【trận perth glory】TP.HCM: Dự kiến nhu cầu tiêu thụ 45 triệu lít bia/tháng Tết
Để chuẩn bị nguồn hàng cung ứng Tết Canh Tý 2020,ựkiếnnhucầutiêuthụtriệulítbiathángTếtrận perth glory Sở Công thương phối hợp với các Sở ngành, doanh nghiệpchuẩn bị sản xuất, dự trữ cung ứng cho 2 tháng Tết với tổng giá trị hàng hoá hơn 19.000 tỷ đồng (tăng gần 3,3% so với nguồn vốn chuẩn bị Tết Kỷ Hợi 2019).
Riêng trong tháng cao điểm phục vụ Tết từ ngày 26/12/2019 đến 24/01/2020 (từ ngày 01 đến 30 tháng Chạp Âm lịch), tổng giá trị hàng hoá các doanh nghiệp chuẩn bị là hơn 10.200 tỷ đồng, trong đó, hàng bình ổn thị trường trên 4.000 tỷ đồng.
Lượng hàng hoá được chuẩn bị cho Tết Canh Tý tăng từ 14-17% so với kế hoạch Thành phố giao và tăng từ 21-28% với năm ngoái. |
Lượng hàng hoá nhập bình quân tại 3 chợ đầu mối (Bình Điền, Thủ Đức và Hooc Môn) trên 9.000 tấn/ngày, chủ yếu là nông sản, thịt và thuỷ hải sản. Dự kiến vào thời điểm cận Tết, lượng hàng về chợ sẽ tăng khoảng 80% so với ngày thường, lên đến 15-16.000 tấn/ngày.
Về mặt hàng bánh, mứt, kẹo dự báo nhu cầu tiêu thụ khoảng 19.000 tấn.
Hàng hoá lương thực, thực phẩm thiết yếu cung ứng cho người tiêu dùng trên địa bàn Thành phố từ 3 nguồn chính: Các doanh nghiệp tham gia chương trình bình ổn thị trường chiếm từ 30-40% thị phần, chợ đầu mối chiếm từ 60-70% thị phần, phần còn lại do các doanh nghiệp khác cung cấp.
Năm 2019, Thành phố tiếp tục thực hiện chương trình bình ổn thị trường theo hướng xã hội hoá, không sử dụng vốn ngân sách, với 79 doanh nghiệp tham gia 4 chương trình.
Tổng vốn các ngân hàngđăng ký hỗ trợ doanh nghiệp vay thực hiện chương trình là hơn 19.600 tỷ đồng, lãi suất tương đương năm 2018 (ngắn hạn từ 5,5%-7%/năm, trung và dài hạn từ 9-10%/năm).
TP.HCM hiện có 239 chợ, gồm 3 chợ đầu mối, 14 chợ hạng 1, 52 chợ hạng 2 và 170 chợ hạng 3. Tất cả các đơn vị đang quản lý, khai thác, vận hành hệ thống chợ trên địa bàn Thành phố đều không có yếu tố nước ngoài.
Cùng với đó, có 206 siêu thị, 49 trung tâm thương mại, 2.657 cửa hàng tiện lợi trên địa bàn Thành phố.
Theo Báo cáo của Sở Công thương TP.HCM, xét về tỷ trọng số lượng điểm bán thì các hệ thống siêu thị trong nước như Vinmart, Co.op mart, Satra mart,…đang chiếm ưu thế, với 75% (có 155/206 siêu thị) so với các siêu thị có yếu tố nước ngoài như BigC, Aeon, Lotte,…
57,2% trung tâm thương mại thuộc về doanh nghiệp trong nước cũng như chuỗi cửa hàng tiện lợi trong nước đang chiếm tỷ trọng áp đảo, với 76% so với chuỗi có yếu tố nước ngoài. Cụ thể, 261 cửa hàng Co.op Food, 214 cửa hàng SatraFoods, 694 cửa hàng Vinmart+, 554 cửa hàng Bách hoá Xanh, trong đó, Vinmart+ là chuỗi tăng số lượng cửa hàng nhiều nhất trong 6 tháng đầu năm 2019 với 84 cửa hàng.
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Hối hả chỉnh trang toàn tuyến cao tốc Nghi Sơn
- ·Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”: Phát triển sâu rộng, hiệu quả nâng cao
- ·GRDP của các tỉnh trong Cụm thi đua Đông Nam Bộ trung bình đạt 7%
- ·Xi măng Hướng Dương muốn có thêm mỏ nguyên liệu
- ·Microsoft sẽ mang bàn phím trên Windows Phone tới iPhone
- ·Năng lượng sạch cho phát triển bền vững
- ·Xây dựng đội ngũ lãnh đạo trong sạch, vững mạnh
- ·Xuân Mai Corporation đón đầu công nghệ xây dựng hiện đại
- ·Ngày 5/1: Giá gạo trong nước giảm mạnh
- ·Công an TX.Tân Uyên: Nhanh chóng triệt phá nhiều sòng bạc
- ·Ngày 4/1: Giá heo hơi tăng đến 4.000 đồng/kg tại một số địa phương
- ·Ecoba Việt Nam thiết lập kỷ lục thi công với dự án The Emerald
- ·Chuẩn bị cho đường hoa xuân, chợ hoa xuân
- ·Lộc Ninh dâng hương kỷ niệm 52 năm ngày giải phóng
- ·Thời tiết Hà Nội 22/7: Nắng xuất hiện từ sớm, trời oi nóng
- ·Nông dân giúp nhau phát triển sản xuất, kinh doanh giỏi
- ·Thị đoàn Bến Cát: Tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa đón tết
- ·Nhiều doanh nghiệp tiếp tục tăng giá bán xi măng trong tháng 6/2022
- ·Hà Nội tặng 2 tỷ đồng cho đội tuyển bóng đá nam Việt Nam
- ·Trưng bày chuyên đề Báo chí cách mạng Việt Nam 1925