【soi keo valencia】Chủ đề Trung Quốc “nóng” trong bầu cử Mỹ: Tầm nhìn chiến lược hay chiêu bài chính trị?
Thenóngsoi keo valenciao nhà quan sát Josh Rogin nhận định trên Washington Post, cuộc tranh luận tổng thống ngày 29/9 đã cho thấy một thực tế rằng: Cả Tổng thống Trump và ứng viên đảng Dân chủ Joe Biden đều đang cố gắng khai thác vấn đề Trung Quốc vì mục đích chính trị. Nhà quan sát này cũng cho rằng, nước Mỹ cần và xứng đáng những với những điều tốt hơn từ các nhà lãnh đạo trước một chủ đề quan trọng như vậy.
Chủ đề Trung Quốc “nóng” trong tranh cử Tổng thống
Trung Quốc đã được đề cập 13 lần trong suốt 90 phút tranh luận mặc dù chính sách đối ngoại không nằm trong những chủ đề được lựa chọn từ trước. Gần như mỗi khi vấn đề liên quan đến Trung Quốc được nêu ra, các ứng viên đều lên tiếng và đưa ra những nhận định không chính xác về việc này.
Tổng thống Trump cáo buộc cựu Phó Tổng thống Joe Biden đã phản đối lệnh cấm đi lại từ Trung Quốc hôm 31/1. Ông Biden không phản hồi lại lúc đó song đội ngũ trong chiến dịch tranh cử của ông cho biết ông Biden không hề nhắc đến lệnh cấm đi lại khi cựu Phó Tổng thống cáo buộc ông Trump "bài ngoại" 1 ngày sau đó.
Ông Biden cũng cáo buộc một cách thiếu chính xác rằng ông Trump thậm chí đã không yêu cầu Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình để các nhà khoa học Mỹ vào Vũ Hán. Ngay sau đó, ông Trump đã đáp lại rằng: "Sai" để nhấn mạnh nhận định ông Biden đưa ra là không chính xác. Ông Biden cũng cáo buộc ông Trump đã khen ngợi phản ứng trước Covid-19 của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Tổng thống Mỹ thì đánh giá rằng lệnh cấm đi lại với Trung Quốc của ông đã cứu sống hàng triệu người Mỹ, đồng thời gọi Covid-19 là "dịch bệnh Trung Quốc".
Hai ứng viên tiếp tục dùng chủ đề Trung Quốc để công kích và chỉ trích nhau. Ông Biden cho rằng Bắc Kinh đã thực hiện "nghệ thuật ăn cắp" bằng cách đưa ông Trump vào một thỏa thuận thương mại mờ nhạt. Ứng viên đảng Dân chủ đưa ra bình luận rằng thâm hụt thương mại Mỹ - Trung hiện nay đã cao hơn dù điều đó là không đúng sự thật. Tổng thống Trump đã đáp lại rằng: "Trung Quốc đã ăn bữa trưa của ông, Joe ạ", đồng thời nhận định sai lầm rằng Hunter Biden, con trai ông Biden "đã lấy hàng tỷ USD từ Trung Quốc để điều hành công ty".
Chủ đề Trung Quốc đã bị chính trị hóa tới mức các ứng viên dường như nói về việc này chỉ để nhằm công kích đối phương mặc dù 2 bên đều hiểu điều các cử tri thực sự muốn thấy là sự phản ứng đáng kể trước các hành động hung hăng của Trung Quốc mà theo họ, đang ngày càng ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, tài sản kinh tế, tự do và y tế công cộng của Mỹ.
Tầm nhìn chiến lược hay chiêu bài chính trị?
Các cuộc khảo sát đều cho thấy các cử tri Mỹ muốn chính phủ có một chính sách cứng rắn hơn nhưng đồng thời cũng phải mang tính chiến lược hơn với Trung Quốc, đặc biệt là trong đại dịch Covid-19. Sự lan rộng của virus SARS-CoV-2 đã khiến người Mỹ cảnh giác với các hành vi của Trung Quốc. Một số thành viên trong Quốc hội nước này đang cố gắng thiết lập cách thức phản ứng chặt chẽ và thống nhất hơn.
"Vấn đề là những điều Trung Quốc đang làm với chúng ta ảnh hưởng tới từng người dân Mỹ. Covid-19 đã phơi bày cho chúng ta thấy rất nhiều điểm yếu của nước Mỹ", Lãnh đạo phe thiểu số tại Hạ viện Kevin McCarthy đánh giá.
Ngày 30/9, các nghị sĩ đảng Cộng hòa trong Hạ viện Mỹ đã công bố báo cáo đầu tiên về lực lượng tác chiến đối phó với Trung Quốc do ông McCarthy thành lập hồi tháng 5. Lực lượng này tập hợp 15 nghị sĩ nhằm đối phó với thách thức từ phía Trung Quốc trong khi báo cáo trên bao gồm một số khuyến nghị được rút ra từ các dự luật do đảng Cộng hòa và đảng Dân chủ đưa ra. Đảng Dân chủ dự định cũng trở thành một phần của nỗ lực này nhưng Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi đã rút khỏi kế hoạch trên vào đêm trước khi việc này được thông báo, đồng thời nỗ lực đưa đảng Dân chủ tránh tham gia vào lập trường của đảng Cộng hòa với Trung Quốc về mặt chính trị.
Dù vậy, nhiều thành viên đảng Dân chủ quan tâm đến vấn đề an ninh quốc gia vẫn muốn hợp tác với đảng Cộng hòa để đối phó với mối đe dọa từ Trung Quốc. Nghị sĩ Seth Moulton của đảng Dân chủ và nghị sĩ Jim Banks của đảng Cộng hòa, đồng chủ tịch lực lượng tác chiến trong Ủy ban Quân vụ Hạ viện Mỹ đều kết luận rằng: 'Trung Quốc là mối đe dọa đáng kể nhất với Mỹ về kinh tế và an ninh quốc gia trong 20 - 30 năm tới".
Cơ quan tình báo Mỹ cho biết trong quá trình mở rộng những nỗ lực gây ảnh hưởng về chính trị tại Mỹ, chính phủ Trung Quốc muổn ông Trump thất cử bởi nhà lãnh đạo Mỹ là một người "khó đoán". Bắc Kinh cũng luôn thận trọng trong việc thể hiện nước này ủng hộ ứng viên nào. Mặc dù vẫn cần thảo luận chi tiết thêm nhưng chính quyền của ông Biden và bà Harris có lẽ sẽ không thực hiện chính sách với Trung Quốc giống như chính sách dưới thời Tổng thống Obama năm 2016.
Thượng nghị sĩ đảng Dân chủ Christopher A. Coons, người có thể trở thành Ngoại trưởng Mỹ nếu ông Biden đắc cử cho biết, chính quyền của ứng viên này sẽ tập trung "đối phó với Trung Quốc qua việc tạo cơ hội cho mối quan hệ đối tác ở những mặt phù hợp, đồng thời lên tiếng về vấn đề nhân quyền và các hành vi ngày càng quyết đoán, thậm chí hung hăng của Trung Quốc trong khu vực".
Trên thực tế, theo Washington Post, cuộc thảo luận về Trung Quốc bị chính trị hóa hoặc đơn giản hóa hiện nay sẽ làm suy giảm khả năng của Mỹ trong việc đối phó với thách thức từ phía Trung Quốc cũng như hợp tác với các đồng minh sau bầu cử. Ở một mức độ nhất định, 2 ứng viên Tổng thống đều có những tầm nhìn cạnh tranh với nhau về việc đối phó với Trung Quốc nhưng việc họ cần làm là giải thích những điều đó với các cử tri Mỹ. Cuộc tranh luận đầu tiên đã cho thấy các ứng viên dường như ngày càng xa rời một cuộc thảo luận cấp bách thực sự về chiến lược hiện nay của Mỹ với Trung Quốc./.
(责任编辑:World Cup)
- ·Ông Cao Anh Minh làm Tổng Giám đốc Đài truyền hình TP.HCM
- ·Cải cách kế toán công giúp minh bạch thông tin tài chính
- ·Gia Lai: Thành lập tổ công tác đặc biệt để gỡ khó cho doanh nghiệp sau đại dịch Covid
- ·Thông tin về hoạt động thông quan tại các cửa khẩu trong thời gian nghỉ Tết Nguyên đán
- ·Giáo dục tài chính như thế nào để con trẻ biết cách 'cho đi'
- ·Phó Thủ tướng: Ưu tiên giảm giá hơn giảm thời gian thu phí BOT
- ·Bắc Ninh: 10 tháng, thu ngân sách nhà nước đạt 97,4% dự toán năm
- ·Bài 2: Khơi thông dòng chảy nông sản, mở cửa thị trường
- ·Quên giàu sang, gái Thủ đô về làm dâu nông thôn
- ·Ưu tiên nguồn lực tài chính hỗ trợ doanh nghiệp
- ·Bạn đọc ủng hộ: “Em như chết đuối vớ được cọc”
- ·Gặp CEO ACCESSTRADE Đỗ Hữu Hưng
- ·Khuyến khích các cơ quan kết nối, chia sẻ dữ liệu với Cơ sở dữ liệu quốc gia về giá
- ·Chuyển giao vùng trồng dây thìa canh sản xuất thực phẩm hỗ trợ điều trị đái tháo đường
- ·Tin yêu em gửi đảo xa
- ·Các trường hợp phải kiểm tra hồ sơ trước, hoàn thuế sau
- ·Tăng số lượng thuốc sản xuất trong nước đáp ứng yêu cầu về điều trị
- ·Danh tính mặt hàng Việt Nam đã chi gần 12 tỷ USD nhập khẩu gần 2 tháng qua
- ·'Rác văn hóa'
- ·Tiết kiệm chi ngân sách năm 2021 khoảng hơn 20 nghìn tỷ đồng