【bobg da so】TP.HCM: Tìm giải pháp thu hút nhân tài
Nhiều chế độ đãi ngộ
Theo Sở Nội vụ TP.HCM, đề án nhằm mục tiêu xây dựng chính sách đột phá về thu hút và trọng dụng nhân tài nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đặc biệt là nhân lực phát triển khoa học công nghệ chất lượng cao cho TP.HCM.
Đáng chú ý, về chính sách tiền lương, chuyên gia và trí thức sau khi trúng tuyển sẽ được nhận mức trợ cấp ban đầu 100 triệu đồng nếu có học hàm giáo sư, phó giáo sư hoặc trình độ tiến sĩ; người có trình độ thạc sĩ loại giỏi, xuất sắc tốt nghiệp ở nước ngoài được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận. Đồng thời có ít nhất 1 công trình nghiên cứu khoa học được cơ quan thẩm quyền công nhận.
Ngoài ra, chuyên gia còn được hưởng các khoản trợ cấp, phần tăng thêm thu nhập phát sinh từ các hoạt động nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ… của đơn vị, các khoản tiền thưởng, tài trợ. Các chuyên gia, nhà khoa học còn được thành phố xem xét bố trí nhà công vụ, hỗ trợ khoản thuế thu nhập cá nhân, chuyên gia Việt kiều được hỗ trợ thủ tục cấp thị thực Việt Nam, chuyển đổi ngoại tệ và mang ra khỏi Việt Nam, khen thưởng, tôn vinh…
Đề án về thu hút chuyên gia, nhà khoa học và lao động sáng tạo trẻ về công tác ở các sở, ban, ngành, các khu công nghệ cao của TP.HCM giai đoạn 2018-2022 là một trong những đề án nhằm thực hiện Nghị quyết 54 của Quốc hội về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM và được áp dụng tại các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc UBND TP.HCM.
Tuy nhiên, góp ý tại hội nghị, các đại biểu cũng lưu ý các chính sách thu hút người tài bên cạnh chế độ đãi ngộ về tài chính, cần đơn giản thủ tục cũng như tạo ra một hệ sinh thái làm việc hài hòa hơn nữa…
“Tránh dưới thảm đỏ có đinh”
GS, TS. Nguyễn Ngọc Giao, Chủ tịch Liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật TP.HCM cho rằng: "Chúng ta trải thảm, nhưng dưới thảm không chừng có đinh. Thủ tục của mình là những đinh lớn. Một chuyên gia, nhà khoa học ngước ngoài đọc đề án này xong người ta cũng ngại. Trong khi mình nói là thu hút nhân tài, mà bắt họ "phải" nhiều quá rồi mới được tuyển chọn".
Mặt khác, theo GS, TS. Nguyễn Ngọc Giao, không nên phân biệt nhà khoa học trong nước và ngoài nước. Bởi nếu hai nhà khoa học cùng làm trong một cơ quan, một công việc nhưng lương khác nhau thì không ổn thỏa. Phải đối xử như nhau, người làm nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng ít. Chỉ nên khác là hỗ trợ cho nhà khoa học nước ngoài về ăn ở, đi lại.
PGS, TS. Nguyễn Đức Lộc, ĐH Thủ Dầu Một cho rằng vấn đề quan trọng nhất trong thu hút các chuyên gia đầu ngành là việc họ sẽ thu hút được cả một mạng lưới các chuyên gia xung quanh họ. Nếu không được tổ chức thành một mạng lưới, thì sau một thời gian họ sẽ thấy cô đơn, không kết nối được. Ngoài ra, TP.HCM cần xây dựng một hệ sinh thái làm việc hài hòa hơn để thu hút các chuyên gia.
Đồng quan điểm, PGS, TS. Trần Hoàng Ngân, Giám đốc Học viện Cán bộ TP.HCM nhấn mạnh, tài chính cũng cần nhưng người làm khoa học cần nhất là môi trường làm việc. Vì vậy, bên cạnh chế độ đãi ngộ xứng đáng, thành phố cần tạo một cơ chế và môi trường làm việc thuận lợi để các nhà khoa học được tự do sáng tạo, tự do cống hiến.
Ngoài ra, các ý kiến cho rằng ban soạn thảo phải nghiên cứu lại, tách hai nhóm đối tượng là chuyên gia đầu ngành và lao động sáng tạo trẻ với chế độ chính sách khác nhau. GS, TS. Phan Thị Tươi, nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Bách Khoa TP.HCM cho rằng, về quy định tiền lương hàng tháng cho hai nhóm chuyên gia đầu ngành và lao động sáng tạo trẻ, hai nhóm này được tính lương hệ số 9,4 và 8,8, tính ra hơn kém nhau chưa tới 1 triệu đồng. Một chuyên gia và một người xuất sắc mới ra trường mà lương cách nhau như vậy là rất khó chấp nhận.
Theo đề án này, TP.HCM sẽ tổ chức tuyển chọn, sàng lọc thông qua hai vòng: vòng sơ tuyển và sát hạch xét tuyển. Đối tượng dự tuyển thuộc một trong hai nhóm: Nhóm 1: Có tuổi đời và thành tích học tập, thành tích nghiên cứu khoa học đáp ứng yêu cầu tại Điều 2 Nghị định 140/2007/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách thu hút, tạo nguồn cán bộ từ sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ. Nhóm 2: Nếu không thuộc nhóm 1, ứng viên dự tuyển phải có trình độ tiến sĩ hoặc học hàm, học vị giáo sư, phó giáo sư. Nếu chưa phải tiến sĩ thì phải là thạc sĩ loại xuất sắc do các cơ sở trong nước kiểm định đạt tiêu chuẩn bộ GD&ĐT, hoặc tốt nghiệp loại giỏi ở cơ sở nước ngoài được công nhận. Theo đó, thời gian công tác ít nhất năm năm; đáp ứng ít nhất một trong các yếu tố: Chủ trì một đề án, đề tài cấp bộ và tương đương, người Việt Nam ở nước ngoài là một công trình khoa học cấp quốc gia/liên bang; chủ biên ít nhất một sách chuyên khảo cấp quốc gia, quốc tế được hội đồng thẩm định… |
(责任编辑:La liga)
- ·Phát huy giá trị lịch sử trong phát triển du lịch
- ·Họp Ban soạn thảo, Tổ biên tập dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật CLSPHH
- ·Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về TCĐLCL tại Bắc Giang
- ·Tăng mạnh lượng dừa Việt Nam tiêu thụ tại thị trường Trung Quốc
- ·Xuất cấp hơn 1.128 tấn gạo dự trữ quốc gia cho tỉnh Gia Lai dịp Tết Nguyên đán và giáp hạt
- ·Công cụ bố trí mặt bằng góp phần nâng cao năng suất chất lượng, phát huy tối đa nguồn lực
- ·TCVN 8755:2024 về giống cây lâm nghiệp
- ·Ninh Bình: Cải cách hành chính theo hướng số hóa, tinh gọn và hiệu quả
- ·Lịch tạm ngừng cung cấp điện từ ngày 23
- ·VinGroup tài trợ 2 tỷ đồng xây dựng khẩn cấp khu nhà tạm cho người dân Làng Nủ
- ·Ô tô tông sập lan can rồi lao xuống sông Đồng Nai
- ·Vietjet mở bán sớm 2,6 triệu vé Tết 2025, giá chỉ từ 890.000 đồng
- ·TCVN 5603:2023 nguyên tắc chung về vệ sinh thực phẩm
- ·Kinh nghiệm thực tiễn khi áp dụng giải pháp loại bỏ 7 lãng phí trong doanh nghiệp
- ·Người đang sở hữu nhiều ô tô, xe máy thì định danh biển số thế nào?
- ·Đồng Nai: Xuất hiện trứng vịt bất thường
- ·Tiêu chuẩn ISO/IEC 17043
- ·Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn da giày: Kiểm soát chất lượng và mở rộng thị trường xuất khẩu
- ·Mỹ cáo buộc Triều Tiên tiến hành các vụ tấn công mạng từ năm 2009
- ·Tiêu chuẩn hóa trong cuộc sống: Thành công và thất bại