【lkqbd】Cuộc mổ đặc biệt của bác sĩ Việt ở Nam Sudan
Thời gian gần đây,ộcmổđặcbiệtcủabácsĩViệtởlkqbd biến chủng Omicron nhanh chóng làm bùng phát dịch Covid-19 tại khu vực Bentiu, nước cộng hòa Nam Sudan, khiến nhiều nhân viên y tế nhiễm bệnh, phải đi cách ly và điều trị. Trong đó, có kíp phẫu thuật của Bệnh viện MSF - đơn vị đang khám chữa bệnh cho trên 100.000 dân thuộc khu tị nạn Bentiu.
Đầu năm 2022, Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 3 Việt Nam (Bệnh viện dã chiến 2.3) thuộc Phái bộ gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc tại Nam Sudan (UNMISS) nhận được nhiệm vụ đặc biệt từ Trưởng bộ phận hỗ trợ phái bộ, Trưởng y tế phái bộ UNMISS và Trưởng căn cứ Bentiu, đề nghị sẵn sàng hỗ trợ phẫu thuật cấp cứu cho bệnh viện MSF.
Ngay trưa ngày 3/1, kíp phẫu thuật đầu tiên từ Bệnh viện dã chiến 2.3 khẩn cấp sang Bệnh viện MSF hội chẩn sau khi đơn vị bạn yêu cầu giúp đỡ.
Bệnh nhân là sản phụ 22 tuổi người Nam Sudan, bị gù vẹo cột sống nặng nề do di chứng lao cột sống. Sản phụ mang thai lần 2, thai 35 tuần, có dấu hiệu vỡ ối, chuyển dạ kéo dài, tuy nhiên đầu bé không lọt gây suy thai.
Sau khi thăm khám cho người bệnh, Thượng úy, bác sĩ Sản khoa Tống Vân Anh, phẫu thuật viên chính xác định đây là ca bệnh khó. Các bác sĩ nhanh chóng đưa ra chỉ định mổ bắt con cấp cứu do suy thai có thể gây mất tim thai.
Các bác sĩ Việt Nam trong ca phẫu thuật lấy thai cho sản phụ |
Do bệnh nhân bị gù vẹo cột sống nặng, kíp bác sĩ gặp rất nhiều khó khăn trong mổ, không thể vô cảm bằng phương pháp gây tê tủy sống mà phải gây mê nội nội khí quản với hệ thống máy thở thô sơ. Kíp gây mê liên tục bóp bóng bằng tay trong suốt quá trình phẫu thuật gần 2 giờ.
Bé trai 4kg sau đó được mổ bắt thành công nhưng không khóc, trương lực cơ yếu, phải bóp bóng trợ thở. Sau 15 phút nỗ lực hồi sức sơ sinh tích cực, bé khóc được, trương lực cơ tốt. “Tiếng khóc đầu tiên của em bé làm vỡ òa niềm vui của mọi người trong phòng mổ”, bác sĩ Vân Anh chia sẻ.
Đối với người mẹ, do tử cung co hồi kém, các bác sĩ chỉ định sử dụng thuốc co hồi tử cung, sau xử trí tử cung co tốt.
“Cảm xúc rất hồi hộp bởi đây là ca mổ sản đầu tiên mà tôi đứng ở vị trí phẫu thuật viên chính tại Nam Sudan trong điều kiện dã chiến. Hình ảnh bệnh nhân mới 22 tuổi nhưng thấp bé, gù vẹo, biến dạng cột sống rất đáng thương là động lực để tôi cùng kíp mổ hạ quyết tâm cứu lấy đứa bé”, bác sĩ Tống Vân Anh tâm sự.
Chị cũng cho biết ca mổ thành công một phần nhờ sự phối hợp nhiệt tình của đồng nghiệp MSF trong điều kiện thuốc men, trang thiết bị, dụng cụ trong phòng mổ không đầy đủ.
Bé trai Nam Sudan nặng 4kg khi chào đời, sau 15 phút được các bác sĩ hồi sức sơ sinh đã cất tiếng khóc đầu tiên |
Bác sĩ Bệnh viện dã chiến 2.3 Việt Nam cùng đồng nghiệp tại Bệnh viện MSF |
Sau khi ca mổ thành công, Trưởng y tế phái bộ UNMISS đã gửi thư bày tỏ sự đánh giá cao, ghi nhận đóng góp và đề nghị Bệnh viện dã chiến 2.3 Việt Nam tiếp tục tham gia hỗ trợ Bệnh viện MSF trong những ca phẫu thuật tiếp theo.
Ông Pou James, nhân viên phòng mổ Bệnh viện MSF chia sẻ: “Tôi rất ấn tượng với kíp phẫu thuật Bệnh viện dã chiến 2.3. Các bạn rất chuyên nghiệp, chúng tôi nể phục các bạn với hành động sẵn sàng cứu mạng sống người dân địa phương”.
Thiếu tá, bác sĩ Nguyễn Thành Nam, Trưởng khoa Ngoại, Bệnh viện dã chiến 2.3 thông tin, bệnh viện hiện đóng vai trò chính trong sàng lọc và điều trị các ca Covid-19 tại phân khu Bentiu. Do một số nhân viên nhiễm Covid-19 phải cách ly, điều trị, đơn vị đang thiếu đi một số vị trí chuyên khoa.
Tuy nhiên, các y bác sĩ quyết tâm vượt qua thử thách nhằm đáp lại sự tin tưởng của Phái bộ đối với bệnh viện Việt Nam. Bên cạnh đó, khẳng định cam kết hỗ trợ tích cực y tế trong khu vực, góp phần đem lại hình ảnh, giá trị tốt đẹp của người Việt Nam đến bạn bè quốc tế.
Trước đó, ngày 23/3/2021, các cán bộ chiến sĩ Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 3 chính thức lên đường đến Cộng hòa Nam Sudan làm nhiệm vụ gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc. Đây là lần thứ 3 Việt Nam tổ chức bệnh viện dã chiến tham gia gìn giữ hòa bình quốc tế.
Bệnh viện Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 3 có 70 cán bộ chiến sĩ (63 người chính thức và 7 dự bị), trước khi lên đường trải qua thời gian huấn luyện tổng thể về tiếng Anh, chuyên môn quân y, chính trị, hậu cần kỹ thuật, kiến thức về gìn giữ hòa bình và kỹ năng sinh tồn cũng như được tiêm vắc xin Covid-19.
Nam Sudan là quốc gia “non trẻ” nhất thế giới nằm ở Đông Phi, đã trải qua cuộc nội chiến kéo dài suốt từ năm 2013. Hiện nhiều khu vực ở Nam Sudan vẫn bị tàn phá bởi các cuộc xung đột, người dân nơi đây vẫn phải đối mặt với nội chiến, nạn đói và bệnh tật.
Nguyễn Liên
Ca mổ cứu mẹ con sản phụ mắc Covid-19 thoát cảnh ‘ngàn cân treo sợi tóc’
Diễn tiến nặng sau mắc Covid-19, nguy cơ thiếu hụt oxy đẩy chị G. và em bé chưa chào đời vào tình trạng “ngàn cân treo sợi tóc”, tiên lượng tử vong cao.
(责任编辑:World Cup)
- ·Tiếp tục đổi mới một loạt chính sách nhằm phát triển kinh tế tập thể
- ·NA Vice Chairman attends ASEP
- ·Nhận định, soi kèo Al Hamriyah vs Emirates Club, 19h45 ngày 6/12: Đối thủ kỵ giơ
- ·Forum on Việt Nam’s lessons for Korean unification
- ·Chuyên gia cảnh báo những nguy hiểm khi tự truyền dịch tại nhà
- ·13th National Assembly concludes its 11th meeting
- ·World leaders applaud new VN leaders
- ·Huế hosts meeting for a global cultural city network
- ·Phương Oanh cho con ăn trước giờ lên nhận giải
- ·Lao Party chief sends his thanks to VN’s leaders
- ·Hội thi cắm hoa nghệ thuật “Những mùa hoa tháng 3”
- ·Thanh Hóa: Truy cứu trách nhiệm hình sự về vi phạm quản lý, sử dụng tài sản công
- ·NA Vice Chairman attends ASEP
- ·TPHCM mời gọi đầu tư dự án hơn 10.000 tỷ đồng xây cao tốc kết nối Mộc Bài
- ·Bộ Công Thương đề xuất rút phương án điện một giá
- ·PM hosts WB Vice President for East Asia and Pacific
- ·Prime minister chairs first meeting of new Government
- ·State President meets voters in southern HCMC
- ·Tham quan mô hình phát triển kinh tế của hội viên phụ nữ vùng dân tộc thiểu số tại Thái Nguyên
- ·Candidates for 14th NA election voted in