【ti so bayen】6 năm chưa được giải quyết, doanh nghiệp thủy sản tiếp tục kiến nghị vướng mắc
Doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu. Ảnh: T.H |
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), ngưỡng tối đa chỉ tiêu Phospho trong nước thải chế biến thuỷ sản sau xử lý quá nghiêm ngặt so với đặc thù ngành, nên từ năm 2016, VASEP đã nhiều lần phản ánh về vướng mắc tại quy định chỉ tiêu Phospho, Nito và Amoni, đặc biệt là chỉ tiêu Phospho, trong QCVN nước thải sau xử lý của nhà máy chế biến thuỷ sản.
Suốt 6 năm và cho tới tận thời điểm này, với đặc thù ngành nghề chế biến thủy sản, rất nhiều nhà máy khó có thể đáp ứng được quy định.
Theo đó, chỉ tiêu Phospho chỉ cho phép là 20 ppm và 10ppm. Với quy định này, hàng năm nhiều nhà máy thuỷ sản bị thanh, kiểm tra đều bị vi phạm do vượt chỉ tiêu cho phép từ 1,5-3 lần (thậm chí cao hơn) và bị phạt vi phạm hành chính, kèm các rủi ro phát sinh rất lớn khác là đối mặt với nguy cơ bị đình chỉ xuất khẩu, ở cả cấp độ DN và cấp độ quốc gia nếu khách hàng nước ngoài có được các thông tin.
Nhiều năm qua qua, VASEP đã báo cáo, kiến nghị sửa đổi ngưỡng Phospho lên 40ppm.
Hiện nay, Tổng cục Môi trường đang lấy ý kiến các bên cho dự thảo QCVN mới về nước thải công nghiệp.
Dự thảo này sẽ thay thế cả cho QCVN 40 (nước thải công nghiệp) và QCVN 11 (nước thải chế biến thủy sản), đưa nước thải chế biến thủy sản vào chung QCVN nước thải công nghiệp. Và đặc biệt, các chỉ tiêu trong Dự thảo này đang ngặt nghèo hơn QCVN 11-MT:2015/BTNMT rất nhiều: Phospho chỉ từ 4-6 mg/l, Nitơ chỉ từ 20-40 mg/l, Amoni chỉ từ 5- 10 mg/l. Điều này đang thực sự gây ra quan ngại rất lớn cho cộng đồng DN chế biến xuất khẩu thủy sản Việt Nam hiện nay.
Các chỉ tiêu tại QCVN này rất khắt khe và rất khó để các ao nuôi tôm, cá của DN đạt được, đồng thời cũng không phù hợp với điều kiện thực tế của các trại nuôi. Vấn đề này đang tạo nên áp lực rất lớn về công tác xử lý nước thải đối với hoạt động nuôi trồng thủy sản.
Dự thảo QCVN mới về nước thải công nghiệp, với các chỉ tiêu còn nghiêm ngặt hơn cả QCVN 40:2011, vẫn sẽ dự kiến tiếp tục được áp dụng cho nước thải của các ao nuôi thủy sản càng gây thêm khó khăn và bất khả thi cho việc tuân thủ của các trại nuôi.
Những khó khăn này kéo dài suốt 6 năm, các DN thủy sản đã gắng sức thay đổi công nghệ để tuân thủ nhưng dường như cho tới nay những yêu cầu khắt khe này vẫn “bất khả thi”. Đo đó, VASEP một lần nữa kiến nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét điều chỉnh, sửa đổi Dự thảo QCVN mới về nước thải theo 5 nội dung lớn.
Cụ thể, không gộp nước thải chế biến thủy sản vào Dự thảo QCVN công nghiệp chung nhiều ngành nghề khác nhau, tiếp tục thực hiện QCVN riêng cho chế biến thủy sản do yếu tố đặc thù của ngành như đã thực hiện riêng trong suốt hơn 20 năm qua.
Để hài hòa việc phát triển kinh tế và giữ sạch môi trường cần theo một lộ trình nhất định, trước mắt trong thời điểm hiện tại chúng tôi kiến nghị chỉ nên so sánh, tham khảo các chỉ tiêu về môi trường với những quốc gia có điều kiện phát triển kinh tế tương đồng (như Thái Lan hoặc Indonesia); không nên lấy tham khảo các chỉ tiêu từ các nước phát triển và không tập trung vào sản xuất hàng hoá lớn như Việt Nam – quốc gia đang phát triển. Được như vậy mới có được sự cạnh tranh công bằng cho Việt Nam trên thị trường quốc tế mà thuỷ sản là một lĩnh vực mũi nhọn của đất nước chịu tác động lớn của vấn đề này.
Đồng thời, nâng ngưỡng cho phép của chỉ tiêu phospho lên mức 40ppm (cột B) và 30ppm (cột A) để phù hợp với điều kiện thực tế của DN chế biến thủy sản Việt Nam cũng như thông lệ quốc tế các nước trong khu vực;
Áp dụng lộ trình thực hiện 10 năm cho QCVN mới theo thông lệ quốc tế để có thời gian cho phép DN chuyển đổi công nghệ, đầu tư và nâng cấp hệ thống xử lý nước thải của nhà máy. Giữ nguyên ngưỡng kiểm soát của Amoni và Ni-tơ như trong QCVN 11-MT:2015.
(责任编辑:Cúp C1)
- ·'Điểm' quy định mới ưu tiên hàng hóa xuất nhập khẩu của doanh nghiệp
- ·Em Nguyễn Thành Đạt có thêm cơ hội chữa bệnh u não
- ·Có được cộng dồn thời gian đóng bảo hiểm xã hội?
- ·Vợ cũ chưa cắt khẩu, vợ mới bối rối thủ tục nhập khẩu
- ·Tăng cường kiểm tra thủ tục nhập khẩu đối với mặt hàng thuốc và nguyên liệu làm thuốc
- ·Mâu thuẫn với con dâu, mẹ chồng đòi lại nhà 6 tỷ
- ·Ban công được phép xây thò ra ngoài bao nhiêu?
- ·Hàng nghìn tỷ đồng ủng hộ Quỹ ‘Vì người nghèo’
- ·Quảng Ninh dẫn đầu bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh cấp tỉnh 2018
- ·Con ung thư, mẹ liệt nửa người, một mình cha dượng phụ hồ xoay sở
- ·Mảnh giấy nát gửi từ đội bóng Thái kẹt trong hang sâu: Bố mẹ chuẩn bị gà rán cho con nhé!
- ·Lo toa thuốc 30 triệu đồng, mẹ nghèo òa khóc nức nở
- ·Chưa kịp đóng tiền, chủ nhà trọ đã cạy cửa... lấy tivi
- ·Mới đóng bảo hiểm 3 tháng có được hưởng bảo hiểm y tế?
- ·Tai nạn giao thông ở Quảng Nam: Tốc độ xe khách trước khi gặp nạn là bao nhiêu?
- ·Bé Lưu Thị Hồng Phương bị ung thư xương được bạn đọc giúp đỡ
- ·'Ngôi nhà mơ ước' đầu tiên được trao tặng tại Yên Bái
- ·Hơn 28 triệu đồng đến với Dương Hoài Lên
- ·Hé lộ loại vaccine là 'khắc tinh' của bệnh lở mồm long móng ở Việt Nam
- ·Cha mẹ có nghĩa vụ trả nợ cho con?