会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【tỷ số giải hạng anh】Giải mã bức bình phong miếu cây thị làng cổ Phước Tích!

【tỷ số giải hạng anh】Giải mã bức bình phong miếu cây thị làng cổ Phước Tích

时间:2024-12-23 22:14:27 来源:Nhà cái uy tín 作者:Thể thao 阅读:798次

Phía trước miếu có khắc 3 chữ  Hán “Hiển Linh Miếu” bằng lối đại triện. Tường miếu bên trong có khắc một chữ "Thọ" theo lối đại tự. Miếu không ghi niên đại xây dựng mà chỉ ghi thời điểm trùng tu: “Tự Đức Tân Tỵ trọng xuân thượng hoán”,ảimãbứcbìnhphongmiếucâythịlàngcổPhướcTítỷ số giải hạng anh nghĩa là miếu từng được trùng tu vào thượng tuần tháng hai, năm Tân Tỵ dưới thời vua Tự Đức (1881). Bình phong miếu trang trí hình chim phụng đắp nổi, có gắn những mảnh sứ cổ có chữ "song hỷ". Hai bên phù điêu chim phụng là hai ô hộc tạo hình chữ song hỷ. Phụng là biểu tượng gắn với các đền miếu thờ nữ thần, thờ cô, bà… Bình phong miếu cây thị có đắp nổi hình chim phụng cho ta biết, đây là một đền thờ nữ thần. Song hình tượng chữ song hỷ xuất hiện nơi thờ thần là vấn đề cần tìm hiểu.

Bức bình phong thuộc miếu cây thị ở làng Phước Tích

Chữ “song hỷ”, theo tích ở Trung Quốc, Vương An Thạch (đỗ tiến sĩ năm 1004, làm đến chức Tể tướng thời Bắc Tống) trên đường đến kinh đô ứng thí, đi ngang qua một nhà viên ngoại đang tổ chức lễ mừng thọ. Viên ngoại họ Mã, có một cô con gái đến tuổi lấy chồng. Nhân đó, viên ngoại viết lên đèn kéo quân một vế đối để thách đối kén rể với nội dung: “Tẩu mã đăng, đăng tẩu mã, đăng tức mã đình bộ” (Ngựa chạy theo đèn, đèn chạy theo ngựa, đèn tắt, ngựa dừng chân). Vương An Thạch ghé đọc vế đối, cho là dễ, nhưng vì gấp rút đi thi nên không dự cuộc thách đối. Khi nhập trường thi, Vương An Thạch nhanh chóng làm bài và nộp quyển sớm. Quan chủ khảo xem qua, thấy lời lẽ trình bày trôi chảy, khúc chiết, có ý lấy đỗ, nên tiếp tục thử tài Vương An Thạch. Nhân ở sân trường thi có một lá cờ lớn, thêu hình con hổ, chủ khảo liền ra vế đối: “Phi hổ kỳ, kỳ phi hổ, kỳ quyển hổ tàng thân (Hổ bay theo cờ, cờ bay theo hổ, cờ cuốn, hổ ẩn mình). Vế đối ở nhà viên ngoại lại ngẫu nhiên trùng hợp với vế đối của quan chủ khảo vừa ra nên Vương An Thạch đọc ngay vế đối ở nhà viên ngoại để đối lại vế đối của quan chủ khảo, khiến ông ta phải phục tài ứng đối mau lẹ của Vương An Thạch.

Trên đường trở về quê nhà để chờ kết quả kỳ thi, Vương An Thạch đi ngang qua nhà Mã viên ngoại, người nhà viên ngoại nhận ra Vương là người đã từng nói vế đối dễ, nên mời vào nhà trình với Mã viên ngoại. Viên ngoại yêu cầu Vương An Thạch đối. Vương lại lấy vế đối của quan chủ khảo rồi đọc thành câu đối: "Tẩu mã đăng, đăng tẩu mã, đăng tức mã đình bộ; Phi hổ kỳ, kỳ phi hổ, kỳ quyển hổ tàng thân". Mến tài ứng đối của chàng Vương, viên ngoại ngỏ ý gả con gái cho chàng. Vương An Thạch cũng nghĩ đây là chuyện trời định nên ưng thuận kết hôn cùng con gái viên ngoại. Đang lúc tổ chức hôn lễ thì có tin bảng vàng đề danh Vương An Thạch đỗ Tiến sĩ. Hai việc vui mừng của đời người cùng đến trong một lúc: Thi đỗ và cưới vợ. Vương An Thạch bèn hứng chí ngâm nga: "Vận may đối đáp thành song hỷ/ Cờ hổ, đèn quân kết vợ chồng". Sau đó, lấy giấy viết hai chữ hỷ treo lên, mừng cho việc: đại đăng khoa (thi đỗ) và tiểu đăng khoa (lấy vợ).

Ngày xưa, người dân Phước Tích chuyên nghề làm gốm. Sản phẩm gốm làm ra phải tự mang đi tiêu thụ khắp vùng bằng đường bộ hoặc đường thủy. Thậm chí có khi năm hết tết đến, nhưng nhiều người vẫn còn rong ruổi bán hàng ở các chợ xa, không kịp về nhà đón tết. Có nhiều thanh niên mải mê với nghề nghiệp, quên cả chuyện lương duyên. Con gái trong làng thì thông cảm, chứ nếu là người yêu ngoài làng nhiều khi bị trách móc: "Ngày 30 anh không đi tết/ Ngày mồng một anh chẳng viếng đến bàn thờ/ Hiếu trung chi anh nữa mà đợi chờ cho uổng công". Đến lúc ấy, chàng trai Phước Tích mới lên tiếng phân bua: "Ngày 30 anh ở chợ Cần chợ Kệ/ Sáng mồng một còn ở Thủ Lễ, Hạ Lang/ Hiếu trung bên anh anh cũng bỏ, huống chi bên nàng nàng ơi".

Khi trong nhà bắt đầu có chút của ăn của để, những người thợ gốm Phước Tích lại cố gắng cho con cái ăn học để mong đỗ đạt thành tài, nở mày nở mặt với thiên hạ. Trước khi con cháu đi thi, họ đều sắm sửa mâm lễ vật mang ra cúng ở miếu cây thị để cầu được thi đỗ. Mặc dù trong làng chưa có ai đỗ đạt cao, làm chức lớn ở triều đình, nhưng hầu như dòng họ nào cũng có nhiều người đỗ tú tài, cử nhân. Dân làng Phước Tích tự hào về thành tích đỗ đạt của con dân trong làng bằng câu nói vui: "Tú tài lấy triêng mà gạt/ Cử nhân lấy trạc mà khiêng" (triêng: đòn gánh; trạc: là dụng cụ khiêng đất, gồm một tấm đan bằng nan tre dày, buộc hai đòn tre hai bên để hai người cùng khiêng). Người ta thường dùng cái ống tre ngắn để gạt phần thóc thừa khi đong thóc bằng đấu, nhưng ở Phước Tích, quá đông người đỗ tú tài nên phải dùng đòn gánh mà gạt để đếm số lượng. Ngày xưa, làng nào có người đỗ cử nhân, là một vinh dự lớn, dân làng phải dùng kiệu để đón rước. Phước Tích có nhiều người đỗ cử nhân, không đủ kiệu, nên phải dùng trạc khiêng đất để đón các vị tân khoa cử nhân.

Từ xưa đến nay, Phước Tích là một làng có truyền thống hiếu học ở Thừa Thiên Huế. Phước Tích còn nổi tiếng là “làng giáo”; tính đến nay, làng có đến vài ba trăm người làm nghề dạy học trên khắp cả nước. Nhiều người có học hàm, học vị cao trong ngành giáo dục và nhiều ngành khác. Có lẽ khi tạo lập bình phong miếu cây thị, người dân Phước Tích đã đưa biểu tượng song hỷ vào đây với ý cầu mong nữ thần phù hộ cho con dân trong làng luôn đỗ đạt, gặp may mắn và hạnh phúc trong hôn nhân gia đình.

Bài, ảnh: Nguyễn Thế

(责任编辑:World Cup)

相关内容
  • Nông nghiệp tuần hoàn: Xu hướng phát triển bền vững
  • Giá vàng SJC và USD trong nước tiếp tục giảm nhẹ
  • Tâm sự gia đình, bỏ mặc con gái sau ly hôn, về già bố tìm tôi nhờ giúp đỡ
  • Bố đưa con đi phượt suốt 1 tháng để cai điện thoại
  • Thủ thuật khắc phục đơn giản Bluetooth bị lỗi trên điện thoại iPhone
  • Phần lớn doanh nghiệp Việt không bán phá giá lốp ô tô sang Hoa Kỳ
  • Tồn kho bất động sản vào khoảng 3.300 căn
  • Diện tích thứ 3, năng suất đứng đầu, xuất khẩu cà phê vẫn gặp khó
推荐内容
  • Kỷ niệm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh: Tháng Năm nhớ Bác!
  • Nợ nần chống chất, không bỏ được 4 thứ này đừng mong thoát nợ
  • 2 vạn khách hàng ‘cháy’ cùng Lễ hội Bia Hà Nội 2019
  • Kiểm tra dự án thu phí không dừng trên toàn quốc
  • Thủ tướng: Thổi luồng gió mới, quyết tâm mới khắc phục khó khăn, vươn lên mạnh mẽ
  • Tâm sự của người vợ có chồng ngoại tình với giúp việc