【bxh tbna】Gánh nặng sản xuất nông nghiệp
Do đối mặt với nhiều khó khăn về thời tiết,ặngsảnxuấtnngnghiệbxh tbna giá cả thị trường... nên người trồng lúa của tỉnh đang chịu những áp lực về thị trường đầu ra, nguồn lợi nhuận và mùa vụ xuống giống cho vụ lúa Thu đông.
Lúa Hè thu bị đổ ngã, giá bán thấp đang gây nhiều thiệt hại cho nông dân.
Nhiều yếu tố bất lợi
Một trong những vấn đề lo lắng hiện nay của chính quyền địa phương và người trồng lúa trên địa bàn tỉnh là thị trường đầu ra hạt lúa. Bởi, cơ quan chức năng liên quan đến ngành hàng lúa gạo của Việt Nam vừa thông tin thị trường tiêu thụ lúa gạo của Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn trong 6 tháng đầu năm 2019, nhất là gạo cấp cao. Đặc biệt là thị trường nhập khẩu gạo tương đối lớn của Việt Nam là Trung Quốc và Bangladesh đang rất chậm so với những năm trước. Chính điều này dẫn tới giá lúa của vụ lúa Hè thu tại các tỉnh vùng ĐBSCL ở mức thấp khi đang vào vụ thu hoạch như hiện nay. Cụ thể tại Hậu Giang, các giống lúa thuộc nhóm lúa chất lượng trung bình như IR 50404 được thương lái cân lúa tươi, cắt máy tại ruộng dao động ở mức từ 3.500-4.100 đồng/kg, riêng nhóm giống lúa chất lượng cao như giống OM 5451 thì bán được giá từ 4.000-4.500 đồng/kg; bình quân giá bán đang giảm từ 500-700 đồng/kg so với cùng kỳ.
Đã thu hoạch xong gần 1ha lúa của gia đình cách nay không lâu (giống OM 5451), ông Nguyễn Văn Sỹ, ở ấp 4A, thị trấn Bảy Ngàn, huyện Châu Thành A, cho biết: Nhờ lấy tiền cọc sớm nên năm nay tôi bán lúa được giá 4.400 đồng/kg, riêng những bà con nhận tiền cọc sau thì chỉ còn 4.200-4.300 đồng/kg, nhưng lúc này thì giá còn thấp hơn. Trong khi vụ này năm trước, giá lúa Hè thu ở mức từ 4.800-5.000 đồng/kg, riêng những hộ thu hoạch đầu vụ thì bán được giá 5.500-5.600 đồngkg. Do giá lúa năm nay ở mức thấp, cộng với năng suất lúa không cao (từ 600-650 kg/công) nên sau khi trừ chi phí sản xuất thì hầu như nông dân chỉ huề vốn khi bán lúa xong”.
Theo ước tính của ngành nông nghiệp tỉnh thì giá thành sản xuất lúa của nông dân trên địa bàn tỉnh trong vụ lúa Hè thu này là 3.025 đồng/kg, còn giá thành chung của toàn vùng ĐBSCL vừa được Bộ Tài chính công bố là 3.075 đồng/kg. Như vậy, về mặt lý thuyết thì giá lúa mà nông dân bán hiện tại so với giá thành sản xuất thì vẫn đảm bảo bà con có lời. Tuy nhiên, trên thực tế thì nông dân không có lời vì năng suất lúa đang ở mức thấp, nhất là do ảnh hưởng của mưa dầm làm cho nhiều diện tích lúa bị đổ ngã, gây thất thoát trong thu hoạch và làm tăng chi phí thuê cắt. Trường hợp lúa bị đổ ngã nhiều nên nông dân không thể thu hoạch bằng máy mà chuyển sang cắt lúa bằng tay thì giá thành sản xuất có thể đội lên 4.000-4.200 đồng/kg.
Ông Trần Văn Điển, ở khu vực 4, phường V, thành phố Vị Thanh, thông tin: “6 công lúa của gia đình bị sập gần như toàn bộ nên khó có thể thu hoạch bằng máy mà chuyển sang cắt bằng tay. Tuy nhiên, giờ kiếm người cắt lúa rất khó khăn, nếu có thì họ đòi giá từ 700.000 đồng đến 1 triệu đồng/công mới chịu cắt lúa. Ngoài ra, nông dân còn phải trả thêm 400.000 đồng/công tiền thuê máy suốt và trâu kéo lúa bó. Trong khi năng suất lúa thì chỉ đạt 500-550 kg/công và thương lái không chịu mua lúa thu hoạch bằng tay, từ đó nông dân gặp khó khăn”.
Theo thống kê của ngành nông nghiệp tỉnh, do ảnh hưởng của mưa dầm trong thời gian qua nên toàn tỉnh hiện ghi nhận có hơn 2.100ha lúa Hè thu trong giai đoạn chín bị đổ ngã với tỷ lệ từ 10-80%, còn tỷ lệ thiệt hại về năng suất là từ 5-30%. Diện tích lúa bị đổ ngã do mưa dầm tập trung ở huyện Vị Thủy, huyện Phụng Hiệp, huyện Long Mỹ, thị xã Long Mỹ và thành phố Vị Thanh. Trước tình hình mưa dầm khả năng còn tiếp tục kéo dài trong những ngày tới do bị ảnh hưởng của vùng áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông nên diện tích lúa Hè thu trong giai đoạn trổ - chín bị đổ ngã sẽ còn tăng; đồng thời tình hình thu hoạch lúa của nông dân sẽ bị trì trệ do máy cắt không thể xuống ruộng cắt lúa vì trời mưa.
Ông Lê Văn Đời, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh, cho biết: Đơn vị đang khuyến cáo chính quyền địa phương, người dân tập trung gia cố đê bao, đặc biệt là những nơi có hệ thống đê bao khép kín, có lúa Hè thu bị đổ ngã thì khẩn trương bơm rút nước trên ruộng ra bên ngoài, hạn chế bông lúa tiếp xúc nước quá lâu sẽ ảnh hưởng đến chất lượng hạt lúa. Mặt khác, vận động bà con tiến hành bó những cây lúa bị đổ ngã thành chùm dựng đứng để hạn chế thất thoát khi thu hoạch, đồng thời tranh thủ lúc có nắng thì đưa máy cắt vào thu hoạch nhanh, hạn chế để lúa quá ngày cắt…
Dự báo khó đạt diện tích lúa Thu đông theo kế hoạch do nông dân không mặn mà canh tác vì yếu tố đầu ra.
Diện tích lúa Thu đông khó đạt
Nhằm đảm bảo an ninh lương thực cho vùng ĐBSCL và Quốc gia, hiện Bộ NN&PTNT khuyến cáo các tỉnh, thành vùng ĐBSCL tiếp tục đẩy mạnh sản xuất lúa Thu đông (lúa vụ 3) tại những nơi đảm bảo về điều kiện sản xuất như: có hệ thống đê bao khép kín, có trạm bơm… nhằm bơm thoát nước khi cần thiết. Ông Lê Thanh Tùng, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt, cho hay: Với ý nghĩa nhiều mặt về an ninh lương thực, xuất khẩu, hiệu quả kinh tế… nên những năm gần đây, lúa Thu đông cũng được xem là vụ sản xuất chính của năm. Trong đó, toàn vùng ĐBSCL đang duy trì diện tích lúa vụ 3 là 750.000ha và phấn đấu năm nay ổn định diện tích này.
Thực hiện theo chỉ đạo của Bộ NN&PTNT, vụ lúa Thu đông 2019, Hậu Giang đề ra kế hoạch xuống giống 37.000ha, phấn đấu đạt 39.000ha. Tuy nhiên, trước tình hình tiêu thụ lúa gạo gặp nhiều khó khăn, giá bán thấp và thời tiết dự báo không mấy thuận lợi nên nhiều địa phương trong tỉnh tỏ ra lo lắng sau khi nhận chỉ tiêu từ Sở NN&PTNT tỉnh về diện tích lúa Thu đông tại địa phương mình vì rất khó đạt. Ông Trương Văn Trí, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Vị Thủy, chia sẻ: Với tình hình tiêu thụ lúa và giá bán hiện tại thì nông dân Vị Thủy không mấy mặn mà để tiếp tục canh tác lúa vụ 3. Mặc dù vào thời điểm này, bà con đã xuống giống được hơn 6.000ha lúa Thu đông nhưng khả năng chỉ gieo sạ thêm được 6.000ha nữa là cao, trong khi Sở NN&PTNT tỉnh giao chỉ tiêu cho địa phương là hơn 13.000ha thì rất khó đạt. Tuy nhiên, địa phương sẽ cố gắng vận động người dân tăng diện tích gieo sạ, đồng thời tiếp tục kêu gọi doanh nghiệp thuê đất ruộng của nông dân bỏ trống để canh tác lúa vụ 3 vì hiện có một số doanh nghiệp đang làm việc này.
Giống như huyện Vị Thủy, ông Nguyễn Thế Tự, Phó phòng NN&PTNT huyện Phụng Hiệp, thông tin: Mọi năm, diện tích lúa Thu đông trên địa bàn huyện thường dao động từ 6.800-7.000ha và kế hoạch năm nay huyện duy trì ở mức 7.000ha (hiện đã xuống giống hơn 1.000ha). Tuy nhiên, Sở NN&PTNT tỉnh giao chỉ tiêu là 7.500ha nên đặt ra không ít khó khăn cho địa phương. Tuy nhiên, để bù đắp lại phần nào thiệt hại do dịch tả heo châu Phi gây ra, qua đây góp phần ổn định tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) cho khu vực I vào cuối năm của huyện nói riêng và của tỉnh nói chung, ngành nông nghiệp huyện sẽ cố gắng vận động người dân ở những vùng có đê bao kiên cố xuống giống lúa vụ 3 đạt kế hoạch tỉnh giao.
Ông Lê Văn Đời, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh, cho biết thêm: Dự báo GRDP khu vực I của ngành nông nghiệp sẽ khó đạt chỉ tiêu vào cuối năm do nhiều yếu tố đã và đang tác động như: dịch tả heo châu Phi gây nhiều thiệt hại, tình hình tiêu thụ mía không mấy sáng sủa dù chưa tới ngày thu hoạch… Do đó, một trong những giải pháp trọng tâm mà ngành đề ra là mở rộng diện tích sản xuất lúa Thu đông tại những vùng đảm bảo điều kiện canh tác nhằm bù đắp được phần nào những thiệt hại trên, cũng như góp phần đạt sản lượng lúa cả năm của tỉnh. Điều an tâm là toàn tỉnh có được 48.000ha lúa có hệ thống đê bao khép kín nên diện tích lúa vụ 3 theo kế hoạch là 37.000ha là có thể thực hiện được trước tình hình lũ lụt. Tuy nhiên, điều lo ngại của các địa phương là có cơ sở khi nông dân không mặn mà canh tác lúa Thu đông vì yếu tố giá cả và thời tiết, nhưng vì cái chung của ngành nên các địa phương cần nỗ lực để hoàn thành chỉ tiêu đề ra.
Đến thời điểm này, nông dân trên địa bàn tỉnh đã thu hoạch được hơn 20.000ha trong tổng số gần 78.100ha lúa Hè thu đã xuống giống, ước năng suất bình quân đạt 6,2 tấn/ha. Riêng vụ lúa Thu đông đã gieo sạ hơn 7.500ha, lúa đang ở giai đoạn mạ và đẻ nhánh, tập trung ở huyện Châu Thành A, Vị Thủy, Phụng Hiệp và thành phố Vị Thanh. |
Bài, ảnh: HỮU PHƯỚC
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Tình báo Mỹ: 'bom máy tính' qua mặt an ninh sân bay!
- ·Hải quan Cha Lo phối hợp bắt 41 hộp pháo hoa
- ·Thu trên 55,4 kg ma túy các loại trong tháng đầu năm 2024
- ·6 bộ hoàn thành kết nối thủ tục hành chính vào Cơ chế một cửa quốc gia
- ·7 tháng đầu năm Quảng Nam có 1.473.435 người tham gia B
- ·Thủy điện Buôn Kuốp tổ chức hội nghị người lao động năm 2023
- ·Giá vàng nhẫn quay đầu giảm, vàng miếng tiếp tục tăng
- ·Con 'hươu vàng' nửa tỷ ở Hà Tĩnh kiếm vài trăm triệu cho chủ mỗi năm
- ·Một gia đình ở Lai Châu bị người kích điện bắt giun gây hư hại 10ha vườn chuối
- ·Móng Cái: Tạm dừng thông quan hàng tinh bột sắn qua Lối mở Km 3+4
- ·Từ ngày 11/2/2017 bắt đầu chuyển đổi mã vùng điện thoại
- ·Ngành công nghiệp "xanh hóa" để tăng tính cạnh tranh
- ·TP. Hồ Chí Minh: Hoàn thuế gần 100 tỷ đồng cho du khách nước ngoài
- ·Lãi 7.400 tỷ đồng, Thaco có nợ phải trả khoảng 4,4 tỷ USD
- ·MacBook của Apple tương lai có thể sẽ không còn bàn phím
- ·Nhiều hoạt động truyền cảm hứng trên chuyến xe ‘Tiến bước sống đầy’ của FWD
- ·Quốc Cường Gia Lai tiếp tục vay người trong ban lãnh đạo hàng trăm tỷ đồng
- ·Giá xăng dầu hôm nay 18/5: Bật tăng trở lại Brent vượt 76 USD/thùng
- ·Tài xế xe chở cát liều lĩnh tông vào xe CSGT khi bị lập biên bản
- ·Bản tin Podcast tổng hợp tuần 3 tháng 8/2022 (Từ ngày 8/8 đến 14/8)