【nhận định iceland】Đưa hàng Việt ra nước ngoài qua các kênh phân phối hiện đại
Từ vụ Asanzo rút ra bài học gì cho doanh nghiệp Việt Nam?ĐưahàngViệtranướcngoàiquacáckênhphânphốihiệnđạnhận định iceland | |
Kết nối đưa hàng Việt vào hệ thống Alibaba.com | |
Tổng kết cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" |
Nhiều sản phẩm trái cây của Việt Nam đã được Xk qua hệ thống phân phối của các DN nước ngoài tại Việt Nam. Ảnh: Nguyễn Huế. |
Theo thông tin ghi nhận từ một số DN phân phối lớn, hoạt động XK hàng hóa qua các kênh phân phối hiện đại thời gian qua hoạt động khá tốt.
Một số mặt hàng trái cây tươi như vải, bưởi da xanh, thanh long... đã được XK qua Singapore qua hệ thống phân phối của liên doanh của Saigon Co.op. Nhiều mặt hàng tiêu dùng và đặc sản địa phương đã được XK qua Hàn Quốc thông qua hệ thống Lotte mart. Một số mặt hàng thực phẩm tươi sống cũng đã có mặt trong hệ thống phân phối của AEON ở nước ngoài. Ông Nguyễn Anh Đức, Phó Tổng Giám đốc Saigon Co.op cho biết, trung bình một năm đơn vị thu về gần 2 triệu USD cho mặt hàng XK vào thị trường Singapore như bưởi năm roi, khoai lang, thanh long...
Theo đại diện Centralgroup, khoảng 50 sản phẩm của Việt Nam có mặt trong các siêu thị thuộc tập đoàn này. Thông tin từ AEON cũng cho hay, trong năm 2018 vừa qua, sản phẩm cá ba sa của một nhà máy tại Bến Tre có sản lượng XK khoảng 1.000 tấn, tăng gấp 20 lần. Dự kiến, sẽ gia tăng sản lượng khoảng 1.500 tấn trong năm 2019. Ngoài mặt hàng thực phẩm tươi sống, một số loại trái cây Việt đã vào hệ thống AEON. Cụ thể, trái xoài Việt Nam tham gia thị trường Nhật Bản và cạnh tranh với xoài Thái Lan, Philippines, Pakistan.
Mới đây nhất, tại Tuần lễ hàng Việt tại Singapore do Bộ Công Thương tổ chức, nhiều mặt hàng như tôm, cá, phở, trái cây đã có cơ hội mở rộng thị trường qua hệ thống các siêu thị của Singapore. Với hơn 600 mặt hàng đang có mặt tại hệ thống siêu thị của Singapore được coi là điều kiện tốt giúp hàng Việt lan tỏa thị trường nước ngoài.
Dựa trên chất lượng và mẫu mã sản phẩm “Made in Vietnam”, các nhà bán lẻ nước ngoại khẳng định, Việt Nam có nhiều sản phẩm tiêu dùng được người nước ngoài ưa thích. Vì vậy, DN nên gia tăng các hình thức XK sao cho hiệu quả nhất. Bên cạnh việc XK trực tiếp thông qua đối tác nước bản địa, DN có thể tận dụng kênh phân phối hiện đại nước ngoài để đưa hàng Việt vào thị trường ngoại. Ông Yuichiro Shiotani, Tổng giám đốc Công ty AEON Topvalu Việt Nam cho biết, thực phẩm tươi sống, trái cây là các mặt hàng Việt Nam có nhiều lợi thế về điều kiện phát triển sản xuất. Đặc biệt, AEON là tập đoàn bán lẻ hàng đầu Nhật Bản đang ưu tiên nhập khẩu nhiều hơn các mặt hàng này của DN Việt Nam để phân phối đến hệ thống các cửa hàng, siêu thị của AEON trên toàn cầu.
Theo thông tin từ Bộ Công Thương, thời gian qua, Bộ Công Thương đã triển khai nhiều hoạt động nhằm hỗ trợ XK qua kênh bán lẻ hiện đại thông qua qua hệ thống siêu thị, thương mại điện tử. Bộ Công Thương đã xúc tiến việc ký kết tiêu thụ hàng hóa Việt Nam tại hệ thống phân phối của Tập đoàn Central Group (Thái Lan). Đối với Tập đoàn bán lẻ AEON (Nhật Bản), vào tháng 10/2018, Bộ Công Thương và Tập đoàn AEON Nhật Bản đã kí kết Biên bản ghi nhớ hợp tác nhằm hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam tìm kiếm mở rộng thị trường cả trong và ngoài nước.
Theo đó, với sự hỗ trợ của Bộ Công Thương, Tập đoàn AEON sẽ lấy việc gia tăng tỉ lệ mua hàng Việt Nam để bán tại hệ thống AEON tại Việt Nam và khu vực làm mục tiêu, đồng thời cam kết đặt mục tiêu kim ngạch XK hàng Việt Nam thông qua hệ thống của AEON trên toàn cầu đạt 500 triệu USD vào năm 2020 và đạt 1 tỷ USD vào năm 2025. Bên cạnh hoạt động ký kết, Bộ Công Thương cũng đã tổ chức tuần lễ hàng Việt tại nước ngoài. Dưới sự bảo trợ của Bộ Công thương, tuần hàng Việt Nam tại các nước được nhân rộng nhằm hỗ trợ DN tìm hiểu thị hiếu người tiêu dùng các nước.
Cùng với Bộ Công Thương, Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TPHCM (ITPC) cũng là một trong những cầu nối cho hoạt động trên. Ông Nguyễn Tuấn, Phó Giám đốc ITPC cho hay, ITPC đang đẩy mạnh hỗ trợ DN giới thiệu sản phẩm với người tiêu dùng tại nhiều quốc gia, nhiều thị trường khác nhau qua kênh phân phối hiện đại như Saigon Co.op, Central Group, AEON…
Về phía các nhà phân phối cũng đã triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ để các DN đáp ứng được yêu cầu của thị trường. Theo ông Yuichiro Shiotani, để hỗ trợ các DN Việt Nam không chỉ tham gia vào chuỗi cung ứng của AEON tại Việt Nam mà còn trở thành nhà cung ứng cho hệ thống hơn 1.000 siêu thị AEON trên toàn cầu, Tập đoàn AEON đã xây dựng kế hoạch hỗ trợ DN Việt với nhiều hoạt động mở rộng sự hiện diện của hàng hóa sản xuất tại Việt Nam trong toàn hệ thống. Theo đó AEON đang từng bước hỗ trợ kỹ thuật nâng cao năng lực sản xuất của nhà cung ứng Việt Nam để đáp ứng tiêu chuẩn của AEON và riêng thị trường Nhật Bản. Đồng thời, hỗ trợ tiếp cận nhu cầu của người tiêu dùng Nhật và tăng cường thu mua hàng Việt Nam bán trong hệ thống tại Nhật Bản và các nước.
(责任编辑:World Cup)
- ·VEPR dự báo kinh tế Việt Nam năm 2020 tăng trưởng ở mức 3,8%
- ·Soi kèo góc Chelsea vs Brighton, 21h00 ngày 28/9
- ·Soi kèo góc Áo vs Na Uy, 1h45 ngày 14/10
- ·Soi kèo phạt góc Barcelona vs Young Boys, 02h00 ngày 2/10
- ·Cập nhật: Đã xuất hiện thí sinh đạt điểm 10 môn Văn thi THPT quốc gia 2018?
- ·Soi kèo góc Hungary vs Hà Lan, 01h45 ngày 12/10
- ·Soi kèo góc Croatia vs Scotland, 23h00 ngày 12/10
- ·Soi kèo góc Bologna vs Parma, 20h00 ngày 6/10
- ·10 nhóm đối tượng gặp khó khăn do COVID
- ·Soi kèo góc Genoa vs Juventus, 23h00 ngày 28/9
- ·Bay Hà Nội
- ·Soi kèo góc Napoli vs Como, 23h30 ngày 4/10
- ·Soi kèo góc Heidenheim vs RB Leipzig, 20h30 ngày 6/10
- ·Soi kèo góc Bayern Munich vs Leverkusen, 23h30 ngày 28/9
- ·Bộ Y tế yêu cầu kiểm tra hồ sơ sản phẩm diệt khuẩn tay không dùng nước
- ·Soi kèo góc Slovakia vs Thụy Điển, 01h45 ngày 12/10
- ·Soi kèo phạt góc Inter Milan vs Torino, 1h45 ngày 6/10
- ·Soi kèo góc Heidenheim vs RB Leipzig, 20h30 ngày 6/10
- ·Phát hiện thêm 'chìa khóa' giúp tiêu diệt virus corona chủng mới
- ·Soi kèo góc Girona vs Athletic Bilbao, 19h00 ngày 6/10