【chuyên gia dự đoán】Công nghệ và đổi mới sáng tạo sẽ thúc đẩy năng suất và tăng trưởng kinh tế
Theôngnghệvàđổimớisángtạosẽthúcđẩynăngsuấtvàtăngtrưởngkinhtếchuyên gia dự đoáno Viện Năng suất Việt Nam, cuộc CMCN 4.0 với sự ra đời của công nghệ mới và những sáng tạo có tầm bao phủ rộng đang lan tỏa nhanh chóng và rộng rãi hơn nhiều so với các cuộc cách mạng trước đó. Trong bối cảnh đó, công nghệ và đổi mới sáng tạo sẽ sớm giải phóng để tạo ra sự bùng nổ về năng suất và tăng trưởng kinh tế cao hơn. Quy luật cạnh tranh của nền kinh tế trong CMCN 4.0 sẽ khác với các thời kỳ trước. Để có được lợi thế cạnh tranh, quốc gia phải đi đầu trong đổi mới sáng tạo.
Về chỉ số đổi mới sáng tạo, theo báo cáo Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu GII của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO), năm 2020 Việt Nam đứng thứ 42 trên 131 quốc gia/nền kinh tế, đứng thứ 3 trong khối ASEAN (chỉ sau Singapore và Malaysia). Thứ hạng này đã cải thiện 20 bậc so với xếp hạng năm 2016 và đưa Việt Nam vươn lên xếp thứ nhất trong nhóm 26 quốc gia thu nhập trung bình thấp.
Trong suốt quá trình thực hiện cải cách từ những năm 90 của thế kỷ trước, Việt Nam đã nỗ lực rất nhiều để chuyển đổi hệ thống đổi mới sáng tạo, tìm kiếm con đường tăng trưởng và phát triển bền vững. Theo xu hướng này, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam giai đoạn 2011-2020 đã nhấn mạnh tầm quan trọng của đổi mới sáng tạo và KH&CN.
Chiến lược nêu rõ “Hướng trọng tâm hoạt động khoa học, công nghệ vào phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát triển theo chiều sâu góp phần tăng nhanh năng suất, chất lượng, hiệu quả và nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế. Thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ: nâng cao năng lực, đổi mới cơ chế quản lý, đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ, tăng cường hội nhập quốc tế về khoa học, công nghệ”.
Sau một thập kỷ thực hiện Chiến lược, các chỉ tiêu đầu vào của nghiên cứu và phát triển như số lượng các bài báo khoa học, số bằng sáng chế đã được cải thiện. Năng lực đổi mới, ngoài việc tích lũy kiến thức từ các nghiên cứu và hoạt động sáng chế, còn thể hiện năng lực của một quốc gia khuyến khích sự sáng tạo, sự tương tác và hợp tác giữa các cá nhân và tổ chức, khả năng thương mại hóa các sản phẩm mới. Mặc dù về năng lực cho đổi mới đã được cải thiện nhiều, nhưng các chỉ số vẫn cần được tiếp tục cải thiện để đổi mới, sáng tạo trở thành động lực cho phát triển kinh tế trong giai đoạn tới theo đúng chủ trương đổi mới mô hình tăng trưởng của Việt Nam.
Bằng nỗ lực mở cửa nền kinh tế và thu hút đầu tư nước ngoài, chúng ta đã thành công trong việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế từ các ngành công nghiệp giá trị gia tăng thấp như dệt may sang các ngành công nghiệp có giá trị gia tăng cao như điện tử và viễn thông, công nghiệp chế biến chế tạo. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế đã góp phần cải thiện năng suất trên cả nước, đồng thời cũng là cơ hội cho các doanh nghiệp nội địa hội nhập vào chuỗi giá trị toàn cầu và mở rộng thị trường.
Ảnh minh họa
(责任编辑:Cúp C1)
- ·HAFASCO – Thành viên tập đoàn BRG khánh thành nhà máy dệt Seamless
- ·Phát hiện 19,491m3 gỗ lậu
- ·Cảnh sát cơ động bắt 2 kẻ trộm chó
- ·Đồng Xoài: Truy bắt đối tượng cướp tài sản sau 20 giờ gây án
- ·Chi tiết siêu phẩm Rolls
- ·Xe biển số Lào “lách luật” hoạt động trái phép tại Việt Nam
- ·Hội đồng thẩm phán TAND tối cao không quá 17 người
- ·Trộm vào nhà phá két sắt
- ·Xổ số Vietlott: Xuất hiện chủ nhân của giải Jackpot Mega 6/45 gần 18 tỷ ngày hôm qua?
- ·2 vụ gỗ lậu
- ·3 sinh viên trẻ khởi nghiệp từ món salad, lập nên công ty có giá trị tỷ USD
- ·Quảng Ninh: Bắt giữ gần 2 tấn pháo Trung Quốc nhập lậu
- ·Chơn Thành: Tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho 618 ngàn lượt người
- ·Cảnh sát gây tai nạn làm 9 người thương vong bị phạt 5 năm tù
- ·Chi tiết mẫu crossover cỡ nhỏ của Toyota đắt ngang những chiếc xe Lexus
- ·Vợ chồng trẻ chết trong tư thế treo cổ
- ·Quyền, nghĩa vụ của người phải thi hành án
- ·Cảnh sát giao thông bắt trộm xe mô tô
- ·Câu chuyện về Mẹ thời 4.0
- ·Hộ chiếu phổ thông có thời hạn 10 năm