hình thức PPP là hơn 817 tỉ đồng, trong đó ngân sách TP. Đà Nẵng hơn 121,7 tỷ đồng để thực hiện công tác bồi thường hỗ trợ và tái định cư của dự án; phần kinh phí còn lại của dự án do nhà đầu tư thực hiện.
Tuy nhiên, Hội đồng nhân dân TP.Đà Nẵng đã ban hành Nghị quyết hủy chủ trương đầu tư theo hình thức PPP đối với dự án Chợ đầu mối Hòa Phước. Theo, Sở KH&ĐT TP. Đà Nẵng, theo quy định mới, Phương thức đối tác công tư bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/1/2021 thì các dự án hạ tầng thương mại không thuộc danh mục đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP). Vì vậy dự án Chợ Đầu mối Hòa Phước không thể đầu tư theo hình thức PPP. Hội đồng nhân dân TP.Đà Nẵng đề nghị UBND TP nghiên cứu hình thức đầu tư phù hợp đối với dự án này.
Dự án chợ đầu mối Hoà Phước có ý nghĩa quan trọng cho hoạt động giao thương hàng hóa của Đà Nẵng, vì chợ đầu mối Hòa Cường bị quá tải, lại nằm trong khu vực nội thị nên gây áp lực giao thông khi các phương tiện hạng nặng ra vào trung tâm thường xuyên. Chợ Đầu mối Hòa Phước còn đóng vai trò là chợ phân luồng hàng hóa nông sản, thực phẩm không chỉ cho TP. Đà Nẵng mà cho cả khu vực miền Trung - Tây Nguyên.
Quảng Ninh điều chuyển vốn đầu tư công nhiều dự án để đẩy nhanh tiến độ giải ngân
Tính đến hết tháng 6, kế hoạch chi đầu tư công bố trí trên 18.700 tỷ đồng, chiếm 57% tổng chi ngân sách địa phương; nhưng tỷ lệ giải ngân vốn đầy tư công mới đạt 38,7% kế hoạch.
Cầu Cửa Lục 1 thi công đạt 70% khối lượng công việc. Ảnh: Đỗ Phương |
Đến hết tháng 6, tổng kế hoạch vốn chi đầu tư công năm 2021 trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh là trên 18.700 tỷ đồng, chiếm 57% tổng chi ngân sách địa phương, bao gồm: Nguồn vốn ngân sách Trung ương trên 1.900 tỷ đồng, ngân sách tỉnh là trên 10.400 tỷ đồng (chưa bao gồm các nguồn ngân sách tỉnh chưa phân bổ chi tiết), còn lại là ngân sách huyện, xã.
Đến nay, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công toàn tỉnh đạt 38,7% kế hoạch, cao hơn 5,4% so với cùng kỳ năm 2020, tuy nhiên không đạt theo kỳ vọng của UBND tỉnh với mốc thời gian 30/6 phải giải ngân đạt 50% kế hoạch vốn.
Cụ thể, với vốn ngân sách cấp tỉnh, năm 2021 nguồn vốn được phân bổ cho 85 Dự án chuyển tiếp và 21 dự án khởi công mới. Tính đến hết tháng 6/2021, tỷ lệ giải ngân đạt 45%, cao hơn 7,2% so với cùng kỳ năm 2020, cơ bản đáp ứng yêu cầu chỉ đạo. Tuy nhiên, về chi tiết từng dự án vẫn còn 35 dự án có tỷ lệ giải ngân chưa đạt yêu cầu theo chỉ đạo.
Về giải ngân vốn ngân sách cấp huyện, đến hết tháng 6/2021, tỷ lệ giải ngân vốn đạt 34,5%, cao hơn 4% so với cùng kỳ năm 2020. Tuy nhiên, đến nay vẫn còn một số địa phương giải ngân còn thấp không đảm bảo theo chỉ đạo của tỉnh, như: Hạ Long giải ngân đạt 18,5%, Cẩm Phả 30,3%, Cô tô 20,8%, Vân Đồn 23,7%, Móng Cái 30,6%.
Tại kỳ họp thứ 2, HĐND tỉnh khóa XIV đã phân bổ, điều chỉnh kế hoạch đầu tư công vốn ngân sách tỉnh năm 2021 dựa trên cơ sở một số dự án, công trình chưa được triển khai, đẩy nhanh tiến độ.
Theo đó, phân bổ, điều chỉnh 860 tỷ đồng vốn đầu tư công ngân sách tỉnh. Trong đó, phân bổ trên 176 tỷ đồng cho 9 dự án có quyết toán dự án hoàn thành và 2 dự án đang triển khai. Điều chỉnh trên 684 tỷ đồng kế hoạch vốn đầu tư công đối với 19 dự án dự án có tỷ lệ giải ngân chưa đạt 50% kế hoạch vốn, bao gồm: 6 dự án do Sở Y tế làm chủ đầu tư; 10 dự án tại địa bàn KKT Vân Đồn, Móng Cái, Hải Hà, Tiên Yên, Đầm Hà, Cẩm Phả, Hạ Long; 2 dự án hoàn thành không còn nhu cầu về vốn và 1 dự án không đảm bảo giải ngân vốn 100% vào 30/9/2021.
Được biết, nguồn vốn điều chỉnh trên 684 tỷ đồng này sẽ được UBND tỉnh phân bổ nguồn cho dự án đường ven sông kết nối từ đường cao tốc Hạ Long - Hải Phòng đến TX Đông Triều đoạn từ đường tỉnh 338 đến TX Đông Triều giai đoạn 1 (khoảng 658 tỷ đồng); dự án nâng cấp hồ chứa nước Cao Vân (4 tỷ đồng). Số còn lại sẽ được phân bổ cho 9 dự án đã hoàn thành với số vốn trên 20 tỷ đồng, bao gồm: Tuyến đường hành hương khu vực Chùa Hồ Thiên với khu vực Chùa Ngọa Vân; cầu qua cặp cửa khẩu Hoành Mô (Việt Nam) - Động Trung (Trung Quốc); cải tạo, nâng cấp đường tỉnh 341; mở rộng Bệnh viện Bãi Cháy giai đoạn 3… và phân bổ chi phí cấp quyền khai thác khoáng sản phát sinh cho 5 dự án với số vốn trên 1,6 tỷ đồng.
Ông Nguyễn Tường Văn, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh khẳng định: sẽ siết chặt kỷ luật, kỷ cương tài chính ở các cấp ngân sách gắn trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa phương với kết quả giải ngân vốn đầu tư công. Coi đây là căn cứ quan trọng để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ năm 2021 của cơ quan, đơn vị, cá nhân người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu trong đánh giá cán bộ, bình xét thi đua khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ. Bên cạnh tập trung đẩy nhanh tiến độ vốn đầu tư công, các sở, ngành, chủ đầu tư cần kiểm soát chặt chẽ, không để phát sinh nợ đọng xây dựng cơ bản ở từng cấp ngân sách, chỉ thực sự triển khai dự án khi đã xác định được nguồn vốn và khả năng cân đối vốn.
Đồng Tháp dự kiến đầu tư 2.180 tỷ đồng làm tuyến Đường tỉnh 857 đoạn QL30 - Đường tỉnh 845
UBND tỉnh Đồng Tháp vừa có Tờ trình Hội đồng nhân dân Tỉnh về việc quyết định chủ trương đầu tư dự án Xây dựng tuyến Đường tỉnh 857 đoạn Quốc lộ 30 - Đường tỉnh 845 (điều chỉnh).
Mục tiêu đầu tư Dự án nhằm hoàn thiện cơ sở hạ tầng giao thông khu vực, phục vụ nhu cầu vận chuyển của người dân, phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Đồng Tháp nói riêng và của khu vực tiểu vùng Đồng Tháp Mười nói chung.
Quốc lộ 30 đoạn qua huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp (Nguồn: Báo Đồng Tháp Online) |
Dự án được thực hiện tại các huyện Thanh Bình, huyện Cao Lãnh và huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp.
Dự án được đầu tư xây dựng mới, có tổng chiều dài khoảng 44,8 km, thiết kế cấp IV – đồng bằng, nền đường rộng 9 m, mặt đường láng nhựa rộng 7 m, xây dựng 27 cầu tải trọng HL93. Hệ thống cống thoát nước ngang đường tải trọng HL93 có khẩu độ phù hợp đảm bảo thoát nước và phục vụ tưới tiêu tại khu vực. Hệ thống an toàn giao thông.
Tổng vốn thực hiện dự án (dự kiến) là 2.180 tỷ đồng, trong đó, nguồn vốn ngân sách Trung ương giai đoạn 2021-2025 là 1.200 tỷ đồng; vốn ngân sách Tỉnh quản lý và phân bổ giai đoạn 2021-2025 đối ứng phần còn lại là 980 tỷ đồng.
Dự án do Sở Giao thông vận tải làm chủ đầu tư hợp phần xây lắp; Trung tâm Phát triển Quỹ đất (thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường) làm chủ đầu tư hợp phần đền bù, giải phóng mặt bằng.
Thời gian thực hiện dự án từ năm 2021-2025.
Đề xuất “nâng đời” sân bay Côn Đảo đón được tàu bay Airbus320, công suất 2 triệu khách/năm
Tổng nhu cầu xây dựng cảng hàng không Côn Đảo giai đoạn đến năm 2030 để có thể đón được tàu bay Airbus320 hoặc tương đương, công suất 2 triệu khách/năm lên tới 5.436 tỷ đồng.
Cục Hàng không Việt Nam vừa có tờ trình kiến nghị Bộ GTVT xem xét, phê duyệt hồ sơ điều chỉnh quy hoạch cảng hàng không Côn Đảo giai đoạn đến năm 2030.
Hiện nay sân bay Côn Đảo chỉ có các đường bay do Bamboo Airways khai thác bằng tàu bay phản lực vùng Embraer E195 và VASCO khai thác bằng tàu bay phản lực cánh quạt ATR72. |
Theo đó, cảng hàng không Côn Đảo tại huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ được điều chỉnh quy hoạch để đạt cấp sân bay 4C (theo mã tiêu chuẩn của Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế ICAO) và sân bay quân sự cấp II.
Sản lượng vận chuyển hành khách đạt 2 triệu hành khách/năm; sản lượng vận chuyển hàng hóa 4.400 tấn hàng hóa/năm với 8 vị trí đỗ tàu bay code C (gồm 1 vị trí dự phòng).
Để đáp ứng các chỉ tiêu quy hoạch nói trên, Cục Hàng không Việt Nam đề xuất quy hoạch mở rộng và nâng cấp đường cất hạ cánh trên nền đường cất hạ cánh hiện hữu đạt kích thước 1.830x45m, lề vật liệu mỗi bên rộng 7,5m; xây dựng sân đỗ máy bay mới, đồng thời có dự phòng quỹ đất mở rộng sân đỗ khi có nhu cầu.
Liên quan đến các công trình đảm bảo hoạt động bay, Cục Hàng không Việt Nam đề xuất quy hoạch xây dựng mới đài kiểm soát không lưu phía Đông nhà ga hành khách. Tháp kiểm soát không lưu nằm cách tim đường cất hạ cánh khoảng 370m, cách ngưỡng đầu 29 đường cất hạ cánh khoảng 460m; lắp đặt hệ thống đèn hiệu sân bay đồng bộ.
Hệ thống khu bay sau điều chỉnh quy hoạch nói trên là đủ để khai thác các loại máy bay phản lực thế hệ mới như A319neo, A320neo, A321neo và tương đương để khai thác các tuyến nội địa.
Đặc biệt, Cục Hàng không Việt Nam đề xuất quy hoạch xây dựng nhà ga mới phía Đông Nam nhà ga hiện hữu, 2 cao trình, đáp ứng công suất khai thác 2 triệu hành khách/năm; xây dựng nhà ga hàng hóa phía Tây nhà ga hành khách đảm bảo khai thác 4.400 tấn hàng hóa/năm trên khu đất có diện tích 4.315m2.
Đối với hệ thống ơ sở cung cấp xăng dầu hàng không, Cục Hàng không Việt Nam đề nghị quy hoạch xây dựng 1 cơ sở cung cấp xăng dầu hàng không gồm: Bồn chứa và trạm cấp nhiên liệu, các nhà để xe, văn phòng, sân vườn trên khu vực diện tích 21.480m2; nằm ở phía Đông nhà ga hành khách tiếp giáp với vịnh Đông Bắc.
Tại tờ trình đề nghị điều chỉnh quy hoạch cảng hàng không Côn Đảo, Cục Hàng không Việt Nam còn kiến nghị quy hoạch xây dựng cơ sở cung cấp suất ăn hàng không tại phía Đông nhà ga hành khách khi có nhu cầu trên khu đất có diện tích khoảng 13.950m2.
Nhu cầu đất của toàn Cảng hàng không Côn Đảo trong giai đoạn quy hoạch là 181,745 ha, trong đó diện tích đất sân bay hiện hữu là 104,604 ha; diện tích đất đề nghị bổ sung là 76,908 ha, gồm mở rộng (kéo dài ra biển) 32,266 ha.
Ước tính, nhu cầu vốn đầu tư xây dựng cảng hàng không Côn Đảo giai đoạn đến 2030 dự kiến là: 5.436 tỷ đồng, trong đó chi phí giải phóng mặt bằng ước tính là 76,4 tỷ đồng; chi phí đầu tư xây dựng các hạng mục công trình theo quy hoạch là 5.359,6 tỷ đồng.
Được biết, Quy hoạch tổng thể cảng hàng không Côn Đảo được Bộ trưởng Bộ GTVT phê duyệt tại Quyết định số 1060/QĐ-BGTVT ngày 15/5/2006. Kể từ khi được phê duyệt quy hoạch năm 2006 đến nay, cảng hàng không Côn Đảo đã được triển khai đầu tư xây dựng các hạng mục công trình cơ bản theo Quy hoạch được duyệt. Đồng thời Cảng hàng không đã được khai thác có hiệu quả, đảm bảo an toàn hoạt động bay, đóng góp cho sự phát triển kinh tế - xã hội và quốc phòng an ninh của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cũng như sự phát triển của ngành hàng không.
Trong các năm gần đây, tốc độ tăng trưởng hành khách thông qua cảng hàng không Côn Đảo vượt tốc độ dự báo trong hồ sơ quy hoạch được duyệt. Theo quy hoạch được duyệt thì giai đoạn đến năm 2025, cảng hàng không Côn Đảo chỉ đạt 500.000 hành khách/năm.
Tuy nhiên thực tế giai đoạn 2010-2016, cảng hàng không Côn Đảo đạt mức tăng trưởng trung bình 22,7%/năm; năm 2020 tuy tình hình dịch bệnh Covid 19 có những diễn biến phức tạp, nhưng lượng vận chuyển hành khách tại cảng hàng không Côn Đảo vẫn đạt 447.750 hành khách tăng trưởng 4,1% so với năm 2019.
Hiện công suất tiếp nhận hành khách tại cảng hàng không Côn Đảo đã vượt qua công suất nhà ga hành khách hiện tại. Vì vậy để đảm bảo phát triển trong các năm tiếp theo thì cần tính toán để mở rộng cảng hàng không Côn Đảo.
Theo quy hoạch được duyệt, cảng hàng không Côn Đảo là sân bay cấp 3C (theo ICAO) và chỉ khai thác được tàu bay ATR-72 và tương đương nhưng trong những năm tới các hãng sẽ loại bỏ dần loại máy bay ATR-72 (VASCO), đồng thời các loại máy bay A320, A321 hiện nay đang khai thác cũng sẽ được dần thay thế bằng các loại máy bay phản lực thế hệ mới như A319neo, A320neo, A321neo và tương đương để khai thác các tuyến nội địa.
Do đó, Cục Hàng không Việt Nam kiến nghị cấp có thẩm quyền cần tính toán để nâng cấp khu bay và mở rộng cảng hàng không Côn Đảo để đảm bảo khai thác với các loại tàu bay mới như A319neo, A320neo, A321neo và tương đương.
Bình Định xây dựng kế hoạch đạt 22 đô thị vào năm 2025
Dự kiến, đến năm 2025, Bình Định có 22 đô thị, trong đó có một đô thị loại I, một đô thị loại III và hai đô thị loại IV.
UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành quyết định số 2940 /QĐ-UBND về kế hoạch thực hiện Chương trình phát triển đô thị tỉnh Bình Định giai đoạn 2021-2025.
Một góc phố biển Quy Nhơn, tỉnh Bình Định |
Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Nguyễn Tự Công Hoàng cho hay, kế hoạch phát triển đô thị trong giai đoạn tới sẽ có hàng loạt các công trình, Dự án ưu tiên đầu tư về hệ thống giao thông; bến xe, bãi đỗ xe; hệ thống cấp nước; hệ thống xử lý nước thải đô thị, chất thải rắn…
Theo đó, Bình Định phấn đấu đến năm 2025, toàn tỉnh có 22 đô thị, tỷ lệ đô thị hóa đạt khoảng 52,8%. Cụ thể, có 1 đô thị loại 1 là TP. Quy Nhơn; 1 đô thị loại 3 là TX. An Nhơn; 2 đô thị loại 4 là Hoài Nhơn và đô thị Tây Sơn .
Ngoài ra còn có 12 đô thị loại V (đô thị hiện hữu) gồm: Vĩnh Thạnh, Vân Canh, An Lão, Tăng Bạt Hổ, Phù Mỹ, Tuy Phước, Diêu Trì, Phước Lộc, Bình Dương, Ngô Mây, Mỹ Chánh, Cát Tiến. Và 6 đô thị loại 5 (hình thành mới) gồm: Phước Hòa, Phước Sơn, huyện Tuy Phước; An Hòa, huyện An Lão; Cát Khánh, huyện Phù Cát; Canh Vinh, huyện Vân Canh; Mỹ Thành, huyện Phù Mỹ.
Bên cạnh đó, tỉnh này đặt mục tiêu tỷ lệ đô thị hóa đạt khoảng 52,8%. Tỷ lệ đất giao thông so với diện tích đất xây dựng đô thị với đô thị loại I đạt từ 23% trở lên; đô thị loại III và IV đạt từ 20% trở lên; đô thị loại V đạt từ 16% trở lên.
Tỷ lệ vận tải hành khách công cộng tại đô thị loại I đạt 20% trở lên; đô thị loại III và IV đạt 10% trở lên; đối với đô thị loại V đạt từ 2% trở lên.
Chỉ tiêu diện tích nhà ở bình quân đạt 30m2 sàn/người. Tỷ lệ nhà ở kiên cố và bán kiên cố đạt 99,5%, giảm tỷ lệ nhà ở thiếu kiên cố và nhà ở đơn sơ xuống 0,5%.
Theo Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Nguyễn Tự Công Hoàng, để đạt được mục tiêu nêu trên, UBND tỉnh đã đưa ra danh mục hàng loạt dự án ưu tiên đầu tư về hệ thống giao thông; bến xe, bãi đỗ xe; hệ thống cấp nước; hệ thống xử lý nước thải, chất thải rắn.
Các công trình, dự án ưu tiên đầu tư được sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước; nguồn vốn đóng góp và tài trợ của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân; các nguồn huy động hợp pháp khác.
Cụ thể, trong giai đoạn này, có hơn 50 dự án hệ thống giao thông được ưu tiên đầu tư như: Cầu Thị Nại 2, thành phố Quy Nhơn; tuyến đường kết nối từ trung tâm thị xã An Nhơn đến đường ven biển phía Tây đầm Thị Nại; tuyến đường kết nối từ đường phía Tây tỉnh (đường tỉnh 638) đến đường ven biển (đường tỉnh 639) trên địa bàn huyện Phù Mỹ; tuyến đường kết nối với đường ven biển (đường tỉnh 639) trên địa bàn thị xã Hoài Nhơn; cầu qua sông Hà Thanh, thị trấn Vân Canh; tuyến đường nối khu kinh tế Nhơn Hội đi Hải Giang… Bên cạnh đó còn có 11 dự án về bến xe, bãi đỗ xe... được ưu tiên đầu tư.
Áp lực đè nặng lên giải ngân vốn đầu tư công
Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trong nửa đầu năm 2021 đạt chưa tới 30% kế hoạch đang dồn sức ép lên những tháng cuối năm.
Trong 6 tháng đầu năm 2021, giải ngân vốn đầu tư công chỉ đạt 29,02% kế hoạch Chính phủ giao. Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong 6 tháng đầu năm 2021, có 3 bộ, cơ quan trung ương có tỷ lệ giải ngân dưới 1%.
Trong 6 tháng đầu năm 2021, giải ngân vốn đầu tư công chỉ đạt 29,02% kế hoạch Chính phủ giao. |
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đánh giá, trong nhiều nguyên nhân khiến tiến độ giải ngân vốn đầu tư công “ì ạch”, có nguyên nhân do một số bất cập trong cơ chế, chính sách tuy đã được phát hiện, nhưng còn chậm được sửa đổi, bổ sung. Cơ chế phối hợp giữa các bộ, ngành, giữa Trung ương và địa phương trong việc xử lý vướng mắc đầu tư công chưa hiệu quả, nhiều vướng mắc tồn tại từ lâu, nhưng vẫn chưa có giải pháp căn cơ, xử lý dứt điểm, trong đó nổi cộm là công tác giải phóng mặt bằng…
TS. Lê Duy Bình, Giám đốc điều hành Economica Vietnam cho rằng, tổng nguồn vốn đầu tư công của nền kinh tế năm nay khoảng 20,7 tỷ USD (khoảng 477.000 tỷ đồng). Do 6 tháng đầu năm mới chi được khoảng 5,8 tỷ USD, nên 6 tháng còn lại của năm 2021, sẽ phải giải ngân gần 15 tỷ USD, tức là 343.000 tỷ đồng. “Như vậy, 6 tháng cuối năm phải giải ngân mức vốn đầu tư công gần gấp 3 con số đã giải ngân nửa đầu năm. Đây sẽ là thách thức lớn”, ông Bình nêu.
Chuyên gia kinh tếNgô Trí Long nhận định, một trong những lý do khiến Dự án đầu tư công năm 2021 chậm do giá thép và giá các loại vật tư, vật liệu xây dựng khác tăng cao; nếu không có chính sách và giải pháp kịp thời, phù hợp thì khó thực hiện được mục tiêu tăng trưởng kinh tế đã được đặt ra.
Còn ông Nguyễn Anh Dương, Trưởng ban Nghiên cứu tổng hợp (Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương - CIEM) cho rằng, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) và giải ngân đầu tư công là câu chuyện đáng lưu ý trong 6 tháng đầu năm 2021. Đây là vấn đề mà các nhà thầu “than” rất nhiều.
“Thực tế, một số địa phương đã có biện pháp hỗ trợ các nhà đầu tư, như điều chỉnh giá hay đàm phán lại… Tuy nhiên, những biện pháp này vẫn phải tùy từng dự án, từng điều kiện cụ thể, chứ chưa có khuôn khổ chung cho điều chỉnh dự án”, ông Nguyễn Anh Dương cho biết.
Chuyên gia CIEM kỳ vọng, trong thời gian tới, khi các bộ, ngành kiện toàn bộ máy, khi khơi thông được trách nhiệm của người ra quyết định và xử lý được các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện dự án, thì tác động của giải ngân đầu tư công tới tăng trưởng kinh tế là rất tích cực.
Hơn nữa, giải quyết được vấn đề tăng giá cả đầu vào và thúc giải ngân đầu tư công sẽ giúp cải thiện năng lực sản xuất, mà rộng ra là vấn đề tổng cung. Khi đó, câu chuyện áp lực tăng giá không chỉ đến từ tổng cầu, mà khi tổng cung thay đổi, thì tương quan cung - cầu cũng có điều chỉnh và áp lực lạm phát sẽ giảm bớt.
Các phân tích của Fitch Solutions (thuộc Tập đoàn Fitch) vẫn bày tỏ sự lạc quan về giải ngân vốn đầu tư công của Việt Nam trong năm 2021 với kỳ vọng tăng tốc. “Tình trạng gián đoạn đầu tư công trong năm 2021 khó có thể nghiêm trọng như năm 2020 do áp dụng các biện pháp chống dịch nghiêm ngặt, sự chậm trễ trong nhập khẩu thiết bị sản xuất, giải phóng mặt bằng và tái định cư”, Fitch Solutions đánh giá.
Ngoài ra, việc thực hiện Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công - tư từ ngày 1/1/2021 sẽ tạo thuận lợi hơn nữa cho tiến độ các dự án đầu tư công.
Đầu tư 1.317 tỷ đồng kết nối quận Ô Môn, TP. Cần Thơ với Kiên Giang
Dự án có chiều dài tuyến khoảng 22,56 km, với tổng mức đầu tư dự kiến 1.317 tỷ đồng.
Theo Sở Giao thông vận tải TP. Cần Thơ, Sở này đang triển khai lập thủ tục đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường kết nối quận Ô Môn với huyện Thới Lai, TP. Cần Thơ với huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang.
Ảnh minh họa |
Đây cũng là dự án được UBND TP. Cần Thơ đề xuất tham gia Chương trình hỗ trợ ngân sách có mục tiêu phát triển bền vững vùng Đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu (Chương trình DPO).
Phạm vi dự án được thực hiện trên địa bàn quận Ô Môn, huyện Thới Lai, TP. Cần Thơ. Điểm đầu dự án tại Km2+600 (Lý trình đường Vành đai phía Tây) trên đường Vành đai phía Tây TP. Cần Thơ, thuộc địa bàn quận Ô Môn; điểm cuối dự án tại ranh giới tiếp giáp với tỉnh Kiên Giang, thuộc khu vực UBND xã Đông Bình, huyện Thới Lai.
Dự án có chiều dài tuyến khoảng 22,56 km, với tổng mức đầu tư dự kiến 1.317 tỷ đồng.
Sở Giao thông vận tải TP. Cần Thơ thông tin, Dự án đã được tập thể Thường trực UBND Thành phố thông qua phương án tuyến tại Công văn số 2295/UBND-XDĐT ngày 23/6/2021 của UBND TP. Cần Thơ.
Đề xuất miễn, giảm tiền thuê đất, hỗ trợ vốn khi đầu tư vào nông nghiệp
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang lấy ý kiến góp ý của nhân dân đối với dự thảo Nghị định mới về chính sách khuyến khích doanh nghiệpđầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết do yêu cầu sản xuất nông nghiệp hiện nay đang phát sinh một số yếu tố và yêu cầu mới nên cần thiết phải xây dựng Nghị định thay thế Nghị định số 57/2018/NĐ-CP.
Cụ thể, giá thịt lợn hiện nay của nước ta tăng cao (gấp 4-5 lần giá thịt tại Mỹ, theo Cục Xuất Nhập khẩu - Bộ Công Thương, giá thịt heo nạc tại Chicago - Mỹ giao kỳ hạn tháng 7/2020 giao dịch ở mức 45,18 UScent/lb tương đương 23.195 đồng/kg). Do vậy, cần bổ sung đối tượng này và một số loại gia súc khác vào chính sách hỗ trợ để khôi phục, đẩy mạnh sự phát triển của ngành chăn nuôi gia súc, tạo cạnh tranh bình đẳng, đưa giá thành sản phẩm gia súc về mặt bằng hợp lý.
Dịch bệnh COVID-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất, chế biến nông lâm sản, do đó cần phải có cơ chế chính sách tạo điều kiện thuận lợi hơn cho doanh nghiệp khôi phục và phát triển sản xuất.
Bên cạnh đó, qua tổng hợp báo cáo của các địa phương, cho thấy cơ chế hỗ trợ trong Nghị định 57/2018/NĐ-CP còn chưa thật rõ ràng, nên khi thực hiện còn lúng túng. Việc ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích chuyển đổi, tích tụ đất nông nghiệp, tạo quỹ đất để thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp nông thôn khó thực hiện do khuôn khổ pháp lý chưa đầy đủ...
Do vậy, việc xây dựng Nghị định thay thế Nghị định số 57/2018/NĐ-CP là thực sự cần thiết nhằm tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách ưu đãi, tạo môi trường thuận lợi để thu hút doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản tại khu vực nông thôn.
Theo dự thảo, các chính sách ưu đãi và hỗ trợ gồm miễn, giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước của Nhà nước.
Cụ thể, doanh nghiệp thuê đất, thuê mặt nước của Nhà nước để thực hiện Dự án nông nghiệp đặc biệt ưu đãi đầu tư thì được miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước hai phần ba (2/3) thời gian thuê, tính từ ngày Nhà nước có quyết định cho thuê đất, thuê mặt nước.
Doanh nghiệp thuê đất, thuê mặt nước của Nhà nước để thực hiện Dự án nông nghiệp ưu đãi đầu tư thì được miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước một phần hai (1/2) thời gian thuê, tính từ ngày Nhà nước có quyết định cho thuê đất, thuê mặt nước.
Về hỗ trợ tập trung đất đai: Doanh nghiệp thuê, thuê lại đất, mặt nước của hộ gia đình, cá nhân để thực hiện Dự án nông nghiệp đặc biệt ưu đãi đầu tư thì được Nhà nước hỗ trợ tối đa 20% tiền thuê đất, thuê mặt nước 5 năm đầu tiên kể từ khi dự án hoàn thành đi vào hoạt động.
Doanh nghiệp có dự án đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân để hình thành vùng nguyên liệu sản xuất, chế biến nông sản được Nhà nước hỗ trợ kinh phí xây dựng kết cấu hạ tầng vùng nguyên liệu như sau: Mức hỗ trợ 50 triệu đồng/ha, không quá 40% tổng mức đầu tư dự án, tối đa 10 tỷ đồng/dự án.
Đối với hỗ trợ tín dụng đầu tư, dự thảo quy định, doanh nghiệp có dự án đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn được ngân sách địa phương hỗ trợ lãi suất vay thương mại để thực hiện dự án như sau: Mức hỗ trợ bằng chênh lệch lãi suất vay thương mại so với lãi suất cho vay tín dụng đầu tư của Nhà nước, tính trên số vốn vay dư nợ thực tế tại thời điểm xem xét hỗ trợ.
Thời gian hỗ trợ lãi suất kể từ thời điểm đề nghị hỗ trợ: Tối đa 9 năm đối với Dự án nông nghiệp đặc biệt ưu đãi đầu tư, tối đa 7 năm đối với Dự án nông nghiệp ưu đãi đầu tư và tối đa 5 năm đối với Dự án nông nghiệp khuyến khích đầu tư. Hạn mức hỗ trợ lãi suất không quá 70% tổng vốn vay của dự án...
An Giang phê duyệt Đồ án Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 KCN Vàm Cống
Khu công nghiệp (KCN) Vàm Cống có diện tích qui hoạch khoảng 199,20 ha, với tính chất là khu công nghiệp có chức năng cấp vùng với vai trò thúc đẩy phát triển kinh tế tỉnh An Giang.
UBND tỉnh An Giang vừa có Quyết định phê duyệt Đồ án Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 KCN Vàm Cống, phường Mỹ Thạnh, TP. Long Xuyên, tỉnh An Giang do Liên danh Công ty Nippon Koei Co., LTD và Công ty CP Tư vấn xây dựng công nghiệp và Đô thị Việt Nam lập quy hoạch. Chủ đầu tư là Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh An Giang.
Khu công nghiệp Bình Hòa, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang |
Theo Quyết định trên, vị trí khu vực lập Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 KCN Vàm Cống nằm ở phía Đông Nam TP. Long Xuyên. Phía Đông Bắc giáp đường vành đai trong TP. Long Xuyên; phía Tây Bắc giáp đất nông nghiệp và Khu đô thị Vàm Cống; phía Tây Nam giáp đất quy hoạch khu công nghiệp; phía Đông Nam giáp rạch Mương Thơm.
KCN có chức năng cấp vùng với vai trò thúc đẩy phát triển kinh tế tỉnh An Giang, chủ trương không thu hút các ngành nghề thuộc danh mục cấm hoặc hạn chế do ô nhiễm môi trường.
Là KCN tập trung phát triển các ngành nghề (các ngành công nghiệp sản xuất, lắp ráp điện tử, công nghiệp chế biến nông, thủy sản có ứng dụng công nghệ cao, hiện đại, tiên tiến, thân thiện với môi trường) kết hợp dịch vụ logistics kho vận, được tập trung đầu tư xây dựng có hệ thống hạ tầng kỹ thuật, dịch vụ đồng bộ, hiện đại.
Tổng diện tích đất quy hoạch KCN Vàm Cống là 199,20 ha, bao gồm: Đất xây dựng các nhà máy, xí nghiệp, kho tàng có tổng diện tích 102,03 ha, chiếm tỷ lệ 52,78% diện tích KCN. Trong đó, đất xây dựng các nhà máy, xí nghiệp 72,04 ha, chiếm tỷ lệ 37,27% diện tích KCN; đất xây dựng kho bãi logistics 29,99 ha, chiếm tỷ lệ 15,51% diện tích KCN.
Đất xây dựng trung tâm điều hành và các công trình dịch vụ có tổng diện tích 15,41 ha, chiếm tỷ lệ 7,97% diện tích KCN. Trong đó xây dựng: Khu nhà văn phòng quản lý điều hành KCN; khu Trung tâm hội chợ triển lãm, tổ chức sự kiện và công trình điểm nhấn; khu khách sạn phục vụ nhu cầu khách đến làm việc tại KCN cũng như TP. Long Xuyên; khu thiết chế công đoàn (bao gồm các công trình văn hóa, thể thao, dịch vụ phục vụ công nhân, kết hợp văn phòng Ban Quản lý Khu kinh tế); khu nhà ở chuyên gia và nhà ở công nhân.
Đất xây dựng các công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật có diện tích 3,88 ha, chiếm tỷ lệ 2,01% diện tích KCN, bao gồm: Trạm cấp điện, trạm cấp nước, trạm bơm tăng áp, khu xử lý nước thải, thu gom xử lý chất thải rắn.
Đất giao thông tổng diện tích 28,03 ha, chiếm tỷ lệ 14,50% diện tích KCN, bao gồm các tuyến đường nội bộ và bãi xe KCN.
Đất cây xanh có tổng diện tích 39,45 ha, chiếm tỷ lệ 20,41% diện tích KCN; đất mặt nước có diện tích 4,51ha, chiếm tỷ lệ 2,33% diện tích KCN.
Về kết nối giao thông bên ngoài KCN, hệ thống giao thông trong khu vực quy hoạch kết nối với Quốc lộ 91 về phía Đông Bắc ra khu vực cảng sông Hậu. Cách cầu Vàm Cống khoảng 5 km, từ đây kết nối liên hoàn với TP. Hồ Chí Minh. Tuyến đường vành đai đi xuyên qua Dự án, kết nối trực tiếp với TP. Long Xuyên.
Giao thông đường thủy, cách Cảng Mỹ Thới (có khả năng tiếp nhận tàu đến 20,000 DWT) khoảng 1.500 m về phía Đông Bắc.
UBND tỉnh An Giang giao cho Ban Quản lý khu kinh tế phối hợp UBND TP. Long Xuyên tổ chức công bố Đồ án Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 KCN Vàm Cống để các tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan biết thực hiện. Đồng thời, chỉ đạo việc thực hiện Đồ án; phối hợp chặt chẽ với các ban, ngành thực hiện theo đúng quy hoạch và pháp luật.
Giao đầu mối chuẩn bị đầu tư Dự án cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột
Bộ trưởng Bộ GTVT vừa ký Quyết định số 1347/QĐ – BGTVT về việc tổ chức lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột.
Dự kiến phương án tuyến cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột. |
Theo đó, Bộ GTVT giao nhiệm vụ cho Ban Quản lý dự án 6 tổ chức lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột theo PPP.
Dự án này có mục tiêu từng bước hoàn chỉnh mạng đường bộ cao tốc quốc gia theo quy hoạch; đảm bảo kết nối các trung tâm kinh tế trọng điểm, các cửa khẩu chính, các đầu mối giao thông quan trọng; đáp ứng nhu cầu vận tải phục vụ phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh.
Thời gian thực hiện chuẩn bị dự án bước lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi là từ năm 2021 đến năm 2022. Ban Quản lý dự án 6 có trách nhiệm chọn tư vấn lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi: theo quy định hiện hành.
Trước đó, Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk đề nghị Thủ tướng chấp thuận bổ sung tuyến cao tốc Khánh Hòa – Buôn Ma Thuột vào Quy hoạch đường bộ Việt Nam thời kỳ 2021 – 2030 và định hướng đến năm 2050; đồng thời cho chủ trương hỗ trợ nguồn vốn ngân sách Trung ương khoảng 10.000 tỷ đồng trong tổng mức đầu tư Dự án là 19.500 tỷ đồng để xây dựng 113 km đường cao tốc thuộc Dự án theo quy mô 4 làn xe, chiều rộng nền đường 17m, tốc độ thiết kế 80 – 120 km/h.
Phần kinh phí còn lại khoảng 9.500 tỷ đồng, tỉnh Đắk Lắk và Khánh Hòa sẽ cân đối từng ngân sách địa phương và kêu gọi đầu tư từ các doanh nghiệp theo hình thức PPP.
Lãnh đạo UBND tỉnh Đắk Lắk đánh giá Dự án đường cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột là tuyến đường chiến lược “nối rừng với biển”, có vai trò quan trọng trong việc đánh thứ và khai thác mạnh mẽ các tiềm năng du lịch sinh thái, xanh, văn hóa, bản sắc; là tuyến kết nối Tây Nguyên với Đồng bằng duyên dải miền Trung. Đây cũng là cầu nối quan trọng, là cung đường ngắn nhất, nhanh nhất, an toàn và có chi phí thấp nhất trong việc cung ứng các nông sản đặc trưng của vùng Tây Nguyên xuất khẩu đến các nước trên thế giới thông qua cảng biển Vân Phong.
Hiện tuyến cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột cũng đã được Bộ GTVT đưa vào dự thảo Quy hoạch đường bộ Việt Nam thời kỳ 2021 – 2030 và định hướng đến năm 2050.
Đầu tư tuyến cao tốc Đắk Nông - Chơn Thành dài 245 km
Bộ Giao thông - Vận tải dự kiến tiến trình đầu tư tuyến cao tốc Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) - Gia Nghĩa (Đắk Nông) - Chơn Thành (Bình Phước) dài 245 km vào trước năm 2030.
Bộ Giao thông - Vận tải vừa có công văn số 7091/BGTVT - KHĐT gửi UBND tỉnh Đắc Nông về việc bổ sung vào quy hoạch đầu tư tuyến cao tốc Đắk Nông - Chơn Thành.
Một đoạn Quốc lộ 14 qua Đắk Nông. |
Theo đó, thực hiện Luật Quy hoạch, Bộ Giao thông - Vận tải đã tổ chức lập, đang trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050, trong đó đã quy hoạch tuyến cao tốc Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) - Gia Nghĩa (Đắk Nông) - Chơn Thành (Bình Phước), chiều dài khoảng 245 km, quy mô 6 làn xe.
Để tạo bước đột phá trong việc phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, đáp ứng nhu cầu vận tải của tỉnh Đắk Nông nói riêng và vùng Tây Nguyên nói chung, Bộ Giao thông - Vận tải thống nhất với đề xuất của UBND tỉnh Đắk Nông tại các văn bản nêu trên và đã dự kiến tiến trình đầu tư tuyến cao tốc Buôn Ma Thuột - Gia Nghĩa - Chơn Thành vào trước năm 2030.
“Bộ Giao thông - Vận tải sẽ phối hợp chặt chẽ với UBND tỉnh Đắk Nông, các cơ quan liên quan trong quá trình triển khai quy hoạch, huy động nguồn lực để thực hiện đầu tư tuyến đường”, ông Lê Anh Tuấn, Thứ trưởng Bộ Giao thông - Vận tải khẳng định.
Vào tháng 4/2021, UBND tỉnh Đắk Nông đã có văn bản đề nghị Thủ tướng Chính phủ quan tâm, đưa vào quy hoạch, kế hoạch đầu tư và chấp thuận chủ trương cho phép triển khai xây dựng tuyến cao tốc Đắk Nông - Chơn Thành trong giai đoạn 2021-2030, trong đó trước mắt ưu tiên đầu tư đoạn Gia Nghĩa - Chơn Thành dài khoảng 140 km trong giai đoạn 2021-2025 theo hình thức PPP, có sự hỗ trợ vốn của nhà nước và giao UBND tỉnh Đắk Nông là cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
UBND tỉnh Đắk Nông cho biết, theo quy hoạch phát triển mạng lưới đường bộ cao tốc Việt Nam đến 2020 và định hướng đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại quyết định số 326/QĐ-TTg ngày 1/3/2016, trên địa bàn tỉnh Đắk Nông có 1 tuyến cao tốc thuộc tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Tây, với quy mô đầu tư đến năm 2030 từ 4-6 làn xe, chiều dài khoảng 105 km. Mốc tim tuyến và phạm vi tuyến cao tốc này đã được Ban Quản lý Dự án đường Hồ Chí Minh cắm tại thực địa và giao cho các địa phương quản lý.
Tuy nhiên, theo đề án thực hiện xây dựng đường bộ cao tốc giai đoạn 2021-2025 và định hướng đến năm 2030 đã được Bộ GTVT trình Chính phủ tại Văn bản số 5134/TTr-BGTVT ngày 2/6/2021, trong đó chưa có quy hoạch, kế hoạch đầu tư cao tốc qua Tây Nguyên.
Lãnh đạo tỉnh Đắk Nông cho rằng, hiện nay đường Hồ Chí Minh (Quốc lộ 14) là tuyến đường huyết mạch kết nối các tỉnh Tây Nguyên với các tỉnh Đông Nam Bộ.
Để phá thế độc đạo về giao thông và tạo động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh Tây Nguyên nói chung và tỉnh Đắk Nông nói riêng thì việc đầu tư xây dựng cao tốc đoạn từ Đắk Nông đến Chơn Thành, tỉnh Bình Phước là hết sức cần thiết, vì đây là đoạn cuối có lưu lượng giao thông lớn, nguy cơ tiềm ẩn tai nạn giao thông còn cao, do vậy cần phải ưu tiên đầu tư trước.
Sau khi dự án hoàn thành sẽ rút ngắn thời gian di chuyển đoạn từ Đắk Nông đi Bình Phước về Tp.HCM, tạo bước đột phá trong việc phát triển kinh tế - xã hội, thu hút đầu tư, đảm bảo an ninh quốc phòng, nhất là phục vụ khai thác vận chuyển nông sản, thực phẩm, bô-xít, phát triển du lịch địa phương và khu vực.
Quảng Nam cần 42.000 tỷ đồng cho đầu tư công trung hạn 2021- 2025
Quảng Nam dự kiến vốn đầu tư công trung hạn 2021 - 2025 là 42.000 tỷ đồng, ưu tiên bố trí cho các dự án có tính chất liên kết phát triển vùng, cơ cấu lại nền kinh tế.
UBND tỉnh Quảng Nam vừa có báo cáo dự kiến kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh.
Tỉnh Quảng Nam sẽ chú trọng đầu tư phát triển vùng Đông. |
Địa phương này đặt mục tiêu trở thành tỉnh phát triển khá của cả nước vào năm 2030. Trong đó, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) bình quân hằng năm từ 7,5 - 8%; GRDP bình quân đầu người đến năm 2025 từ 110 - 113 triệu đồng; thu ngân sách trên địa bàn tăng bình quân hằng năm 9% … Để đạt được mục tiêu này, thì cần phải có nguồn vốn đầu tư lớn.
Theo dự kiến của UBND tỉnh Quảng Nam, tổng nguồn vốn đầu tư công giai đoạn 2021 - 2025 dự kiến là 42.005 tỷ đồng. Trong đó, dự kiến đưa vào cân đối hơn 38.909,8 tỷ đồng, bằng 134% giai đoạn 2016 - 2020.
Cụ thể, vốn đầu tư trong cân đối ngân sách địa phương là 26.362 tỷ đồng, bằng 155% so với giai đoạn 2016 - 2020; Nguồn thu sử dụng đất dự kiến đưa vào cân đối đầu tư là 7.096 tỷ đồng; Nguồn xổ số kiến thiết là 540 tỷ đồng; Nguồn cải cách tiền lương, vượt thu, tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách địa phương cân đối đầu tư là 9.300 tỷ đồng; Nguồn bội chi ngân sách địa phương là 4.447 tỷ đồng; Nguồn vốn khác giao cho địa phương là 152 tỷ đồng.
Vốn ngân sách Trung ương dự kiến 12.546 tỷ đồng, bằng 104% so với giai đoạn 2016 - 2020. Trong đó, vốn trong nước là 11.105 tỷ đồng; Vốn chương trình mục tiêu Quốc gia là 5.204 tỷ đồng; Vốn đầu tư theo ngành, lĩnh vực là 5.901 tỷ đồng; Vốn nước ngoài ngân sách Trung ương cấp phát là 1.440 tỷ đồng…
Theo UBND tỉnh Quảng Nam, mục tiêu phân bổ vốn kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021 - 2025 là ưu tiên bố trí vốn hoàn thành các chương trình, Dự án đã được phê duyệt trong giai đoạn 2016 - 2020, vốn chuẩn bị đầu tư của các dự án khởi công mới giai đoạn 2021 - 2025. Tuy nhiên, đối với một số dự án đã được phê duyệt trong kế hoạch đầu tư công trung hạn 2016 - 2020 nhưng hiệu quả không cao; cần rà soát để giảm quy mô và mức vốn đầu tư, tập trung cho các chương trình, dự án khác có hiệu quả hơn.
Đầu tư các dự án có tính chất liên kết phát triển vùng, cơ cấu lại nền kinh tế; hạ tầng tại các khu đô thị, thành phố, thị xã, các khu đô thị mới, các khu du lịch và chuỗi đô thị động lực ở vùng Đông. Bố trí nguồn vốn đầu tư công cho quy hoạch chi tiết, quy hoạch phân khu, điều chỉnh các quy hoạch cho phù hợp.
Ngoài ra, tỉnh Quảng Nam sẽ tập trung nguồn vốn tiếp tục hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng nhằm đáp ứng yêu cầu mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh giai đoạn 2021 - 2025; đảm bảo ưu tiên đầu tư vào vùng động lực, các dự án trọng điểm của tỉnh, có tính đột phá và lan tỏa, đảm bảo thời gian đưa vào sử dụng đúng tiến độ. Đối với một số dự án có khả năng xã hội hóa hoặc có thể đầu tư theo hình thức đối tác công tư (dự án PPP), ngân sách nhà nước chỉ đầu tư những hạng mục thiết yếu để đón đầu cơ hội đầu tư từ tư nhân, tạo được hiệu ứng tích cực lan tỏa đến khu vực tư nhân, hỗ trợ khu vực này phát triển và đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của tỉnh.
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Ý nghĩa của ngày Pháp luật Việt Nam 09/11
- ·Thị trường bất động sản Đà Nẵng: Câu chuyện về sự phát triển bền vững
- ·Lý giải sức hút đặc biệt của dự án TNR GoldSeason
- ·Siemens trao tặng thiết bị y tế cho bệnh viện điều trị bệnh nhân COVID
- ·Sân bay Nội Bài quá tải, khuyến nghị hành khách sử dụng phương tiện công cộng
- ·Hà Nội: Giảm tải dân số khu vực nội đô xuống còn 0,8 triệu dân
- ·Khai trương phòng khám hỗ trợ cộng đồng dễ bị tổn thương
- ·Luật sư mách nước để tránh chuyện mua đầu dê, nhận thịt chó khi nhận bài giao căn hộ
- ·Hỗ trợ đổi xe máy cho người dân do cũ, quá nát, không đảm bảo chất lượng
- ·Bài toán đầu tư thông minh cho cuộc sống xanh bền vững
- ·EVFTA: Doanh nghiệp cần lấy sức ép cạnh tranh là động lực phát triển
- ·Tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất vaccine COVID
- ·Phê duyệt quy hoạch trung tâm thương mại lớn nhất vùng Tây Bắc Nghệ An
- ·“Bắt bài” lách thuế và huy động vốn của doanh nghiệp địa ốc
- ·Xúc tiến thương mại là ‘cầu nối’ đưa hàng Việt đến thị trường EU
- ·Triển khai dự án nhà ở giá rẻ: Bất khả thi nếu chính quyền không vào cuộc
- ·Khi xu hướng căn hộ bên sông lên ngôi
- ·Chuỗi Vinpearl Condotel khai trương khách sạn thứ 2 tại vị trí đất vàng Đà Nẵng
- ·Giải pháp giúp doanh nghiệp Việt duy trì kim ngạch xuất khẩu
- ·Khu đô thị Vạn Phúc: Hạnh phúc an cư