【trực tiếp bóng đá tỷ số】Doanh nghiệp sẽ được tự quyết về nội dung con dấu
“Râu ông nọ cắm cằm bà kia”
Về việc áp dụng Luật DN và luật chuyên ngành,ệpsẽđượctựquyếtvềnộidungcondấtrực tiếp bóng đá tỷ số tại kỳ họp trước, có ý kiến cho rằng cần xác định rõ Luật DN là luật gốc, luật chung về DN, các luật chuyên ngành phải phù hợp với Luật DN. Tiếp thu ý kiến của các đại biểu, dự thảo Luật tại kỳ này đã quy định: “Trường hợp luật chuyên ngành có quy định đặc thù về tổ chức quản lý, tổ chức lại, giải thể và hoạt động có liên quan đối với DN thì áp dụng quy định của Luật đó”.
Tuy nhiên, theo đại biểu Vũ Tiến Lộc (Thái Bình), quy định này là “râu ông nọ cắm cằm bà kia” với dự thảo Luật Đầu tư (sửa đổi) khi dự thảo Luật Đầu tư lại quy định “Trường hợp có quy định khác nhau giữa Luật này và luật khác thì thực hiện theo quy định của Luật này, trừ Luật Chứng khoán, Luật Các tổ chức tín dụng, Luật Kinh doanh bảo hiểm và Luật Dầu khí”.
Theo đại biểu, quy định như tại dự thảo Luật Đầu tư (sửa đổi) phải được đặt trong dự thảo Luật DN (sửa đổi) bởi liên quan đến thành lập, quản trị, tổ chức DN thì Luật DN phải là văn bản được ưu tiên áp dụng. Những ngoại lệ chấp nhận được trong pháp luật về chứng khoán, tổ chức tín dụng, bảo hiểm, dầu khí là về mô hình tổ chức, quản trị của các DN. Ngoài ra, đại biểu cũng cho rằng, với Luật Đầu tư, việc ưu tiên áp dụng luật này so với các luật chuyên ngành (đặc biệt về các ngành nghề cấm đầu tư kinh doanh hoặc đầu tư kinh doanh có điều kiện) đã là một nguyên tắc chung.
Thảo luận về vấn đề quy định thành lập DN, đại biểu Huỳnh Ngọc Ánh (TP.HCM) cho rằng, những quy định về vấn đề này trong dự thảo Luật là khá thông thoáng, điều này phù hợp với việc tạo điều kiện cho những DN làm ăn chân chính, tuy nhiên, theo đại biểu dự thảo lại không có chế tài hoặc quy định để hạn chế việc DN lợi dụng sự thông thoáng của luật để lợi dụng, thành lập DN chỉ để buôn bán hóa đơn, trốn thuế, phí hải quan, bảo hiểm, tiền lương của người lao động... “Trên thực tế có hàng ngàn quán karaoke, cửa hàng, cửa hiệu thành lập rồi lại giải thể ngay tại địa điểm đó, sau đó thành lập mới vẫn với những con người đó nhưng khi bị xử phạt nhiều lần thì với nhiều cái tên DN khác nhau nên cơ quan Nhà nước khó có biện pháp răn đe triệt để”. Do đó, đại biểu đề nghị Ban soạn thảo thiết kế các điều khoản xác định sự ràng buộc của chính quyền địa phương khi có DN thành lập, hoạt động trên địa bàn. Đại biểu cho rằng, các quy định trước đây về vấn đề này có chặt chẽ hơn nhưng DN vẫn “lách” trong khi dự thảo hiện hành lại thông thoáng, do đó cần có những chế tài để hạn chế, răn đe những DN cố tình vi phạm.
Cải cách con dấu là phù hợp với quốc tế
Về con dấu DN (Điều 44), dự thảo Luật quy định về con dấu của DN theo hướng cải cách thủ tục hành chính. Theo đó, DN có quyền tự quyết định về hình thức, số lượng và nội dung con dấu nhưng phải bảo đảm nội dung con dấu thể hiện tên, mã số DN. Mẫu con dấu được DN thông báo với Cơ quan đăng ký kinh doanh để đăng tải công khai trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký DN.
Con dấu của DN được sử dụng trong các trường hợp theo quy định của pháp luật hoặc các bên giao dịch có thỏa thuận về việc sử dụng dấu. Trường hợp giao dịch với các đối tác không sử dụng dấu thì DN Việt Nam cũng không bắt buộc sử dụng dấu mà các bên giao dịch xác định giá trị pháp lý văn bản căn cứ vào chữ ký của người có thẩm quyền giao dịch.
Về vấn đề này, theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, ở nhiều nước, việc xác định giá trị pháp lý văn bản giao dịch của DN chỉ cần căn cứ vào chữ ký của đại diện các bên giao dịch. Hiện nay, chữ ký số cũng đã được sử dụng. Tuy nhiên, với tập quán, thói quen sử dụng con dấu và điều kiện hạ tầng kỹ thuật ở nước ta, trong thời gian tới vẫn cần giữ quy định về DN phải có con dấu riêng, người đại diện theo pháp luật của DN phải chịu trách nhiệm quản lý việc sử dụng và lưu giữ con dấu. Việc thay con dấu bằng chữ ký, chữ ký điện tử sẽ được tiếp tục nghiên cứu, áp dụng khi có đủ điều kiện thích hợp.
Trao đổi với cơ quan báo chí về vấn đề nay bên hành lang Quốc hội, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Nguyễn Văn Phúc cho rằng, dự án Luật DN (sửa đổi) lần này đã thể hiện quan điểm cải cách con dấu để phù hợp thông lệ quốc tế nhưng cũng phải tính đến điều kiện của Việt Nam, do đó, trong dự thảo luật đã thể hiện con dấu là do DN được quyết định về hình thức, nội dung và đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh.
Phó Chủ nhiệm Nguyễn Văn Phúc cho rằng, phải cải cách mạnh mẽ quy định về con dấu, vì thực tế vừa qua cho thấy con dấu gây phiền hà cho DN và tốn khá nhiều chi phí. Ngoài ra, việc làm giả con dấu cũng rất đơn giản. Do đó, trách nhiệm của DN là phải đăng ký con dấu, nội dung con dấu với các cơ quan đăng ký kinh doanh, còn nếu sau này xảy ra trường hợp con dấu giả sẽ căn cứ vào đăng ký này để điều tra. Theo đại biểu Nguyễn Văn Phúc, phải áp dụng ngay quy định này bởi đây là một trong những hình thức cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính. Đại biểu cho biết: Khi chúng tôi làm việc với các tổ chức quốc tế, họ đều cho rằng, nếu Việt Nam cải cách được thủ tục liên quan tới con dấu sẽ nâng được vị trí xếp hạng tín nhiệm của Việt Nam.
Nhiều vấn đề khác của dự thảo Luật DN (sửa đổi) cũng được các đại biểu đưa ra như người đại diện theo pháp luật của DN, DN do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, nhóm công ty...
Đại biểu Nguyễn Văn Sơn (Hà Tĩnh): Tán thành quy định trong dự án Luật về DN xã hội (DNXH) để khuyến khích, thúc đẩy phát triển DNXH nhưng đề nghị làm rõ khái niệm, tiêu chí, điều kiện, thẩm quyền thành lập và các hoạt động của DNXH. Ban soạn thảo cũng cần bổ sung thêm quy định để khuyến khích hoạt động của DNXH tại vùng sâu, vùng xa, hỗ trợ hoạt động của nông dân. Đại biểu Phan Văn Quý (Nghệ An): Dự thảo mới có Điều 188 quy định về tập đoàn kinh tế Nhà nước nhưng vẫn chung chung. Ngoài ra, hiện chưa có quy định nào về tập đoàn kinh tế tư nhân nên khối DN này hoạt động vẫn không chính danh. Đề nghị xây dựng khung pháp lý về hoạt động của tập đoàn kinh tế tư nhân để chuẩn hóa hoạt động quản lý của cơ quan Nhà nước cũng như tạo động lực cho tập đoàn tư nhân hoạt động và phát triển. Đại biểu Hà Sỹ Đồng (Quảng Trị): Dự thảo quy định DN có thể có nhiều hơn 1 người đại diện pháp luật. Đây là một quy định được cho linh hoạt đối với hoạt động của DN, tuy nhiên, quy định này cũng có thể gây khó khăn cho hoạt động của DN trên thực tế nếu người đại diện không nhận được sự đồng thuận của các thành viên lãnh đạo trong DN, do đó dự thảo cần quy định cụ thể trong từng trường hợp, DN có một người đại diện pháp luật và có nhiều hơn một người đại diện pháp luật thì việc ủy quyền như thế nào, hiệu lực chữ ký trong văn bản pháp luật như thế nào trong các trường hợp ủy quyền. H.Huệ (ghi) |
(责任编辑:Thể thao)
- ·Tương lai mịt mù của ba đứa trẻ học giỏi mồ côi cha
- ·Dự báo thời tiết 13/9: Miền Bắc nắng vàng, chiều tối nhiều nơi cả nước mưa giông
- ·Ô tô đậu lòng đường trung tâm TPHCM không trả tiền sẽ bị ghi hình, phạt nguội
- ·Ô tô liên tục gặp sự cố, hé lộ một phần nguyên nhân ùn tắc Vành đai 3 trên cao
- ·Con trai mẹ là số 1
- ·'Giao dịch theo cơ chế thị trường, quyền lợi người bị thu hồi đất được đảm bảo'
- ·Xử nghiêm người thông tin thất thiệt ‘bắt cóc trẻ em’ ở Hà Nội
- ·Chủ tịch Hà Nội nghiêm cấm cán bộ ‘giải cứu’ người vi phạm giao thông
- ·Cái tội nhắn tin với người cũ...
- ·Thiếu tướng Nguyễn Sỹ Quang thông tin thêm một số tình tiết vụ cướp ngân hàng
- ·Hơn 6 triệu đồng đến với Huỳnh Mai Bình
- ·Bộ trưởng: Sắp xếp lại để giảm đơn vị hành chính là vấn đề lớn về tư tưởng
- ·61 quán karaoke, bar ở TP.HCM bị đình chỉ, tạm đình chỉ hoạt động vì vi phạm
- ·Nam Định: Thực hiện trách nhiệm nêu gương trong học tập và làm theo Bác
- ·45 giây có bị coi là yếu sinh lý?
- ·Từ vụ cháy ở Bình Dương, Thủ tướng yêu cầu 100% quán karaoke có lối thoát thứ 2
- ·Nuclear power key to green transition and energy security: General Secretary
- ·Ứng dụng công nghệ thu hút khách du lịch từ cách làm của Đà Nẵng
- ·Cha bỏ, mẹ ung thư nuôi hai con đại học
- ·Chủ tịch Hà Nội Trần Sỹ Thanh 'chốt' thời điểm khởi công đường Vành đai 4