【đội hình psg gặp rennes】FDI: Cơ hội mới trong kỷ nguyên mới
FDI vẫn là “ốc đảo”
Tại Hội nghị 30 năm thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) tại Việt Nam với chủ đề “Tầm nhìn và cơ hội mới trong kỷ nguyên mới” diễn ra ngày 4/10 tại Hà Nội,ơhộimớitrongkỷnguyênmớđội hình psg gặp rennes Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng khẳng định, kinh tế Việt Nam có được những thành tựu phát triển vượt bậc như ngày hôm nay có sự đóng góp không nhỏ của khu vực đầu tư nước ngoài. Bắt đầu thu hút FDI từ năm 1988, 30 năm qua vốn FDI đã góp phần quan trọng đưa Việt Nam từ một nước kém phát triển trở thành một nước có thu nhập trung bình, có vị thế ngày càng cao trên trường quốc tế. Đến nay, khu vực đầu tư nước ngoài đã trở thành một bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế. Hiện cả nước có 26.500 dự án đầu tư nước ngoài còn hiệu lực, với tổng vốn đăng ký 334 tỷ USD và tổng vốn thực hiện khoảng 184 tỷ USD. Vốn đầu tư nước ngoài thực hiện chiếm tỷ trọng trung bình 18-25% trong tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội. Về kinh tế, đầu tư nước ngoài đóng vai trò là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Việt Nam, đóng góp từ 9,3% năm 1995 lên 19,6% năm 2017 vào GDP của cả nước. Tỷ trọng thu ngân sách nhà nước từ khu vực đầu tư nước ngoài tăng đáng kể. Theo báo cáo của Bộ Tài chính, năm 2012 khu vực này đóng góp vào ngân sách hơn 83 nghìn tỷ đồng, năm 2013 là hơn 113 nghìn tỷ đồng, năm 2014 là 123 nghìn tỷ đồng và năm 2016 là 161 nghìn tỷ đồng.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc: Thu hút đầu tư nước ngoài là quyết định đúng đắn của Đảng, Nhà nước “Các nhà đầu tư nước ngoài mang vốn, công nghệ vào nước ta nhìn chung là rất quý, nhưng có tranh thủ được nguồn lực này cho phát triển, nâng cao quốc lực của đất nước là trách nhiệm của chúng ta. Điều này đòi hỏi các giải pháp đồng bộ, tổng thể, có quyết tâm cao trong thời gian tới. Dù có nhiều hạn chế, tồn tại cần khắc phục, hoàn thiện, nhưng tổng kết 30 năm thu hút FDI có thể khẳng định, thu hút đầu tư nước ngoài là quyết định đúng đắn của Đảng, Nhà nước. Khu vực đầu tư nước ngoài là một bộ phận hữu cơ của nền kinh tế Việt Nam và đang đồng hành cùng lớn lên với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Các doanh nghiệp có vốn FDI là những thành viên tích cực trong đại gia đình các DN Việt Nam. Việt Nam tự tin và tiếp tục thực hiện nhất quán chủ trương hợp tác đầu tư nước ngoài. Sau 30 năm thu hút FDI, nay Việt Nam thực hiện chính sách “hợp tác đầu tư nước ngoài” với nội hàm mở rộng hơn. Hợp tác đầu tư nước ngoài không chỉ là thu hút đầu tư nước ngoài mà là hợp tác cả về quản lý, kết nối, đầu tư mua lại, sáp nhập lẫn nhau, đặc biệt hợp tác bảo vệ môi trường, bảo vệ người lao động, bảo đảm các lợi ích xã hội. Hợp tác đầu tư nước ngoài là mang tính chủ động, có sự bình đẳng, lựa chọn, không phải nhà đầu tư nước ngoài mang gì vào ta chấp nhận nấy và điều quan trọng là có lựa chọn, dần thoát khỏi gia công, lắp ráp đơn thuần, nâng tầm trình độ sản xuất, nâng cao tính tự chủ của nền kinh tế quốc gia”. Việt Nam mong muốn nâng cao hiệu quả hợp tác dầu tư nước ngoài, mang lại lợi ích cho nhà nước, nhà đầu tư và toàn xã hội và bảo vệ môi trường. Thúc đẩy mạnh liên kết giữa DN FDI và DN trong nước. Phát triển công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp quy mô lớn, công nghệ chất lượng cao gắn với liên kết chuỗi giá trị, toàn cầu. Khuyến khích đầu tư nước ngoài vào công nghệ cao, thân thiện môi trường, sử dụng hiệu quả nguồn lực tài nguyên, lao động, tiết kiệm năng lượng, phát triển bền vững, sản phẩm có giá trị gia tăng thông qua tỷ lệ nội địa hóa cao. Đồngthời thu hút các dự án FDI có công nghệ mới tiếp cận cách mạng công nghiệp 4.0, tạo giá trị gia tăng hơn. Xuất phát từ thực tiễn của đất nước, chúng ta tiếp tục thu hút vốn FDI để giải quyết lao động, việc làm ở các vùng nông thôn, miền núi. Còn khu vực thành phố phát triển, thị xã thì ưu tiên thu hút đầu tư kỹ thuật tiên tiến, công nghệ cao… Đây là quan điểm nhân văn của phát triển bền vững, bao trùm, chia sẻ thành quả phát triển với mọi người dân. Chúng ta cần hợp tác với các tập đoàn đa quốc gia, các nhà đầu tư có công nghệ mới, sáng tạo, chuỗi cung ứng quốc tế, hình thành và phát triển cụm liên kết ngành, theo từng chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu. Thúc đẩy DN trong nước, DN FDI liên kết với các tập đoàn đa quốc gia, từng bước tham gia các công đoạn có giá trị gia tăng cao hơn, phù hợp với lợi thế của vùng, địa phương". H.Anh (lược ghi) |
Tuy nhiên, bên cạnh những đóng góp to lớn nêu trên, thu hút FDI trong 30 năm qua vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập. Tại hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, dù “vui và tự hào về thành tựu to lớn”, song Thủ tướng cũng thẳng thắn yêu cầu phải “nhìn thẳng vào hạn chế, tồn tại, thua thiệt”. Theo đó, khu vực FDI cơ bản đang dùng công nghệ trung bình, trung bình tiên tiến so với khu vực. Chưa có nhiều tập đoàn đa quốc gia trong các lĩnh vực sử dụng công nghệ cao, công nghệ nguồn. Liên kết giữa khu vực FDI và khu vực trong nước và chuyển giao công nghệ chưa đạt như kỳ vọng, chủ yếu là gia công lắp ráp, tỷ lệ nội địa hóa trong một số ngành thấp, giá trị gia tăng trên một đơn vị sản phẩm không cao. Một số dự án FDI tiêu tốn năng lượng, tài nguyên, gây ô nhiễm môi trường; còn có biểu hiện báo lỗ - chuyển giá, đầu tư chui...
Báo cáo của Bộ Tài chính cũng cho biết thêm, một trong những hạn chế đó là nhiều DN FDI vẫn đang trong tình trạng thua lỗ, tỷ lệ DN có vốn FDI báo lỗ và lỗ mất vốn năm 2016 giảm so với số liệu của 2015 những vẫn cao hơn các năm 2012, 2013, 2014.
Về hạn chế của khu vực FDI, chuyên gia kinh tế Huỳnh Thế Du, Đại học Fubright Việt Nam cho rằng, vấn đề lớn nhất đối với FDI nhìn từ góc độ của Việt Nam là hầu hết các DN hay ngành sản xuất đều như các “ốc đảo”, FDI chưa thực sự bám rễ, tạo sự lan tỏa và hình thành các cụm ngành có khả năng cạnh tranh cao. Trong bối cảnh các DN trong nước chưa thực sự tạo được chỗ đứng vững chắc trên thị trường quốc tế thì Việt Nam vẫn chưa thể bước lên nấc thang giá trị cao hơn, trong khi ngày càng phụ thuộc nhiều vào khu vực FDI. Cùng với đó, chuyên gia này cũng chỉ ra 7 thách thức lớn của Việt Nam trong thu hút FDI, trong đó ông nhấn mạnh, hoạt động lắp ráp điện tử, hàng công nghệ dường như chỉ là sân chơi của DN FDI, sự gắn kết của các DN trong nước với các "con sếu đầu đàn" như Samsung, Intel, Canon… là rất thấp. Xuất phát từ những hạn chế nêu trên, theo các chuyên gia, đã đến lúc Việt Nam cần định hướng lại chiến lược thu hút FDI trong thế hệ mới.
Ưu đãi cần đi vào thực chất
Ông Bruno Angelet, Trưởng phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam cho rằng, sau 30 năm tăng trưởng kinh tế nhanh chóng, Việt Nam cần nguồn vốn đầu tư “chất lượng hơn”, mang lại nhiều giá trị hơn cho đất nước. Khẳng định nguồn vốn đầu tư từ EU có thể giúp đem lại điều đó cho Việt Nam, nhưng ông cũng thẳng thắn thừa nhận, tiềm năng đầu tư FDI của EU vào Việt Nam hiện nay vẫn chưa được khai thác tối ưu. Trong 10 năm qua EU mới chỉ đầu tư hơn 22 tỷ USD vào Việt Nam.
Ông Bruno Angelet khuyến cáo: Hiện ưu đãi thu hút FDI của Việt Nam chủ yếu tập trung cắt giảm thuế quan, ưu đãi lãi suất và miễn giảm thuế NK. Việc thu hút FDI đổi mới, có trình độ công nghệ cao lại đòi hỏi có các công cụ và chính sách đầu tư phức tạp hơn. “Trong bối cảnh hiện nay, minh bạch là yếu tố chủ chốt để nhà đầu tư có thể nắm rõ hơn quy định, quy trình cần tuân thủ. Môi trường kinh doanh bình đẳng, minh bạch, ổn định và có thể tiên liệu nằm trong số ưu tiên hàng đầu của nhà đầu tư đến từ EU”, ông Bruno Angelet nói.
Chuyên gia kinh tế Huỳnh Thế Du lưu ý, một vấn đề hết sức quan trọng với Việt Nam đó là cần giảm thiểu tình trạng “cạnh tranh xuống đáy” giữa các địa phương trong thu hút FDI. Việt Nam cần xem xét chính sách chỉ ưu đãi một lần đối với DN FDI khi vào Việt Nam chứ không nên duy trì tình trạng đã được ưu đãi ở địa phương này nhưng sang địa phương khác vẫn được ưu đãi như đầu tư mới. Tuy nhiên, chuyên gia này cũng cho rằng, đây và “vấn đề hóc búa” trong cạnh tranh toàn cầu thu hút FDI.
Về định hướng chính sách ưu đãi thuế thu hút FDI thời gian tới, Bộ Tài chính cho rằng, chính sách ưu đãi thuế cho khu vực FDI cần đảm bảo hiệu quả và mục tiêu đề ra, xây dựng chính sách ưu đãi cần được xem xét trong bối cảnh phát triển kinh tế tổng thể của Việt Nam. Việc ban hành chính sách mới, trong đó có chính sách ưu đãi cần tuân thủ nguyên tắc cam kết mà Việt Nam đã tham gia cam kết với các tổ chức quốc tế. Theo đó, mặc dù cần thực hiện các giải pháp nhằm thúc đẩy thu hút FDI, việc xây dựng các chính sách ưu đãi cần đảm bảo mục tiêu công bằng, không có sự phân biệt đối xử với DN FDI. Bên cạnh đó, cần hoàn thiện chính sách ưu đãi về đất đai theo hướng rà soát lại pháp luật về đất đai để đảm bảo đồng bộ giữa pháp luật về đất đai, pháp luật về đầu tư và các chính sách khác của Nhà nước. Việc ưu đãi cần đi vào thực chất và chỉ nên thực hiện với những dự án đầu tư vào lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế, kỹ thuật, cơ sở hạ tầng xã hội, bảo vệ môi trường, đầu tư vào địa bàn khó khăn…
Định hướng về thu hút FDI thế hệ mới, Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh: Cần hoàn thiện khung pháp luật liên quan đến đầu tư, trong đó có thực hiện chủ trương hợp tác đầu tư nước ngoài có ưu tiên, chọn lọc gắn với mục tiêu nâng tầm trình độ nền kinh tế, xây dựng nền kinh tế tự chủ. Thủ tướng nhấn mạnh, từ tư duy thụ động, bị nhà đầu tư nước ngoài vào “mua”, nay phải chuyển sang các DN trong nước có thể chủ động “mua” lại các DN FDI tại Việt Nam để tiếp thu thị trường, kênh phân phối, làm chủ công nghệ, quản lý và phát triển các sản phẩm quốc gia. “Cần tiếp tục hoàn thiện chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư trên nguyên tắc gắn với cơ chế kiểm tra, giám sát để đảm bảo doanh nghiệp FDI thực hiện đúng cam kết đầu tư, tuân thủ đúng tiêu chí, điều kiện hưởng ưu đãi”, Thủ tướng nói.
Thủ tướng cũng cho biết, sau khi Bộ Kế hoạch và Đầu tư hoàn thiện báo cáo tổng kết 30 năm thu hút đầu tư nước ngoài, trình Chính phủ, Chính phủ sẽ báo cáo Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết mới về Định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài đến năm 2030. Trên cơ sở đó, Chính phủ sẽ ban hành Chương trình hành động cụ thể để thực hiện tốt hơn nữa công tác thu hút đầu tư nước ngoài.
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Bế mạc Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV: Đồng thuận, nhất trí cao
- ·Nhan sắc Việt xếp thứ 49
- ·Ukraine có thể tiếp tục thay hàng loạt quan chức cấp cao
- ·Thực hư Hoa hậu Lương Thuỳ Linh 'cạch mặt' Á hậu Phương Nhi
- ·Tìm hiểu về mối quan hệ Việt Nam và Uganda
- ·Màn trình diễn áo tắm của Á hậu Ngọc Hằng tại Hoa hậu Liên lục địa 2023
- ·Đỗ Lan Anh diễn bikini gợi cảm tại bán kết Hoa hậu Trái đất 2023
- ·Cuộc sống của Hoa hậu Ý Nhi ở Australia sau khi rời showbiz
- ·Từ tư duy sản xuất nông nghiệp đến kinh tế nông nghiệp
- ·Hoa hậu Diễm Hương: ‘Tôi sẽ giàu với nghề phun xăm’
- ·Giá xăng dầu hôm nay 10/7/2024: Xăng trong nước có thể tăng lần thứ 5 liên tiếp?
- ·Cuộc sống của Hoa hậu Ý Nhi ở Australia sau khi rời showbiz
- ·Hoa hậu Lê Hoàng Phương được fan Thái tặng bó hoa và đôi cánh bằng tiền
- ·Á hậu Lương Mỹ Kỳ phủ nhận tin đồn 'cạch mặt' Hương Giang
- ·Liên hợp quốc: Tăng trưởng kinh tế toàn cầu giảm tốc trong năm 2024
- ·Đoàn Thu Thuỷ diễn xướng hầu đồng 'Cô Đôi thượng ngàn' trước bán kết Miss Global
- ·Bị đồn rút khỏi showbiz, Hoa hậu Đỗ Thị Hà nói gì?
- ·91 tuổi, NSƯT Phi Điểu ngồi ghế giám khảo chấm thi Hoa hậu
- ·Để vụ lúa Đông Xuân 2023
- ·Hoa hậu Lê Âu Ngân Anh hé lộ cuộc sống 'bỉm sữa' sau khi sinh quý tử