【tiso tile ma cao】Định giá doanh nghiệp, thương hiệu và tài sản vô hình
Tại hội thảo, các chuyên gia chỉ ra rằng, những câu chuyện M&A của các thương hiệu Việt nổi tiếng được bán lại cho nhà đầu tư nước ngoài với giá cao bất ngờ. Tiêu biểu như Phở 24 được Highlands Coffee mua với giá 20 triệu USD, ICP bán 85% cổ phần cho Marico (Tập đoàn Hàng tiêu dùng và dịch vụ của Ấn Độ) với giá trên 60 triệu USD…
Những thương vụ này đã đặt ra nhiều câu hỏi rằng làm thế nào mà những thương hiệu này lại được định giá cao đến thế trong khi tổng giá trị tài sản hữu hình của chúng lại thấp hơn nhiều mức giá đó. Những nghiên cứu của VMI đã chỉ ra rằng, phần lớn giá trị mà các công ty này nắm giữ được đóng góp từ thương hiệu và tài sản vô hình, hơn là tài sản hữu hình. Tuy nhiên, hiện hầu hết các doanh nghiệp vẫn chưa có được những hiểu biết rõ ràng về việc định giá thương hiệu và các tài sản vô hình.
Giáo sư, Tiến sĩ Adam Bakar - trường Đại học City University của Malaysia chỉ ra rằng, các yếu tố hình thành nên giá trị của một doanh nghiệp gồm có giá trị dồn tích, giá trị hiện tại vốn có và giá trị tiềm năng tương lai. Trong đó, giá trị dồn tích bao gồm lịch sử hoạt động, hình ảnh trong mắt công chúng và danh tiếng, văn hóa làm việc và trình độ quản lý; giá trị hiện tại vốn có bao gồm hoạt đông hiện tại và khả năng tài chính, bảng kết quả hoạt động kinh doanh, bảng cân đối kế toán và giá trị ròng; giá trị tiềm năng trong tương lai bao gồm tiềm năng tăng trưởng, cộng hưởng trong quá trình M&A và lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp.
Theo ông Nguyễn Trung Thẳng, Viện trưởng VMI, thương hiệu có thể coi là tài sản rất quan trọng của doanh nghiệp, tuy nhiên giá trị của nó thường không được phản ánh đúng trong báo cáo tài chính. Theo ước lượng của Interbrand (tổ chức hàng đầu thế giới về định giá thương hiệu), giá trị của thương hiệu Coca Cola khoảng 65,3 tỷ USD vào năm 1997, song giá trị tài sản vô hình do chính Coca Cola công bố trong báo cáo tài chính chỉ là 3,7 tỷ USD.
Ông Thẳng chỉ ra ba cách tiếp cận để định giá thương hiệu và tài sản vô hình mà các chuyên gia tài chính thường ứng dụng, đó là tiếp cận theo chi phí, tiếp cận theo thu nhập và tiếp cận theo thị trường. Tuy nhiên, việc định giá trong các thương vụ M&A thường ảnh hưởng lớn bởi bối cảnh giao dịch như tình hình kinh tế, mức độ cạnh tranh giữa người mua, kỹ năng đàm phán của chủ doanh nghiệp và động lực của cả người mua lẫn người bán.
Do đó, mức độ thiếu chắc chắn trong việc xác định một cách hợp lý giá trị của tài sản vô hình là rất cao. Vì vậy, ông Thẳng khuyên các doanh nghiệp nên dùng dịch vụ bên ngoài để định giá thương hiệu. Các công ty tư vấn về định giá thương hiệu có nhiều kinh nghiệm đồng thời là tổ chức độc lập thường có kết quả nghiên cứu và định giá được đánh giá cao.
Việc định giá thương hiệu không chỉ có ý nghĩa trong hoạt động M&A mà còn giúp doanh nghiệp nhận định chính xác hơn cần đầu tư vào cái gì để tạo nên tài sản thương hiệu lớn thay vì đơn thuần hoạch định và giám sát ngân sách quảng cáo, khuyến mãi hàng năm.
Nguyễn Hiền
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Hợp tác xã
- ·Real Madrid thua đậm bởi một cú 'poker'
- ·Nam Định loại Công An Hà Nội khỏi Cup Quốc gia
- ·Becamex Bình Dương khó khăn trong cuộc đua trụ hạng
- ·UBND tỉnh Lâm Đồng: Sửa sai rồi liệu còn sai?
- ·Huấn luyện viên Lê Huỳnh Đức và bài toán ở hàng thủ
- ·Dịch vụ thu hoạch tôm càng xanh thuê
- ·Dự án nhà máy Thủy điện Hòa Bình mở rộng: Chậm phát điện một năm
- ·Giá xăng dầu hôm nay 02/10: Tăng vọt vì căng thẳng Trung Đông leo thang
- ·Đà Nẵng: Sau 8 năm bỏ hoang, bến xe 130 tỷ được rao bán 48 tỷ ra sao?
- ·Các cơ quan phúc đáp cuối tháng 6/2013
- ·Vì sao xe vận tải phải đổi màu biển số?
- ·Chính sách “thuế khuyến khích” của Đan Mạch giảm phát thải các
- ·Treo chuyển nhượng cổ phần tại doanh nghiệp dự án BOT
- ·Nỗi khổ truyền kiếp của gia đình bé ung thư
- ·Việt Nam giành vé dự VCK U20 nữ châu Á 2024
- ·Những kẽ hở trong đấu giá tài sản
- ·Tiền vệ Khuất Văn Khang: “U22 Việt Nam sẽ cố gắng mang HCV về tặng người hâm mộ”
- ·Ngán ngẩm với “vở kịch” lãi
- ·Pencak silat Việt Nam phải chia sẻ HCV với đối thủ bỏ cuộc