【bảng xếp hạng giải hạng 2 brazil】Nâng cao nhận thức, thống nhất và quyết tâm hành động gỡ “thẻ vàng” của EC đối với hải sản
Chống khai thác IUU: Chấm dứt tình trạng tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài vào năm 2022 Gỡ "thẻ vàng" IUU: Chặn đứng tình trạng khai thác bất hợp pháp |
Địa phương phải vào cuộc quyết liệt
Sau gần 4 năm thực hiện các khuyến nghị của EC về chống khai thác IUU,ângcaonhậnthứcthốngnhấtvàquyếttâmhànhđộnggỡthẻvàngcủaECđốivớihảisảbảng xếp hạng giải hạng 2 brazil Việt Nam vẫn còn rất nhiều vấn đề chưa đạt yêu cầu; không những chưa gỡ được “thẻ vàng” mà còn có nguy cơ bị nâng lên “thẻ đỏ”. Tàu cá tiếp tục vi phạm khai thác hải sản trái phép ở vùng biển nước ngoài – đây là vấn đề lớn, nghiêm trọng.
Ngư dân chưa thực hiện nghiêm việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình theo Luật Thủy sản, đến nay mới đạt 27.628/30.609 tàu cá (90,26%); hơn nữa, còn tình trạng lắp đặt rồi thì lại ngắt kết nối khi đánh bắt. Công tác thực thi pháp luật, xử phạt vi phạm khai thác IUU chưa nghiêm; có địa phương thì xử phạt, có địa phương lại chỉ tuyên truyền, nhắc nhở. Công tác chứng nhận truy xuất nguồn gốc thủy sản chưa bảo đảm độ tin cậy cao…
Cuộc họp nhằm đánh giá tình hình, phân tích nguyên nhân, đưa ra các nhiệm vụ, giải pháp để sớm đạt mục tiêu lớn nhất này, dứt khoát không để bị “thẻ đỏ”, thúc đẩy phát triển ngành thủy sản đi đúng hướng (ảnh Cổng Thông tin điện tử Chính phủ) |
Nguyên nhân chủ quan và khách quan, nhưng nguyên nhân chính là lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện, quản lý nhà nước ở các cấp, các ngành, nhất là ở cơ sở chưa chặt chẽ, nghiêm minh. Công tác kiểm tra, giám sát và tuyên truyền, vận động chưa tốt. Một bộ phận người dân có lúc chưa có ý thức, trách nhiệm tốt trong thi hành các quy định liên quan đến khai thác thủy sản.
Nhiều địa phương nắm chắc các chủ trương, đường lối, chính sách, quy định về khai thác IUU, nhưng cũng có những nơi chưa nắm chắc các nội dung này dẫn đến việc quản lý, tổ chức và tuyên truyền cho người dân thực hiện chưa tốt. Ông Đường Hữu Lý- Bí thư xã Bình An, huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang- thừa nhận “xã mới nắm được một phần”.
Trong khi đó, ông Phạm Trần Ninh- Chủ tịch UBND thị trấn Long Hải, huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu- cho biết, chính quyền các cấp đã phối hợp với các cơ quan như bộ đội biên phòng, ban tuyên giáo… tổ chức quán triệt, tuyên truyền, phát tờ rơi tới từng hộ dân có phương tiện đánh bắt hải sản, các hộ này đã làm giấy cam kết không vi phạm. Từ thực tế địa phương, ông Phạm Trần Ninh cho biết một số người dân không biết rõ biên giới trên biển hoặc ý thức chấp hành pháp luật chưa cao nên vi phạm. Ông Phạm Trần Ninh cho rằng, các quy định, công cụ quản lý cơ bản đầy đủ nhưng điều quan trọng là nhận thức của người dân, nếu người dân hiểu rõ quy định, đặt lợi ích chung của ngành thủy sản và của cộng đồng lên trên thì họ sẽ chấp hành rất tốt. Nếu người dân không vi phạm, thì việc xuất khẩu sẽ thuận lợi, bảo đảm lợi nhuận cho chính ngư dân.
Ông Trần Quốc Khánh - Thứ trưởng Bộ Công Thương - nhấn mạnh, những vi phạm của một bộ phận ngư dân đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng không chỉ đến môi trường mà còn tới sinh kế của hàng triệu ngư dân khai thác hải sản hợp pháp và các doanh nghiệp Việt Nam. Do đó, các địa phương phải nhận thức rõ điều này để thực hiện nghiêm các giải pháp.
Đưa hoạt động khai thác thủy sản trở lại lành mạnh
Ngành thủy sản đã trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn với sản lượng khoảng 9 triệu tấn, xuất khẩu đạt từ 8,5 đến 9 tỷ USD mỗi năm. Theo chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam, đến năm 2030, sản lượng thủy sản đạt 10 triệu tấn với kim ngạch xuất khẩu khoảng 14 đến 16 tỷ USD. Sự hiện diện và hoạt động của ngư dân trên các vùng biển đã giải quyết việc làm, sinh kế cho khoảng 1 triệu ngư dân và 4 triệu người liên quan; góp phần phát triển ngành thủy sản, nâng cao đời sống nhân dân, phát triển kinh tế xã hội đất nước, góp phần quan trọng vào bảo vệ an ninh, chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính: Đưa hoạt động khai thác hải sản trở lại lành mạnh, thúc đẩy ngành thủy sản phát triển đúng hướng (ảnh Cổng Thông tin điện tử Chính phủ) |
Để tháo gỡ “thẻ vàng” của EC, phát biểu kết luận cuộc họp, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu rõ mục tiêu chậm nhất trong năm nay, tức là còn 4 tháng nữa, phải chấm dứt tình trạng vi phạm nêu trên.
Thủ tướng yêu cầu Ban Chỉ đạo quốc gia về chống khai thác IUU phải hoạt động mạnh mẽ, quyết liệt hơn, thường xuyên đôn đốc, kiểm điểm công việc, giám sát, kiểm tra. Các địa phương phải tổ chức quản lý, hướng dẫn ngư dân thực hiện nghiêm túc, hiệu quả đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước về khai thác, đánh bắt thủy sản.
Đồng thời giao Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với các ban, bộ, ngành và địa phương thực hiện tốt hơn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao trên biển. Bộ Ngoại giao chủ trì, phối hợp với các ban, bộ, ngành có liên quan tham mưu, đề xuất rõ ranh giới cho phép tàu cá hoạt động khai thác hải sản tại các khu vực vùng biển chồng lấn, tranh chấp. Tăng cường công tác nắm tình hình tại các nước bắt giữ, xử lý tàu cá Việt Nam, phối hợp với nước sở tại thu thập thông tin, hồ sơ bằng chứng tàu cá vi phạm để kịp thời trao đổi với cơ quan chức năng trong nước củng cố hồ sơ, bằng chứng tàu cá vi phạm, xử phạt nghiêm theo quy định của pháp luật. Đồng thời, đấu tranh, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của công dân Việt Nam.
Bộ Công an chỉ đạo tập trung điều tra, củng cố hồ sơ, xử lý dứt điểm các đường dây môi giới, móc nối đưa tàu cá, ngư dân Việt Nam đi khai thác hải sản trái phép ở vùng biển nước ngoài. Thủ tướng yêu cầu trong năm 2021, khởi tố hình sự một số vụ việc vi phạm để răn đe, làm gương trên cơ sở quy định pháp luật.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì đề xuất hoàn thiện thể chế, khung pháp lý, nâng cao tính răn đe để người dân có ý thức hơn. Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan và các địa phương tổ chức triển khai đầu tư, đẩy mạnh số hóa, nâng cấp cơ sở hạ tầng nghề cá, quản lý, khai thác hiệu quả thiết bị giám sát hành trình tàu cá, hỗ trợ ngư dân….
Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính ưu tiên, cân đối, bố trí hợp lý nguồn vốn cho phát triển hạ tầng nghề cá, nhất là bến cảng, khu neo đậu cho ngư dân khi bão gió, thiên tai; đầu tư hạ tầng số để quản lý thật tốt; thực hiện các nhiệm vụ liên quan đề án phòng, chống khai thác IUU, gỡ “thẻ vàng”…
Các địa phương khẩn trương hoàn thành việc lắp đặt thiết bị VMS, đánh dấu tàu cá, đặc biệt là tại các tỉnh Quảng Trị, Trà Vinh, Quảng Ninh, Hà Tĩnh… Kiểm soát chặt chẽ tàu cá ra vào cảng; giám sát sản lượng thủy sản bốc dỡ qua cảng; thực hiện công tác xác nhận, chứng nhận nguồn gốc thủy sản theo đúng quy định của pháp luật,… Những địa phương để xảy ra nhiều vi phạm như Bình Định, Bà Rịa - Vũng Tàu, Cà Mau… đặc biệt là Kiên Giang cần phối hợp chặt chẽ với Bộ Quốc phòng và các ban, bộ, ngành liên quan triển khai quyết liệt hơn nữa, mạnh mẽ hơn nữa, chặt chẽ hơn nữa các giải pháp để ngăn chặn, xử lý dứt điểm tàu cá địa phương vi phạm vùng biển nước ngoài.
Ngoài các biện pháp nêu trên, Thủ tướng yêu cầu cần tiếp tục tăng cường hơn nữa công tác thông tin, tuyên truyền về chống khai thác IUU cả trong nước và ngoài nước để nâng cao nhận thức của người dân và khẳng định quyết tâm, nỗ lực của Việt Nam trên trường quốc tế về cam kết ngăn chặn, loại bỏ khai thác IUU, gỡ “thẻ vàng” của EC; nâng cao ý thức trách nhiệm, sự vào cuộc quyết liệt hơn nữa của các cơ quan, đơn vị trong thực thi nhiệm vụ.
“Nâng cao nhận thức, thống nhất và quyết tâm hành động, tổ chức thực hiện thật tốt, hướng dẫn nhân dân cùng làm để chậm nhất cuối năm nay, các hiện tượng vi phạm, tiêu cực chấm dứt, cùng EC gỡ "thẻ vàng", đưa hoạt động khai thác thủy sản trở lại lành mạnh, phù hợp luật pháp, thông lệ quốc tế, phù hợp lợi ích chính đáng của đất nước ta nói chung và của ngư dân nói riêng”, Thủ tướng nhấn mạnh.
(责任编辑:La liga)
- ·Đánh thuế bất động sản: Triệt nạn đầu cơ nhưng cần hài hòa lợi ích
- ·HSBC có giá trị thương hiệu lớn nhất thế giới
- ·Bàn giao tàu container sức chở 1730 TEU
- ·Trò quái dị lừa loạt trai trẻ ham vào nhà nghỉ phục vụ quý bà
- ·Chuyên gia dự đoán 17 xu hướng truyền thông xã hội hàng đầu 2017
- ·Khởi tố vụ Nguyễn Xuân Đường chiếm đóng Công ty Lâm Quyết
- ·Gã đàn ông ở Bình Dương hiếp dâm con riêng và cháu gái của vợ hờ
- ·Mâu thuẫn trên mạng, hai thiếu nữ rủ người mang hung khí hỗn chiến
- ·Phuơng pháp đầu tư tập trung có phù hợp cho nhà đầu tư trong năm 2025?
- ·Kết luận điều tra vụ 200 côn đồ áo cam gây náo động Sài Gòn
- ·Nigeria: Giẫm đạp ngoài một cơ sở phân phát gạo, 22 người thiệt mạng
- ·Người đàn ông đâm gục 3 mẹ con tình nhân trong phòng trọ
- ·Hai thiếu niên tông gãy chân, tay CSGT ở Vĩnh Phúc bị khởi tố
- ·Mở rộng áp dụng chế độ doanh nghiệp ưu tiên
- ·Xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ 2025: Triển vọng tích cực
- ·Đường dây làm thẻ ngành công an, giấy tờ giả cực lớn ở Sài Gòn
- ·Kẻ mặc đồng phục Grab xông vào cướp ngân hàng ở Hà Nội
- ·Bắt chủ tịch hội đồng quản trị, giám đốc công ty thủy sản ở bạc liêu
- ·'Thương chi lạ' mời gọi mỗi người hãy sống chậm, cảm nhận và yêu nhau
- ·Xét xử vụ Sabeco bị khách hàng khởi kiện đòi 1 triệu USD