【keo bong đa net】Viettel Telecom và khát vọng làm cuộc "cách mạng" thứ 2
Giá trị thương hiệu của Viettel tăng hơn 1,àkhátvọnglàmcuộcquotcáchmạngquotthứkeo bong đa net5 tỷ USD trong vòng 1 năm | |
Viettel là nhà mạng đầu tiên hỗ trợ eSim theo chuẩn của Apple | |
Viettel phát sóng trạm 5G đầu tiên tại TPHCM |
Ông Cao Anh Sơn, Tổng Giám đốc Tổng Công ty Viễn thông Viettel (Viettel Telecom) phát biểu tại sự kiện |
Cuộc cách mạng lần 1 - Bình dân hóa điện thoại di động
Viettel Telecom chính thức gia nhập thị trường thông tin di động vào ngày 15/10/2004 với thương hiệu Viettel Mobile và đầu số 098 cùng vốn liếng ít ỏi chỉ đủ để xây dựng hạ tầng di động cho khoảng 3 thành phố. Tuy nhiên, chỉ sau 2 tháng chính thức kinh doanh, Viettel Mobile đã nhận được sự ủng hộ của 100.000 khách hàng- con số mà doanh nghiệp khác phải mất tới 12 tháng mới đạt được.
Với tinh thần “Thần tốc hơn nữa” - “Tràn ngập lãnh thổ” – “Tiến về nông thôn”, chỉ sau 3 năm, Viettel đã vươn lên trở thành doanh nghiệp dẫn đầu về thị phần viễn thông di động và chính thức cán mốc 20 triệu khách hàng vào 1 năm sau đó (2008). Một mạng viễn thông “made by Viettel” thời điểm đó đã phủ khắp mọi miền, từ đất liền tới hải đảo, với quy mô chưa từng có trong lịch sử Việt Nam.
Trong suốt 15 năm qua, Viettel gắn liền với tên tuổi nhà mạng tạo ra sự bùng nổ về viễn thông, công nghệ thông tin, góp phần đưa mật độ thâm nhập di động trên dân số từ dưới 5% vào năm 2004 lên tới trên 100% vào năm 2009. Viettel đã bình dân hóa dịch vụ di động, giúp mọi người dân dù giàu hay nghèo, dù ở thành phố hay nông thôn, thậm chí ở vùng sâu, vùng xa, biên giới hải đảo đều có thể dùng điện thoại di động để liên lạc, học tập nâng cao tri thức, giải trí… Không chỉ đóng góp vào tăng trưởng kinh tế, xóa đói giảm nghèo của đất nước, Viettel còn góp phần quan trọng trong việc đảm bảo thông tin liên lạc cho nhiệm vụ quốc phòng an ninh. Nỗ lực của Viettel được ghi nhận bởi sự ủng hộ của 70 triệu khách hàng trên khắp Việt Nam cùng nhiều giải thưởng trong nước và quốc tế uy tín.
Thiếu tướng Lê Đăng Dũng, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp- Viễn thông Quân đội Viettel cho biết, trong suốt 15 năm qua, Tập đoàn Viettel luôn nói về hai chữ - sáng tạo. Bên cạnh 2 cấp độ sáng tạo vẫn đang làm và làm thường xuyên là sáng tạo để cải cách, giúp tăng năng suất, tăng hiệu quả; Sáng tạo mang tính thay đổi, Viettel còn thực hiện được cấp độ cao nhất của sáng tạo là mang tính đột phá, phá huỷ toàn bộ những khái niệm truyền thống, tạo nên một cái mới, làm thay đổi toàn bộ cuộc sống con người và xã hội. Đó là biến di động trở thành bình dân, phổ cập, ai cũng có thể sở hữu một chiếc điện thoại, thay thế cho mọi hình thức liên lạc cũ.
Cuộc cách mạng lần 2 - Hành trình chuyển dịch số
Thiếu tướng Lê Đăng Dũng, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp- Viễn thông Quân đội Viettel (thứ 3 từ trái qua) cùng các đại biểu bật đèn khởi động hành trình chuyển dịch số của Viettel |
Phát biểu tại sự kiện “Hành trình 15 năm di động Viettel – Chuyển dịch số - Khởi động hành trình mới”, ông Cao Anh Sơn, Tổng Giám đốc Tổng Công ty Viễn thông Viettel (Viettel Telecom) nhấn mạnh, những thành tựu đạt được trong 15 năm qua là tiền đề vững chắc để Viettel Telecom tự tin khởi động một hành trình mới - hành trình chuyển dịch số. Theo đó, Viettel Telecom đặt mục tiêu trở thành một telco số có trải nghiệm khách hàng số 1 tại Việt Nam, tạo ra bùng nổ lần thứ 2 trong lĩnh vực di động nhằm đưa điện thoại thông minh tới 100% người dân và dịch vụ internet kết nối vạn vật – IoT chiếm 50% số lượng thiết bị kết nối tại Việt Nam vào năm 2025. Bên cạnh đó, Viettel Telecom sẽ tiếp tục đầu tư mở rộng vùng phủ 4G, 5G để duy trì vị trí nhà mạng data lớn nhất, tốc độ cung cấp tới người dùng ở mức 1,5 Gbps vào năm 2025, tức là gấp hàng trăm lần tốc độ 4G hiện tại.
Nói về mục tiêu của Viettel Mobile, Thiếu tướng Lê Đăng Dũng bày tỏ tin tưởng sẽ thực hiện được mục tiêu này bởi đã thấy những con số rất tích cực, tiền đề cho nền tảng chuyển đổi số thành công. Cụ thể, tỉ lệ tăng trưởng data trong 3 năm gần đây đều ở mức trên 30%/năm, băng thông và lưu lượng người dùng liên tục tăng cao từ 3-5 lần, số lượng smartphone tăng rất nhanh. Điều ấy có nghĩa là cả xã hội đã sẵn sàng cho công cuộc chuyển đổi số, nhiệm vụ của Viettel là phải nhanh chóng tạo ra các nền tảng và dịch vụ số để đáp ứng yêu cầu đó.
Ngày hôm nay, Viettel đang thực hiện một hành trình sáng tạo mang tính đột phá mới, hành trình hiện thực hoá cuộc sống số, xây dựng xã hội số; chuyển đổi từ nhà khai thác viễn thông truyền thống sang nhà cung cấp dịch vụ số, cung cấp các dịch vụ thực tế ảo, thông minh hoá mọi đồ vật, thay đổi một cách triệt để cách chúng ta đang sống và làm việc. Lúc này mạng viễn thông vẫn là hạ tầng nền tảng, tuy nhiên sự sáng tạo lại là việc tạo ra các dịch vụ số mới, phong phú, thiết thực với con người - Thiếu tướng Lê Đăng Dũng nhấn mạnh.
Ông Cao Anh Sơn cho biết, để thực hiện cuộc cách mạng lần thứ 2. Viettel Telecom sẽ tiếp tục lấy khách hàng làm trung tâm, để cung cấp các dịch vụ số theo chiều rộng, và chiều sâu , như: truyền hình, dữ liệu đám mây, phân tích dữ liệu lớn, IoT, quảng cáo di động... trên nền tảng công nghệ 4G, 5G. Mới đây, Viettel đã phát sóng 5G ở TPHCM, góp phần đưa Việt Nam song hành cùng thế giới, sánh vai cùng các cường quốc năm châu. Đây cũng là nền tảng vững chắc, để Viettel tiếp tục tiên phong trong chuyển dịch số.
Tại sự kiện “Hành trình 15 năm di động Viettel – Chuyển dịch số - Khởi động hành trình mới”, Tổng Công ty Viễn thông Viettel chính thức ra mắt dịch vụ lưu trữ dữ liệu cá nhân trên nền tảng đám mây – Lifebox được tích hợp trên ứng dụng MyViettel và gửi tặng 70 triệu khách hàng của Viettel, mỗi khách hàng 5GB trên kho lưu trữ này. Bên cạnh việc giúp khách hàng dễ dàng lưu lại tất cả các khoảnh khắc, kỷ niệm, trong cuộc sống số của mình, kho dữ liệu đám mây cá nhân Lifebox còn có thể lưu trữ được các dữ liệu khách hàng gửi lên từ các thiết bị IoT của mình (gồm video từ thiết bị camera giám sát an ninh tại hộ gia đình, thông tin lịch sử về nhiệt độ, độ ẩm từ các cảm biến nhiệt độ, độ ẩm tại hộ gia đình hay thiết bị theo dõi chất lượng không khí…) để thuận tiện cho việc truy xuất, theo dõi và phân tích cho các nhu cầu sử dụng. Với dịch vụ lưu trữ đám mây, mục tiêu đến năm 2025 Viettel Telecom sẽ là đơn vị đứng đầu Việt Nam cả về thị phần, tiện ích và mức độ bảo mật. Sẽ có 40 triệu khách hàng sử dụng Cloud hàng ngày không chỉ cho mục đích lưu trữ mà còn là để trải nghiệm các dịch vụ IoT. |
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Chuyên gia chỉ cách tránh “bẫy” lừa đảo bằng công nghệ Deepfake
- ·Tấm lòng thầy tổng phụ trách Đội
- ·Hội thi – hội thao các đài truyền thanh huyện: Nơi giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm
- ·Lộc Ninh: 320 phần quà tặng nạn nhân da cam, người khuyết tật
- ·Nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của hợp tác xã
- ·Tái cơ cấu sản xuất: Từ những cách làm hiệu quả
- ·“Cầu nối” đưa chính sách bảo hiểm đến người dân
- ·Giúp thanh niên nông thôn khởi nghiệp
- ·Long An rà soát chăn nuôi trâu, bò ở địa bàn biên giới
- ·Hướng dẫn giảm nghèo về thông tin ở các xã biên giới, hải đảo
- ·Giá vàng hôm nay 31/10: Vàng thế giới trụ vững gần ngưỡng 2.000 USD/ounce
- ·Cao su Phú Riềng tuyên dương 129 học sinh, sinh viên xuất sắc cấp công ty
- ·Nhiều đóng góp cho ngành thuế
- ·Mái ấm biên cương tặng phụ nữ khó khăn
- ·Tiền người dân gửi ngân hàng liên tục tăng kỷ lục
- ·Những tấm thẻ bảo hiểm nghĩa tình
- ·Xây dựng các khu tái định cư: Chậm vì thiếu vốn
- ·Ngày 3
- ·Khảo sát, đánh giá tình hình sâu năn gây hại trên lúa
- ·Nhiều sửa đổi, bổ sung mới về thuế: Tạo thuận lợi cho doanh nghiệp