【bxh nha 2】Chủ động phòng ngừa dịch hại cây điều
Chủ động chăm sóc vườn
Niên vụ 2018-2019,ủđộngphogravengngừadịchhạicacircyđiềbxh nha 2 2 ha điều của gia đình anh Đoàn Văn Toán ở thôn Bù Rên, xã Bù Gia Mập được chăm sóc, tỉa cành, tạo tán, bón phân đúng quy trình nên cho năng suất bình quân 1,5 tấn/ha. Năm nay thời tiết diễn biến thuận lợi hơn nhưng anh cũng không chủ quan. Thời điểm này, anh Toán đã dọn xong vườn, tỉa cành, tạo tán và rải vôi khử trùng để sâu bệnh không có nơi trú ẩn. “Đặc điểm của cây điều là ra bông nhiều đợt, do đó sau những cơn mưa trái mùa rất dễ phát sinh nấm, bệnh và các loại sâu bọ tấn công gây khô cành, khô bông. Thường xuyên thăm vườn sẽ kịp thời phát hiện và xử lý sâu bệnh, hạn chế tối đa lây lan mầm bệnh sang cây khác” - anh Toán cho biết.
Nông dân xã Long Hà (Phú Riềng) được tập huấn, hướng dẫn các biện pháp chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh hại cây điều giai đoạn 1
Huyện Phú Riềng có hơn 20.000 ha điều cho thu hoạch. Từ đầu năm đến nay, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện phối hợp các xã tổ chức 12 lớp tập huấn kỹ thuật chăm sóc cây điều đợt 1 với hơn 800 hộ tham gia. Nông dân được cán bộ trung tâm hướng dẫn kỹ thuật xử lý ra bông đồng loạt; cách phòng trị một số loại bệnh hại thường gặp trên cây điều; hướng dẫn phun rửa đọt bông nếu gặp phải những cơn mưa trái vụ... Mục tiêu đợt 1 xử lý sạch mầm bệnh; đợt 2 xử lý ra bông, đậu trái; đợt 3 dưỡng trái non đến khi thu hoạch. Thạc sĩ Lê Đức Trường, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Phú Riềng, khuyến cáo: Niên vụ điều 2019-2020, nông dân cần lưu ý một số loại sâu bệnh hại cây điều, như bọ xít muỗi, bệnh thán thư, bọ vòi voi, sâu róm đỏ... Trong đó, bệnh thán thư đang gây hại trên diện tích 136 ha; 421 ha bị bọ xít muỗi tấn công; 224 ha bị bọ vòi voi đục chồi gây hại; 12 ha bị sâu đo gây hại; sâu róm đỏ gây hại 64 ha... chủ yếu ở mức độ nhẹ.
Ông Đỗ Trọng Cương ở thôn 4, xã Long Hà, huyện Phú Riềng cho biết: Tôi chủ động chăm sóc vườn từ sớm chứ không đợi đến kỳ ra bông và tích cực tham gia các buổi hội thảo, tập huấn, tìm hiểu rõ từng loại sâu, bệnh để chọn thuốc phòng trị phù hợp. Tôi còn thường xuyên theo dõi vườn, kịp thời phát hiện dấu hiệu bất thường; cắt bỏ những cành bị nấm bệnh, sâu đục thân; tăng cường phân bón lá kích thích ra bông, đậu trái... theo sự hướng dẫn của kỹ sư nông nghiệp. Mong vụ điều năm nay được mùa, được giá.
Mùa điều trước, nông dân Đồng Phú kém vui vì năng suất thấp, một số diện tích bị khô, hạt non cháy đen và rụng, có cây hầu như không ra trái. Nguyên nhân do thời điểm xử lý ra bông, đậu trái, cây điều liên tiếp gặp mưa trái mùa. Mặc dù nông dân đã áp dụng các biện pháp phun xịt, nhưng những cơn mưa vẫn làm trái điều nhỏ, hạt bị teo. Cây nào đậu trái thì chất lượng hạt giảm, không sáng bóng nên thương lái thu mua với giá thấp. Do đó, việc thường xuyên thăm vườn, dọn cành, đốt lá khô và tích cực kiểm tra tình hình sâu, bệnh hại... là những công việc được bà Hoàng Thị Tường ở ấp 5, xã Tân Hưng, huyện Đồng Phú quan tâm thực hiện thời điểm này.
“Vụ trước, gia đình chủ động đầu tư phân bón, phun thuốc để điều ra bông, đậu trái sớm vì thu hoạch sớm hạt to và đẹp thường bán được giá cao, nhưng gặp thời tiết bất lợi nên đành chịu. Thời điểm này, cây điều rụng lá già, ra chồi non và trổ bông, tôi đã phun 1 đợt phân bón lá để kích thích rụng lá già, ra lá non và bổ sung chất dinh dưỡng cho cây; thường xuyên tham gia các lớp tập huấn để có thêm kỹ thuật ứng phó với tác động xấu của thời tiết ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và năng suất cây điều” - bà Tường chia sẻ.
Chăm sóc quyết định năng suất và sản lượng
Cây điều ra bông, đậu trái bắt đầu từ tháng 11 kéo dài tới tháng 3 năm sau, rộ nhất vào tháng 1 và 2. Bông điều thụ phấn chủ yếu nhờ côn trùng, nếu gặp mưa, sương mù, nhất là sương muối thì phấn không bung ra được, dẫn đến tỷ lệ đậu trái rất thấp. Cây điều đang bước vào giai đoạn rụng lá, đâm chồi non. Do đó, việc bảo vệ đọt non, chồi bông trong giai đoạn này có ý nghĩa quyết định đến năng suất vụ mùa.