【xep hang bd tbn】S&P duy trì hệ số tín nhiệm quốc gia của Việt Nam ở mức BB, triển vọng Ổn định
Việc S&P khẳng định xếp hạng tín nhiệm quốc gia của Việt Nam ở mức BB phản ánh đánh giá của tổ chức này về tiềm năng phục hồi mạnh mẽ của nền kinh tế Việt Nam sau khoảng thời gian giảm tốc do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 trong năm 2020.
Tổ chức này nhận định thành tựu tăng trưởng vững chắc của Việt Nam trong những năm qua sẽ tiếp tục hỗ trợ duy trì định mức tín nhiệm quốc gia của nước ta. S&P đã cân nhắc tới thách thức tiềm tàng đối với lĩnh vực tài khóa và ngân hàng trong trường hợp tình trạng suy giảm kinh tế toàn cầu tiếp tục kéo dài.
Triển vọng tín nhiệm của Việt Nam được duy trì ở mức Ổn định thể hiện nhận định nền kinh tế sẽ phục hồi nhanh chóng và cân bằng khi đại dịch toàn cầu được kiểm soát,ìhệsốtínnhiệmquốcgiacủaViệtNamởmứcBBtriểnvọngỔnđịxep hang bd tbn với khu vực xuất khẩu và tổng cầu nội địa là động lực tăng trưởng chính giúp dự báo tăng trưởng của Việt Nam cao hơn hẳn mức bình quân của các quốc gia đồng hạng tín nhiệm.
Trong kịch bản đại dịch trên toàn cầu được cơ bản kiểm soát vào cuối năm 2020 hoặc đầu năm 2021, S&P dự báo tăng trưởng GDP thực của Việt Nam sẽ hồi phục trong năm 2021 và từ năm 2022 sẽ tiến gần tốc độ phát triển Việt Nam đã xác lập trong dài hạn từ 6,0% - 7,0%.
Trong quá trình Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan làm việc với S&P để đánh giá hệ số tín nhiệm quốc gia cuối tháng 4/2020, phía Việt Nam đã trao đổi và đưa ra những minh chứng thuyết phục về khả năng thích ứng của nền kinh tế được thể hiện rõ nét trong bối cảnh toàn cầu đầy thách thức như hiện nay.
Ngoài thành công trong việc phòng chống hiệu quả đại dịch COVID-19 trong nước, Việt Nam đã tích cực có nhiều hoạt động thiết thực hỗ trợ, hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm phòng chống dịch với các quốc gia, tổ chức quốc tế và được cộng đồng quốc tế đánh giá cao.
Kết quả này thể hiện sự gắn kết sâu sắc giữa người dân và Chính phủ, góp phần bồi đắp nền tảng thuận lợi cho nền kinh tế phục hồi và phát triển mạnh mẽ sau khi dịch được kiểm soát và khẳng định vị thế đối ngoại vững vàng của Việt Nam.
Trên toàn thế giới, tính riêng từ đầu tháng 4 đến nay S&P đã điều chỉnh đánh giá tín nhiệm tiêu cực đối với 32 quốc gia, trong đó 10 quốc gia bị hạ bậc và 22 quốc gia bị hạ triển vọng. Trong bối cảnh dịch bệnh tại Việt Nam được kiểm soát tốt nhưng còn diễn biến phức tạp trên quy mô toàn cầu, việc S&P xác nhận giữ nguyên định mức và triển vọng tín nhiệm quốc gia của Việt Nam là kết quả đáng ghi nhận, thể hiện niềm tin của tổ chức này vào khuôn khổ thể chế của Việt Nam sẽ tiếp tục thúc đẩy thành tựu phát triển trong trung, dài hạn, góp phần nâng cao mức thu nhập cũng như chất lượng cuộc sống của người dân.
Được biết, Bộ Tài chính cùng các cơ quan liên quan sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ, cập nhật thông tin cho S&P về tình hình kinh tế - xã hội ở Việt Nam./.
Đức Minh
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc lên đường thăm Hàn Quốc
- ·Anh Đào Chí Dũng sáng chế máy làm giá sạch
- ·Cây mía lại lao đao
- ·Trao nhà nghĩa tình cựu chiến binh
- ·Ngân hàng cũng… ‘khóc’?
- ·Tổng thu ngân sách năm 2017 gần 4.200 tỷ đồng
- ·Định hướng cung
- ·Từ nay đến hết năm 2023, khả năng xuất hiện 2 đến 3 cơn bão, áp thấp nhiệt đới
- ·Tình phí...bố thí cho gã họ sở
- ·“Nóng” tôm siêu thâm canh
- ·Lấy chồng kém 14 tuổi? Không bao giờ!
- ·Nỗ lực chống sạt lở ven biển
- ·Bình Long: Công bố dịch bệnh dại chó trên địa bàn phường An Lộc
- ·Hợp tác xã cần một hướng đi
- ·Top những loại rau quả bán chạy nhất năm qua, tiềm năng năm 2024 thế nào?
- ·Đồng Xoài: Người dân tự nguyện hiến đất mở rộng đường
- ·Chủ tịch xã Tân Lộc lên tiếng vụ khai thác đất mặt
- ·Giá cá chét tăng vọt
- ·Đẳng Cấp Phái Đẹp tung ưu đãi khủng tháng 12/2023
- ·Bình Phước tổ chức thành công sự kiện công bố quy hoạch tỉnh