【ty le macao】Tận dụng cơ hội từ EVFTA: Không chỉ ở trên giấy
Đó là chia sẻ của ông Ngô Chung Khanh - Phó Vụ trưởng Vụ Đa biên (Bộ Công Thương) tại Hội thảo “Nhận diện cơ hội kinh doanh - đầu tư trong bối cảnh EVFTA dự kiến sớm được thông qua”,ậndụngcơhộitừEVFTAKhôngchỉởtrêngiấty le macao diễn ra tại Hà Nội vào ngày 10/7.
“Không có con đường nào trải toàn hoa đẹp”
Việc ký kết EVFTA và EVIPA chính là dấu mốc quan trọng trong quan hệ giữa hai bên. Tuy nhiên, đây mới chỉ là bước đi đầu tiên. Hai bên vẫn còn phải trải qua một bước nữa để đưa 2 hiệp định vào thực thi. Ông Ngô Chung Khanh cho biết, ngay sau khi ký kết, Bộ Công Thương đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho phép triển khai quy trình phê chuẩn. Tuy nhiên, để triển khai quy trình phê chuẩn, Bộ Công Thương sẽ phải đánh giá tác động đối với hiệp định này để làm cơ sở trình lên Quốc hội xem xét.
Hiện nay, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã đánh giá xong về tác động kinh tế, thương mại của Việt Nam. Bộ Tư pháp cũng gần hoàn tất đánh giá về mặt pháp luật của hiệp định này.
Với Việt Nam, theo đúng quy trình quy định tại Luật Điều ước, Chính phủ sẽ trình bộ hồ sơ xin phê chuẩn sang Chủ tịch nước và Chủ tịch nước quyết định việc trình ra Quốc hội để xin phê chuẩn 2 hiệp định.
Với EU, quy trình phê chuẩn có sự khác biệt giữa EVFTA và EVIPA. Cụ thể, EVFTA chỉ cần Nghị viện châu Âu phê chuẩn là có thể có hiệu lực ngay. Phía EU gọi đây là hiệu lực “tạm thời” bởi sau đó, về nguyên tắc EVFTA vẫn phải được Nghị viện các nước thành viên EU phê chuẩn. Còn EVIPA lại khác, phải được cả Nghị viện châu Âu và Nghị viện của tất cả các nước thành viên thông qua thì mới có hiệu lực thực thi.
Chính vì vậy, theo ông Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), hành trình EVFTA là hành trình đầy gian nan để chinh phục đỉnh cao. Việt Nam cần bắt đầu hành trình này với đầy đủ cảm xúc và quyết tâm tiến lên phía trước.
“Nếu coi EVFTA là cuộc hôn nhân, mà mọi cuộc hôn nhân dù đẹp nhưng không chỉ có màu hồng. Nếu coi EVFTA là 1 bông hoa đẹp, có nhiều gai. Và là con đường, thì không có con đường nào trải toàn hoa đẹp. Con đường đi đến thịnh vượng không chỉ có hoa thơm cỏ ngọt mà còn có mồ hôi, nước mắt và đắng cay”- ông Vũ Tiến Lộc nhấn mạnh.
Thực tế, để đi từ ký kết, phê chuẩn và thực thi sẽ là một quá trình đòi hỏi sự nỗ lực rất nhiều từ hai bên. Cả hai bên đều mong muốn được phê chuẩn trong thời gian sớm nhất và kỳ vọng bức tranh đẹp nhất năm 2020 sẽ có hiệu lực với EVFTA.
Tuy nhiên, vấn đề đặt ra, đó là chỉ trong thời gian ngắn, Việt Nam đón nhận “mưa” tin mừng là ngày 14/1/2019, Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái bình Dương (CPTPP) chính thức có hiệu lực, và đến ngày 30/6/2019, Hiệp định EVFTA và EVIPA được ký kết, chưa kể, sắp tới Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) có khả năng kết thúc đàm phán và đi đến ký kết và nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA) trước đó Việt Nam đã ký kết… liệu Việt Nam có thể hấp thụ cùng một lúc nhiều FTA lớn và tận dụng cơ hội một cách hiệu quả?
“Hiện, số lượng FTA khổng lồ đang đến với Việt Nam. Điều này được ví như, chúng ta đang bổ sung nhiều thang thuốc bổ” - ông Ngô Chung Khanh đặt vấn đề và cho rằng, sẽ có hai khả năng xảy ra, nếu cơ thể đủ khỏe, hấp thụ tốt sẽ rất tốt. Ngược lại, nếu cơ thể không tốt, vô hình chung, quá nhiều thuốc bổ ấy lại lợi bất cập hại.
Trong khi đó, “mức độ cam kết và cách thức cam kết của các hiệp định khác nhau. Ví dụ cam kết trong CPTPP là cam kết chọn - bỏ, cam kết EVFTA là cam kết chọn - cho, RCEP chọn - cho trước, 5 năm sau chọn - bỏ.Điều này sẽ tạo áp lực cho các cơ quan quản lý và cả DN để hiểu rõ các cam kết của hiệp định” - ông Ngô Chung Khanh lo ngại.
Ông Ngô Chung Khanh - Phó Vụ trưởng Vụ Đa biên phát biểu tại hội thảo |
Duy trì sự chủ động trong quá trình thực thi
Để thực thi Hiệp định và tận dụng tốt cơ hội, theo ông Ngô Chung Khanh, cần phải chủ động, chủ động và chủ động trong việc thực thi hiệp định này. Thực tế, sự chủ động là câu chuyện “biết rồi khổ lắm nói mãi”.
Lấy dẫn chứng từ CPTPP, ông Ngô Chung Khanh cho biết, khi Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định thực thi Hiệp định CPTPP, Thủ tướng đã yêu cầu các bộ, ngành, cơ quan địa phương phải xây dựng Kế hoạch hành động gửi về Bộ Công Thương tổng hợp. Tuy nhiên, đến ngày 20/3, mới chỉ có ý kiến 10 bộ ngành và 33 tỉnh, thành phố gửi về Bộ Công Thương. Và đến nay, vẫn Bộ Công Thương vẫn chưa nhận đầy đủ Kế hoạch hành động của các bộ, ngành các địa phương.
“Kế hoạch hành động chính là tận dụng cơ hội, triển khai những điều mong muốn để biến lợi ích thành hiện thực. Nếu EVFTA cũng tiếp cận như vậy thì những trình bày về cơ hội, lời hay ý đẹp chỉ tồn tại trên giấy” - ông Ngô Chung Khanh lo ngại.
Vì vậy, theo vị Phó Vụ trưởng Vụ Đa biên, không nên coi CPTPP và EVFTA trong vòng vài tháng, mong có sự phối hợp VCCI để “xới” liên tục, gây tiếng vang, sức ép không chỉ với DN mà còn cơ quan quản lý nhà nước.
Ông Vũ Tiến Lộc cũng chia sẻ thêm, hiện VCCI cũng đã thỏa thuận với Hiệp hội doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (Eurocharm), bộ, ngành có chương trình cụ thể để hướng dẫn, định hướng DN trong việc thúc đẩy cải cách thể chế, và nâng cao năng lực của DN.
Về phía DN, các vị chuyên gia tại hội thảo đều cho rằng, DN cần chuẩn bị ngay để tận dụng cơ hội càng nhanh càng tốt, duy trì lợi thế càng lâu càng tốt, vì EVFTA có thời gian cắt giảm thuế quan rất ngắn, rất nhiều mặt hàng chúng ta có cơ hội vào EU tốt với thuế suất bằng 0%. Hiện các đối thủ trong khu vực như Trung Quốc, Thái Lan, Myanmar, Malaysia... chưa có FTA với EU, nhưng điều đó không phải là mãi mãi vì họ cũng sẽ tiếp cận FTA với thị trường này. Do vậy, DN Việt Nam phải nhanh chóng tận dụng và duy trì lợi thế này càng sớm càng tốt. Bên cạnh đó, DN cũng cần chuẩn bị kỹ lưỡng, quan tâm chi tiết hơn, sát hơn với thực tiễn. Đặc biệt, phải xây dựng chiến lược kinh doanh hợp lý để tận dụng tối đa lợi thế từ nhiều FTA lớn có hiệu lực.
“Cuối cùng là cần chủ động, chủ động và chủ động của chính DN để có thể tận dụng cơ hội từ hiệp định tốt hơn” - ông Ngô Chung Khanh nhấn mạnh.
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Chứng khoán Mỹ, Trung Quốc có phiên mở đầu năm mới tồi tệ
- ·Hướng dẫn sử dụng ngân sách giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế
- ·Diễn viên 70 tuổi đóng phim hành động nặng đô đến sao trẻ cũng phải sợ
- ·Đường sắt mở bán vé tàu khách phục vụ người dân dịp nghỉ lễ 30/4
- ·Infographics: Năm 2024, bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 6.391 nghìn tỷ đồng
- ·Hoạt động của WTO năm 2012 và tham gia của Việt Nam
- ·VN hỗ trợ Lào phát triển trồng cây công nghiệp
- ·Nghệ sĩ cải lương Ngọc Đáng qua đời sau hôn mê nguy kịch
- ·Ngành Công Thương nỗ lực bứt phá, đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế
- ·Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố lịch thi tốt nghiệp THPT 2023
- ·Tỉ lệ bồi thường quá thấp, có nên bắt buộc mua bảo hiểm xe máy?
- ·Tăng hiệu quả ứng phó biến đổi khí hậu từ nguồn lực tài chính và hợp tác quốc tế
- ·Danh sách các trung tâm đăng kiểm tại Hà Nội và các địa phương lân cận đang hoạt động
- ·Cuốn sách đầu tiên tại Việt Nam phát hành về chủ đề NFT
- ·Văn hóa Việt lên ngôi trong Lễ hội Ánh sáng phương Đông
- ·Bỏ showbiz sang Mỹ: Kasim Hoàng Vũ sống sung túc trong căn nhà 207m2
- ·Vợ Chi Bảo tiết lộ kế hoạch đám cưới tại Hà Nội
- ·Diễn viên bị ghét nhất 'Lối về miền hoa' mặc đồ lót phụ nữ khi gặp 'sự cố'
- ·Bốn phụ kiện Bluetooth nổi bật vì tiện dụng và thời trang
- ·Bằng chứng tố quản lý nói dối về tai nạn của sao 'Chiếc lá cuốn bay