【lịch c2 châu âu】Ngành Hải quan hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm 2018
Đẩy mạnh cải cách, tạo thuận lợi cao nhất cho DN
Năm 2018, Tổng cục Hải quan đã tập trung nguồn lực triển khai quyết liệt các giải pháp để hoàn thành nhiệm vụ được giao, trong đó đặc biệt là tăng cường cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng triệt để công nghệ thông tin vào nghiệp vụ hải quan tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động XK, NK.
Trong năm 2018, toàn ngành Hải quan đã thực hiện soi chiếu tổng số 44.198 container; phát hiện nghi vấn 809 container (chiếm 1,83% tổng số container soi chiếu), phát hiện vi phạm 172 container (chiếm 0,39% tổng lượng container soi chiếu, tăng so với tỷ lệ phát hiện cùng kỳ năm 2017 (0,25%). Qua đó đã phát hiện một số vụ buôn lậu lớn, như: Cục Hải quan TP Hồ Chí Minh bắt giữ hơn 3 tấn vẩy tê tê cất giấu trong lô hàng gỗ; Cục Hải quan Đà Nẵng bắt giữ 8 tấn vẩy tê và ngà voi trong mặt hàng phế liệu nhựa... |
Xác định việc xây dựng chính sách pháp luật là quan trọng trong cách thủ tục hành chính (TTHC), Tổng cục Hải quan đã chủ động phối hợp tích cực với các bộ, ngành trong việc xây dựng, hoàn thiện trình các dự thảo văn bản; đồng thời tập trung nguồn nhân lực, thời gian triển khai xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật đảm bảo thực hiện đúng theo trình tự, thủ tục và các văn bản hướng dẫn thi hành. Đáng lưu ý trong đó là việc ban hành Nghị định số 59/2018/NĐ-CP và Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 có vai trò đặc biệt quan trọng đối với ngành Hải quan cũng như cộng đồng DN trong hoạt động XNK hàng hóa, là nền tảng triển khai toàn bộ thủ tục hải quan, quản lý thuế đối với hàng hóa XNK.
Cũng trong năm 2018, Tổng cục Hải quan tập trung thực hiện quyết liệt, đồng bộ các giải pháp về cải cách TTHC (cải cách thể chế; kiểm soát TTHC; cải cách tổ chức bộ máy; nâng cao chất lượng công chức hải quan; đôn đốc các bộ, ngành cải cách công tác kiểm tra chuyên ngành; tuyên truyền, phổ biến pháp luật; đối thoại với DN; hướng dẫn, kiểm tra, chấn chỉnh việc tổ chức thực hiện; tiếp tục áp dụng các phương pháp quản lý hải quan hiện đại và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin...) nhằm rút ngắn thời gian thông quan hàng hóa qua biên giới.
Cụ thể, tiến hành rà soát, đánh giá tổng số 17 TTHC, trên cơ sở đó trình Bộ phê duyệt bãi bỏ 5 TTHC, đơn giản hóa 9 TTHC, giữ nguyên 3 TTHC. Rà soát đề xuất cắt giảm 16/31 điều kiện kinh doanh lĩnh vực hải quan (đạt 51,6% so với chỉ tiêu được Chính phủ giao tại Nghị quyết số 19/2018/NQ-CP). Giải đáp kịp thời các phản ánh, kiến nghị của DN về quy định và việc thực hiện TTHC. Năm 2018, Tổng cục Hải quan tiếp tục triển khai việc đo thời gian giải phóng hàng để tự kiểm tra lại những nỗ lực trong cải cách TTHC.
Có thể thấy, công tác cải cách TTHC của ngành Hải quan đã góp phần quan trọng để tạo thuận lợi và giảm chi phí tuân thủ cho DN. Việc tuyên truyền, công khai TTHC giúp DN dễ dàng tiếp cận với TTHC. Đề xuất cắt giảm, đơn giản hóa TTHC, điều kiện kinh doanh lĩnh vực hải quan dự kiến tiết kiệm cho cộng đồng DN khoảng 15 tỷ đồng/năm. Các yêu cầu quản lý nhà nước về hải quan được bảo đảm.
Có thể thấy, việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động nghiệp vụ hải quan góp phần tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại, tăng tính minh bạch, giảm thời gian, tiết kiệm chi phí, nâng cao năng lực cạnh tranh của DN Việt Nam. Đồng thời, nâng cao năng lực quản lý nhà nước về Hải quan, hiện thực hóa các mục tiêu trong Chiến lược phát triển Hải quan Việt Nam đến năm 2020. Đây là động lực để đẩy mạnh cải cách hành chính nằm trong chủ trương chung của Chính phủ.
Chống thất thu hiệu quả
Trong công tác thu NSNN, ngay từ đầu năm 2018, toàn ngành Hải quan tích cực thực hiện các giải pháp tăng thu ngân sách. Trong đó, Tổng cục Hải quan đã triển khai nhiều biện pháp đồng bộ, quyết liệt như: Tạo thuận lợi tối đa cho hoạt động XNK của DN, cùng với đó chủ động rà soát, kiểm tra các mặt hàng có thuế suất cao, kim ngạch lớn, đặc biệt, tăng cường công tác KTSTQ, kiểm tra nội bộ, chống gian lận thương mại trong khâu làm thủ tục hải quan... Nhờ đó, ngành Hải quan đã chống thất thu một cách hiệu quả.
Với vai trò là Cơ quan thường trực, năm 2018, Tổng cục Hải quan đã tích cực điều phối, đôn đốc và phối hợp với các bộ, ngành triển khai Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN và tạo thuận lợi thương mại. Tính đến ngày 31/12/2018, có12 bộ, ngành đã triển khai 148 thủ tục hành chính trên Cơ chế một cửa quốc gia với tổng số hồ sơ hành chính đã được xử lý trên Cổng thông tin một cửa quốc gia trên 1,8 triệu bộ hồ sơ và xấp xỉ 26 nghìn doanh nghiệp tham gia. |
Nhờ các nỗ lực nêu trên, số thu ngân sách của Hải quan năm 2018 đạt 314.907 tỷ đồng, bằng 111,27% dự toán, bằng 107,5 % chỉ tiêu phấn đấu, tăng 6% so với cùng kỳ 2017. Đây là kết quả xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ chính trị của ngành Hải quan.
Cụ thể, công tác KTSTQ, Tổng cục Hải quan đã tăng cường công tác kiểm tra, hướng dẫn các địa phương trong triển khai thực hiện KTSTQ. Kịp thời giải quyết các vướng mắc liên quan đến xác định trị giá, xuất xứ hàng hóa của các Cục Hải quan địa phương. Chỉ đạo hướng dẫn 11 Cục Hải quan tỉnh, thành phố về việc KTSTQ mặt hàng xi măng; tăng cường công tác kiểm tra xuất xứ hàng hóa đối với hàng hóa NK khai báo thuế suất ưu đãi đặc biệt nói chung và hàng hóa khai báo có xuất xứ từ khu vực Australia – New Zealand nói riêng.
Trong năm 2018, toàn ngành Hải quan đã thực hiện KTSTQ 6.320 cuộc, trong đó có 1.313 cuộc tại trụ sở người khai hải quan (đạt 103% chỉ tiêu năm 2018), 5.007 cuộc tại trụ sở cơ quan Hải quan. Tổng số tiền ấn định thuế và xử phạt vi phạm hành chính là 2.262 tỷ đồng (giảm 8% so với cùng kỳ năm 2017), đã thực thu vào NSNN số tiền (bao gồm thu cả các cuộc năm 2017) 2.080 tỷ đồng, đạt 93% chỉ tiêu năm 2018 (2.235 tỷ đồng), đạt 107% chỉ tiêu điều chỉnh (1.949 tỷ đồng).
Trong công tác quản lý rủi ro, năm 2018 Tổng cục Hải quan đã tập trung triển khai nhiều hoạt động: Xây dựng, triển khai áp dụng quản lý rủi ro trong giám sát hải quan đối với hàng hóa XK, NK, quá cảnh; kiểm soát rủi ro đối với hoạt động NK phế liệu; dấu hiệu rủi ro của người, hành lý và phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh qua tuyến đường bộ, đường biển, đường sắt và đường thủy nội địa... Qua đó, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý hải quan đảm bảo xử lý, phân luồng thông suốt, đáp ứng yêu cầu tự động hóa, điện tử hóa thủ tục hải quan, đáp ứng mục tiêu hài hòa giữa tạo thuận lợi thương mại và kiểm soát hải quan.
Đặc biệt, một công cụ chống thất thu hiệu quả là chống buôn lậu và gian lận thương mại đã được Tổng cục Hải quan triển khai tích cực và quyết liệt. Năm 2018, số vụ vi phạm pháp luật hải quan, số vụ cơ quan Hải quan khởi tố và chuyển cơ quan khác kiến nghị khởi tố; trị giá hàng hóa vi phạm liên quan đến hoạt động buôn lậu, vận chuyển trái phép ma túy, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ, hàng giả và vi phạm khác tăng mạnh so với cùng kỳ 2017.
Đồng thời với vai trò là cơ quan thường trực Ban chỉ đạo 389 của Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan đã tham mưu để Bộ Tài chính phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan chức năng tăng cường công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả và vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới; chỉ đạo các đơn vị triển khai nghiêm túc, có hiệu quả nhiều biện pháp quan trọng, trong đó tập trung vào: Xây dựng, hoàn thiện cơ sở pháp lý; nâng cao năng lực của lực lượng chuyên trách chống buôn lậu; đầu tư trang thiết bị, phương tiện hiện đại; sử dụng đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ; tăng cường công tác phối hợp, kiểm tra, kiểm soát thường xuyên tại các địa bàn trọng điểm, mặt hàng nhạy cảm…
Nhờ vậy, trong năm 2018, lực lượng kiểm soát hải quan toàn Ngành đã chủ trì, phối hợp phát hiện, bắt giữ, xử lý 16.633 vụ vi phạm pháp luật hải quan (tăng 9,54% so với cùng kỳ năm 2017); trị giá hàng hóa vi phạm ước tính 1.702,4 tỷ đồng (tăng 115,61% so với cùng kỳ 2017). Số tiền thu nộp ngân sách nhà nước gần 351 tỷ đồng (tăng 4,83% so với cùng kỳ 2017). Cơ quan Hải quan đã khởi tố 62 vụ (tăng 21,57% so với cùng kỳ 2017). Chuyển cơ quan khác khởi tố 133 vụ (tăng 95,59% so với cùng kỳ 2017).
(责任编辑:World Cup)
- ·Giá iPhone 16 series đầu năm 2025 tiếp tục giảm
- ·Đề xuất phương án tăng đại biểu Quốc hội chuyên trách lên 200 người
- ·TPHCM không có thêm người nhiễm Covid
- ·Thu giữ gần 2.000 khẩu trang giả mạo nhãn hiệu Gucci, Puma
- ·Bộ GTVT nêu lý do không xem xét chu kỳ kiểm định theo số km xe chạy
- ·Những tin, bài hấp dẫn trên Báo Hải quan số 22 phát hành ngày 20/2/2020
- ·Quản lý thị trường luôn khẳng định vai trò chủ công trong đấu tranh chống gian lận thương mại
- ·Xử phạt hành chính gần 200 triệu đồng 3 vụ vi phạm tại Bắc Ninh
- ·Ước tính CPI bình quân cả năm 2024 tăng dưới 4%
- ·Quảng Ninh: Phát hiện kho chứa nhiều hàng hóa nhập lậu
- ·Cộng đồng quốc tế cần chung tay chống nạn buôn người
- ·Cục Quản lý thị trường Hà Nội: Tiêu hủy 18 tấn hàng kém chất lượng
- ·Năm 2021, Hậu Giang sẽ đăng cai Giải vô địch trẻ Judo toàn quốc
- ·Chứng khoán Mỹ sẽ giảm mạnh vào năm sau
- ·Nhận định, soi kèo Khor Fakkan vs Baniyas, 19h55 ngày 6/1: Khó tin cửa dưới
- ·Doanh nghiệp nợ quá hạn 200 triệu đồng có thể phá sản?
- ·Quy định mức thu cấp giấy phép và phí sử dụng tần số vô tuyến điện
- ·Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Mekong – Lan Thương lần thứ 5
- ·Bão số 9 hướng về vùng biển miền Trung, liệu có ảnh hưởng đến Việt Nam?
- ·Lạng Sơn: Phát hiện ô tô dùng biển số giả vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật nhập lậu